Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước

Trường đại học

Mục lục

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước

Các yếu tố vĩ mô

Như trên đã phân tích, quản lý chi NSNN là một bộ phận trong quản lý: xét theo nghĩa rộng, quản lý chi NSNN là việc sử dụng NSNN làm công cụ quản lý hệ thống xã hội. Điều đó nói lên, quản lý phải luôn phù hợp với hệ thống xã hội đó, tức là xã hội phát triển như thế nào, thì hệ thống quản lý phải phù hợp với trình độ phát triển, đặc thù của xã hội đó. Quản lý không thể tách rời hạ tầng kinh tế xã hội, các yếu tố chính trị, đặc thù văn hoá…

Ở một đất nước mà trình độ phát triển kinh tế thấp thì không thể áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến bởi bản thân nền kinh tế đó không thể tạo ra và đòi hỏi những yếu tố vượt quá bản thân mình, cụ thể là khó tạo ra được cả một bộ máy có năng lực vượt trội để tạo ra và vận hành hệ thống quản lý cao hơn hẳn trình độ phát triển của xã hội đó, và nếu có thì cũng không phù hợp với nền kinh tế vốn không có nhu cầu áp dụng bởi phương pháp quản lý đó không khả thi.

Các nước phát triển nền kinh tế thị trường, sản xuất hàng hoá phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế, phân công lao động xã hội ở mức cao thì để cho nền kinh tế phát triển nhịp nhàng, đúng mục đích, đòi hỏi phải có công cụ quản lý mới hiện đại thích ứng với nền kinh tế thị trường nhiều biến động, nhất là yếu tố bên ngoài do hội nhập tác động thì công cụ dự báo cần dài hơi hơn, chính xác và liên tục cập nhật, đáp ứng được yếu tố động của nền kinh tế. Ví dụ không thể sử dụng kế hoạch cố định 5 năm của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước kia mà cần sử dụng công cụ kế hoạch trượt để thường xuyên cập nhật những biến động, giúp cho kế hoạch có tính khả thi, sống động hơn.

Tương tự như vậy, mục tiêu của kinh tế thị trường là hiệu quả, điều đó tác động và đòi hỏi chọn công cụ quản lý đánh giá được hiệu quả và đặt hiệu quả là mục tiêu của quản lý.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Vị trí chi ngân sách nhà nước trong hoạt động quản lý kinh tế[/message]

Mặt khác, tính chất của nền kinh tế thị trường là cạnh tranh, đòi hỏi phương pháp quản lý phải đưa ra được những phương tiện đo lường để so sánh lựa chọn sản phẩm địch vụ tốt hơn để đáp ứng cho xã hội.

Như vậy, có thể thấy rằng tính chất, trình độ phát triển kinh tế xã hội, mục tiêu phát triển nền kinh tế là những nhân tố hết sức quan trọng tác động đến quản lý nói chung và quản lý chi NSNN nói riêng.

Nhân tố chính trị cũng có tác động lớn, ví dụ các nước có mô hình tổ chức bộ máy khác nhau thì việc lựa chọn phương pháp quản lý như phân cấp NSNN cũng khác nhau. Các nước tổ chức bộ máy nhà nước TW, địa phương thì NSNN được tổ chức thống nhất. Các rước tổ chức bộ máy Bang và liên Bang thì NSNN được tổ chức tương ứng và tính độc lập cao hơn giữa NS liên Bang và NS Bang. Thể chế chính trị ảnh hưởng đến hệ thống pháp luật trong đó có luật quản lý NS, vai trò quyết định NSNN thuộc về việc tổ chức bộ máy chính trị và thuộc về những người có thẩm quyền trong bộ máy đó.

Ngoài ra yếu tố văn hoá, đặc thù chính trị cũng ảnh hưởng nhất định đến lựa chọn phương pháp, công cụ quản lý.

