Các quan niệm về kiểm toán nội bộ
Cho đến nay có khá nhiều quan niệm khác nhau về kiểm toán nội bộ (KTNB), chẳng hạn nhƣ:
Theo Hiệp hội kế toán viên công chứng Anh ACCA , “Kiểm toán nội bộ là hoạt động đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm soát nội bộ để quản trị rủi ro một cách hiệu quả theo khẩu vị rủi ro của đơn vị”[47]. Quan niệm này cho thấy đối tƣợng của kiểm toán nội bộ chính là toàn bộ hệ thống kiểm soát trong đơn vị, với vai trò là quản trị rủi ro.
Griffiths (2006) có bày tỏ quan điểm “Kiểm toán nội bộ cung c p ý kiến độc lập và khách quan đến nhà quản lý của một tổ chức quản trị rủi ro ở mức ch p nhận được” [62, tr.15]. Trong khái niệm này, ta thấy:
Độc lập có nghĩa là các hoạt động kiểm toán nội bộ nên đƣợc đặt bên ngoài hệ thống phân cấp quản lý bình thƣờng, tốt nhất là chịu trách nhiệm điều hành của cấp cao nhất trong doanh nghiệp, trực tiếp báo cáo với Chủ tịch Ủy ban kiểm toán. Bên cạnh đó, KTNB phải nằm ngoài quy trình cũng nhƣ hoạt động đƣợc kiểm toán và có quyền chủ động trong công việc của mình tại bất cứ phòng ban nào.
Khách quan nghĩa là ý kiến của KTNB không phụ thuộc vào nhà quản lý của mình. Ý kiến phải đƣợc dựa trên sự kiện kiểm chứng, không thiên vị và không chịu bất kì sự can thiệp nào.
Ý kiến: Đây là từ quan trọng trong định nghĩa. Mục tiêu của kiểm toán nội bộ là thông báo với quản lý và thông qua họ tới các bên liên quan về việc rủi ro đang đƣợc quản lý ở mức độ nào.
Có thể nói, định nghĩa của Griffiths khá đơn giản và cung cấp mối quan hệ rõ ràng giữa mục tiêu của tổ chức, kiểm soát nội bộ và mục tiêu của KTNB.
Còn theo Ủy ban Chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ đảm bảo Quốc tế IAASB , trong chuẩn mực kiểm toán số 610 [65] về “Sử dụng công việc của kiểm toán nội bộ” có quan niệm: “Kiểm toán nội bộ là một chức năng của tổ chức thực hiện các hoạt động đảm bảo và tư vấn để đánh giá và cải thiện tính hiệu quả của quy trình quản trị, quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ của đơn vị”. Với quan niệm này, kiểm toán nội bộ đã không chỉ dừng lại ở riêng đối tƣợng là hệ thống kiểm soát, mà còn hƣớng tới tƣ vấn, đảm bảo cho quy trình quản trị và quản lý rủi ro của tổ chức, đồng thời nhấn mạnh chức năng tƣ vấn là chức năng quan trọng nhất của kiểm toán nội bộ.
Nhắc đến kiểm toán nội bộ thì không thể không đề cập tới IIA, Viện kiểm toán nội bộ, đƣợc thành lập từ năm 1941 khi một nhóm các nhà kiểm toán nội bộ muốn thành lập một tổ chức chuyên môn có thể đại diện cho nghề nghiệp của mình và đến nay đã trở thành một tổ chức quốc tế có thể đáp ứng đƣợc trông đợi của các kiểm toán viên nội bộ toàn cầu. Qua các thời kỳ, IIA đã nhiều lần giới thiệu các khái niệm về kiểm toán nội bộ, qua đó có thể thấy sự thay đổi của kiểm toán nội bộ song hành cùng sự phát triển của quản trị doanh nghiệp.
Năm 1944, IIA cho rằng KTNB là “hoạt động đánh giá độc lập trong một tổ chức về công tác kế toán, tài chính và các công tác khác của tổ chức đó. Hoạt động KTNB được xem như là các dịch vụ mang tính bảo vệ và xây dựng hỗ trợ cho ban giám đốc”. IIA cho rằng kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp là hoạt động đƣa ra các đánh giá độc lập về công tác tài chính kế toán để hỗ trợ cho Ban giám đốc, tức là làm cánh tay phải cho nhà quản lý trong việc nhận xét về tính trung thực hợp lý của các thông tin kế toán. Thực ra việc làm này là không cần thiết và có phần trùng lặp với công việc của kiểm toán độc lập và cũng chƣa bao quát đƣợc nhiều hoạt động trong doanh nghiệp.