Đặc thù các khoản chi ngân sách

NSNN đảm bảo kinh phí hoạt động cho các ngành, lĩnh vực với phạm vi rộng lớn từ bộ máy nhà nước các cấp đến phát triển kinh tế, y tế, giáo dục, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng… Mỗi lĩnh vực lại có những đặc thù khác nhau đòi hỏi công tác quản lý chi phải có phương pháp và hình thức quản lý khác nhau, có như vậy mới đạt được mục tiêu quản lý.

Đặc điểm thứ hai của chi NSNN là kết thúc một khoản chi được quyết toán mà không phải hoàn trả khoản đã quyết toán. Nói một cách khác là người được sử dụng khoản chi NSNN không phải hoàn trả trực tiếp, việc hoàn trả diễn

ra gián tiếp dưới dạng thuế, phí và tương đối độc lập với quá trình trên. Đặc điểm nây tạo tâm lý phía người hưởng lợi do khoản chi mang lại chỉ biết tiếp nhận và không cần xem xét trách nhiệm của mình đối với khoản chi đó, điều có thể xảy ra là khoản chi sẽ được sử dụng mà không cần tính toán đến hiệu quả. Đặc điểm này đặt ra yêu cầu đối với công tác quản lý NSNN là cần có công cụ đánh giá hiệu quả sử dụng NSNN, hạn chế tối đa thất thoát, lãng phí.

Chi NSNN khác với các khoản chi ngoài NSNN là luôn gắn với quyền lực bởi quỹ NSNN là của Nhà nước, được Nhà nước sử dụng để đảm bảo hoạt động của bộ máy thực hiện chức năng nhiệm vụ và là công cụ điều tiết nền kinh tế theo mục đích của mình. Điều đó thể hiện quyền năng của Nhà nước đối với NSNN, ngân sách thực sự là của Nhà nước để giải quyết công việc Nhà nước cần tham gia mà không một tổ chức cá nhân nào có thể làm được. Để thực sự là công cụ hữu hiệu thì NSNN phải bám sát chủ trương chính sách kinh tế ngân sách của Nhà nước trong từng thời kỳ, NSNN phải chuyển những chính sách đó thành hiện thực thông qua nguồn đầu tư đã được bố trí, đồng thời NSNN phải hướng chính sách kinh tế ngân sách vào mục tiêu phát triển theo đúng quy luật khách quan. Môi áp đặt chủ quan có thể dẫn đến sự ra đời của những chính sách phi kinh tế, thậm chí đi ngược lại quy luật; việc tổ chức thực hiện ngân sách nếu không được đảm bảo bằng bộ máy và cơ chế vận hành tốt dẫn đến lãng phí, kém hiệu quả bởi vì ngân sách phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí chủ quan của người ban hành chính sách và quyết định, tổ chức thực hiện ngân sách.

Cơ chế quản lý tài chính

Cơ chế quản lý nói chung là tổng thể phương pháp, hình thức tác động lên một hệ thống, liên kết phối hợp hành động giữa các thành viên trong hệ thống nhằm đạt mục tiêu của quản lý.

Tương tự như vậy, cơ chế quản lý tài chính được hiểu là hệ thống các hình thức, phương pháp quản lý tài chính trong một giai đoạn nhất định.

Cơ chế quản lý tài chính bao gồm những nội dung chủ yếu như sau:

– Các hình thức là phương pháp tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, phân phối các nguồn tài chính.

– Bộ máy quản lý tài chính.

– Hệ thống các văn bản về chính sách pháp qui tài chính:

Tác động của cơ chế tài chính đến công tác quản lý chi NSNN được thể hiện như sau:

– Cơ chế quản lý tài chính tạo hành lang pháp lý, giúp cho quá trình hình thành, tạo lập, sử dụng các nguồn lực tài chính phục vụ tất cả các lĩnh vực NSNN phải đảm bảo.

– Cơ chế quản lý tài chính là công cụ điều phối các nguồn lực, đảng bảo hài hoà, cân đối và công bằng hợp lý trong chi NSNN.