Hơn ba mƣơi năm sau, vào năm 1978, IIA chỉ ra “KTNB là một chức năng thẩm định độc lập được thiết lập bên trong một tổ chức để kiểm tra và đánh giá các hoạt động của tổ chức đó, với tư cách là một sự trợ giúp đối với tổ chức đó. Đó là một loại hình kiểm soát được thực hiện bằng cách kiểm tra và đánh giá sự đầy đủ và tính hiệu lực của các loại hình kiểm soát khác. Mục tiêu của KTNB là giúp đỡ cho các thành viên của tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả nhiệm vụ. Để đạt được mục tiêu này, KTNB cung cấp cho các thành viên của tổ chức các phân tích, thẩm định, kiến nghị, tư vấn và các thông tin liên quan tới các hoạt động đang được xem xét. Mục tiêu kiểm toán bao gồm việc đề xuất khung kiểm soát hiệu quả ở mức chi phí hợp lý” [66]. Nhƣ vậy, kiểm toán nội bộ đã chuyển từ chỉ quan tâm tới hoạt động tài chính kế toán sang đánh giá, kiểm tra các hoạt động kinh doanh của tổ chức đó.
Tháng 6/1999, IIA đã cung cấp một định nghĩa mới khá toàn diện về loại hình nghề nghiệp này, trong đó coi “KTNB là hoạt động đảm bảo và tư vấn mang tính độc lập, khách quan được thiết lập nhằm tạo ra giá trị gia tăng và cải thiện hoạt động của một tổ chức. KTNB giúp cho tổ chức đạt được các mục tiêu của mình thông qua việc tạo ra một cách tiếp cận có hệ thống, có tính kỷ luật để đánh giá, nâng cao hiệu quả của quy trình quản trị doanh nghiệp, quy trình kiểm soát và việc quản lý rủi ro” [67]. Có thể coi định nghĩa năm 1999 của IIA về kiểm toán nội bộ là một định nghĩa bản lề, then chốt mô tả đƣợc tất cả mục tiêu, bản chất, phạm vi cần thiết của kiểm toán nội bộ, trong đó có thể làm rõ định nghĩa trên nhƣ sau:
– Độc lập: Kiểm toán nội bộ không thể tồn tại nếu nó không thực sự độc lập. Các chức năng kiểm toán cần phải đứng ngoài các hoạt động kinh doanh để xem xét, đánh giá mới có thể mang lại kết quả khách quan cao nhất.
– Đảm bảo và tư v n: Đây chính là sự thay đổi lớn lao về vai trò của kiểm toán nội bộ. Kiểm toán nội bộ có thể cung cấp tƣ vấn và hỗ trợ đối với quản lý doanh nghiệp một cách phù hợp nhất.
– Là một “hoạt động” độc lập, khách quan, vì vậy kiểm toán nội bộ không nhất thiết phải đƣợc thành lập trong một tổ chức mà có thể thuê các KTV bên ngoài để thực hiện hoạt động KTNB.
– Được thiết lập nhằm tạo giá trị gia tăng: Kiểm toán nội bộ hƣớng đến khách hàng và hiểu rõ nhu cầu của một tổ chức, hƣớng đến lợi ích của tổ chức hơn là những mục tiêu bí ẩn của riêng mình. Việc làm gia tăng giá trị cho tổ chức luôn đƣợc đặt ra xuyên suốt từ lãnh đạo của bộ phận kiểm toán và thể hiện trong toàn bộ quá trình kiểm toán.
– Cải thiện hoạt động của tổ chức: Đạt đƣợc điều này là do kiểm toán nội bộ luôn tiến hành những cải tiến liên tục. Các kiểm toán viên phải cố gắng để làm cho mọi việc tốt hơn chứ không đóng vai trò là ngƣời điều tra và xử lý vi phạm. Thậm chí, nếu trƣởng kiểm toán không chứng minh đƣợc vai trò của kiểm toán nội bộ đối với tổ chức thì cũng có rất ít lý do để duy trì dịch vụ này.