– Cơ chế quản lý tài chính giúp thực hiện nguyên tắc tiết kiệm, hạn chế tình trạng sử dụng NSNN lãng phí, thất thoát, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN.

– Cơ chế quản lý tài chính giúp việc tổ chức bộ máy, đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho bộ máy đó hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Công tác kiểm tra, kiểm toán

Công tác kiểm tra là hoạt động không thể thiếu trong quản lý, là một bộ phận cấu thành của quy trình quản lý.

Yêu cầu và cơ sở khách quan của công tác kiểm tra là chức năng giám đốc tài chính, chức năng vốn có của phạm trù tài chính. Thực hiện công tác kiểm tra chính luận dụng chức năng giám đốc tài chính thông qua hoạt động của chủ thể quản lý để thực hiện mục tiêu quản lý.

Tuy nhiên, công tác kiểm tra muốn đạt hiệu quả thì phải tuân thủ những nguyên tắc:

Nguyên tắc tuân thủ pháp luật: Hệ thống pháp luật đấy đủ, cụ thể là môi trường pháp lý cho hoạt động kinh tế xã hội nói chung và ngân sách nói riêng, đồng thời là căn cứ quan trọng nhất để thông qua công tác kiểm tra, có thể đánh giá chất lượng, hiệu quả, và những vi phạm trong hoạt động ngân sách. Việc tuân thủ pháp luật nhằm đảm bảo tính độc lập, phát huy hiệu lực của công tác kiểm tra.

Nguyên tắc công khai, khách quan, chính xác: Thực hiện nguyên tắc này cho phép đánh giá đúng thực trạng của công tác quản lý, xử lý vi phạm đúng người, đúng việc và lam cho công tác kiểm tra có tác dụng thiết thực.

Nguyên tắc toàn diện, thường xuyên và động viên đông đảo quần chúng tham gia: Tính toàn diện thể hiện ở chỗ kiểm tra tài chính tất cả các hoạt động liên quan đến ngân sách, mọi nơi, mọi lĩnh vực, mọi đơn vị sử dụng ngân sách. Tính thường xuyên thể hiện ở chỗ công tác kiểm tra được thực hiện định kỳ sau từng khoảng thời gian nhất định và kể cả kiểm tra đột xuất khi cần thiết. Mặt khác công tác kiểm tra muốn đạt hiệu quả thì cần động viên đông đảo quần chúng tham gia nhằm phát huy quyền làm chủ của người dân trong quản lý tài chính, thực hiện công khai hoạt động tài chính.

Nguyên tắc hiệu lực và hiệu quả trong công tác kiểm tra tài chính: kết luận sau kiểm tra phải được xử lý kịp thời và kiểm tra vừa có tác dụng phòng ngừa, vừa giúp sửa chữa thiếu sót, khuyết điểm nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý. Tính hiệu quả thể hiện ở chỗ, sau kiểm tra, tình hình ở đơn vị trở nên tết hơn, ngân sách được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và pháp luật được tuân thủ.

Trình độ của cán bộ quản lý: Có thể nói quản lý là sản phẩm của con người, do con người tạo ra nhằm hướng hoạt động đến mục tiêu định sẵn, cũng chính con người là nhân tố trung tâm của quản lý, vì vậy con người quyết định sự thành công cũng như quyết định chất lượng của công tác quản lý.Trình độ của bộ máy quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến việc đề ra biện pháp quản lý, tổ chức thực hiện công tác quản lý xử lý thông tin và cuối cùng là ra quyết định quản lý. Như vậy, không ai khác chính là con người được giao nhiệm vụ quản lý, được trang bị kiến thức quản lý tiên tiến sẽ là nhân tố quan trọng, quyết định chất lượng của công tác quản lý ngân sách.

Tóm lại, công tác quản lý chi ngân sách chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, với mức độ khác nhau. Điều cơ bản là thấy được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố để có thể lựa chọn giải pháp thích hợp để đạt mục tiêu.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?