– Giúp tổ chức đạt được mục tiêu của mình: Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ đƣợc thiết lập vững chắc xung quanh mục tiêu của tổ chức.
– Cách tiếp cận có tính kỷ luật và tính hệ thống: kiểm toán nội bộ có một hệ thống chuẩn mực chuyên nghiệp và có thể thực hiện công việc với chất lƣợng dịch vụ cao nhất. Là một hoạt động chuyên tƣ vấn và đảm bảo, chuẩn mực thực hành kiểm toán nội bộ của IIA số 2040 yêu cầu: các Trƣởng kiểm toán phải xây dựng chính sách và quy trình để hƣớng dẫn hoạt động kiểm toán.
– Đánh giá, nâng cao hiệu quả: kiểm toán nội bộ tập trung vào việc cải thiện tổ chức và một phần quan trọng chính là đánh giá. Kiểm toán nội bộ sẽ sắp xếp các phát hiện trong quá trình kiểm toán để tiến hành đánh giá để tiến tới một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt nhất. Nếu hoạt động kiểm tra, giám sát trong đơn vị chỉ dừng lại ở việc thực hiện một số câu hỏi, kiểm tra một số dữ liệu khiến kết quả không thuyết phục thì ngƣợc lại kiểm toán nội bộ phải tiến hành đánh giá một cách chính thống để thực hiện các bƣớc hỗ trợ và cải thiện hoạt động của tổ chức.
– Hiệu quả: Hiệu quả là một khái niệm mấu chốt khi nhà quản lý xây dựng mục tiêu và hệ thống kiểm soát nội bộ. Sự phức tạp đằng sau khái niệm hiệu quả rất lớn, chính vì vậy khi đƣa vấn đề này vào định nghĩa, thì tầm bao quát của kiểm toán nội bộ trở nên rất rộng.
– Quy trình quản trị doanh nghiệp, quy trình kiểm soát và việc quản lý rủi ro: Ba vấn đề có liên quan này khẳng định vai trò của kiểm toán nội bộ. Một tổ chức nếu không phát triển ba hệ thống này một cách lành mạnh thì không thể tồn tại trong dài hạn. Kiểm toán viên nội bộ là chuyên gia duy nhất có thể cải thiện đƣợc quy trình quản trị, kiểm soát và quản lý rủi ro nhằm đạt đƣợc các mục tiêu sau:
+ Tăng cƣờng đạo đức và các giá trị cốt lõi trong doanh nghiệp.
+ Đảm bảo hoạt động của tổ chức hiệu quả và minh bạch.
+ Truyền thông hiệu quả về rủi ro và kiểm soát tới các bộ phận thích hợp trong tổ chức
+ Điều phối mối quan hệ giữa ban quản lý, kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ và hội đồng quản trị.
Có thể dễ dàng tìm thấy định nghĩa đƣợc dịch ra 40 thứ tiếng này trên website chính thức của IIA [97]. Do tính chất bao quát đầy đủ các vấn đề nhƣ vậy nên đến nay, định nghĩa này đã đƣợc chấp nhận sử dụng khá rộng rãi và ngay cả Uỷ ban Basel về giám sát Ngân hàng cũng sử dụng ở tác phẩm “Kiểm toán nội bộ trong ngân hàng, mối quan hệ của cơ quan giám sát với các kiểm toán viên” [52, trg 2]. Bản thân NCS cho rằng định nghĩa này đã thể hiện đƣợc tinh thần của kiểm toán nội bộ, từ nội dung hoạt động cho đến ý nghĩa, vai trò, cho thấy sự thành lập bộ phận này là xu hƣớng tất yếu và đáp ứng nhu cầu khách quan ở mỗi đơn vị nên hoàn toàn có thể chấp nhận nhƣ một định nghĩa kinh điển về kiểm toán nội bộ.
Các quan niệm về kiểm toán nội bộ
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Quy tắc đạo đức và ứng xử của kiểm toán nội bộ – Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ
Pingback: Chuẩn mực kiểm toán nội bộ - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Cơ cấu tổ chức bộ máy của kiểm toán nội bộ tại NHTM - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Nội dung kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng thương mại - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Quy trình kiểm toán nội bộ - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Khái niệm hoàn thiện Kiểm toán nội bộ trong ngân hàng – Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