Vị trí chi ngân sách nhà nước trong hoạt động quản lý kinh tế
Trong tất cả mọi lĩnh vực của hoạt động kinh tế xã hội nói chung, để đảm bảo hoạt động bình thường, đều phải có vai trò của con người tác động vào. Những tác động mang tính tất yếu đó gọi là quản lý. Hay thực chất của quản .lý là thiết lập và tồ chức thực hiện hệ thống các phương pháp và biện pháp, tác động một cách có chủ.định tới các đối tượng quan tâm nhằm đạt được kết quả nhất định.
Quản lý chi ngân sách nhà nước (NSNN) là một bộ phận trong công tác quản lý ngân sách nhà nước và cũng là một bộ phận trong công tác quản lý nói chung. Xét theo nghĩa rộng, quản lý chi NSNN là việc sử dụng NSNN làm công cụ quản lý hệ thống xã hội thông qua các chức năng vốn có; theo nghĩa hẹp, quản lý chi ngân sách nhà nước là quản lý các đầu ra của ngân sách nhà nước thông qua các công cụ và quy định cụ thể.
Quản lý chi ngân sách nhà nước giữ một vị trí đặc biệt quan trọng bởi ngân sách nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống các khâu tài chính, bảo đảm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước, điều tiết vĩ mô nền kinh tế để thực hiện các mục tiêu chiến lược của quốc gia. Quản lý chi ngân sách nhà nước góp phần quan trong để ngân sách nhà nước phát huy được vai trò chủ đạo đó và ngân sách nhà nước thực sự trở thành công cụ hữu hiệu hướng tới mục tiêu đã định…
Vị trí quan trọng của công tác quản lý chi ngân sách nhà nước được thể hiện rõ nét thông qua quá trình định hướng, hoạch định chính sách, ban hành cơ chế, tiêu chuẩn, định mức để thực hiện chức năng vốn có của ngân sách.
Với chức năng ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí cho bộ máy nhà nước hoạt động thì công tác quản lý chi NSNN cần hướng tới và phải đạt được,đó là, chính sách chi cho bộ máy đáp ứng cải cách hành chính, góp phần làm trong sạch bộ máy, đặt quyền và trách nhiệm trong mối quan hệ ràng buộc nhau. Quản lý chi NSNN giúp cho ngân sách được sử dụng minh bạch, tiền tệ hoá các khoản chi chủ yếu gắn với lương, đảm bảo tái sản xuất sức lao động, đủ nuôi sống bản thân và gia đình, tạo cơ sở để xây dựng hệ thống bộ máy hành chính trong sạch đang được đón nhận rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Việc tính toán lương là một khoản lớn trong chi hành chính gắn với năng lực, hiệu suất làm việc, khuyến khích người có tài, đặc biệt ở những lĩnh vực đòi hỏi trình độ chuyên môn cao và trách nhiệm xã hội lớn, các lĩnh vực liên quan đến dân, nhạy cảm, có thể nảy sinh tham nhũng. Hệ thống chi hành chính trong cơ chế thị trường được kiểm soát chặt chẽ thông qua các công cụ quản lý như công cụ quản lý sản phẩm đầu ra đối với dịch vụ công do bộ máy nhà nước cung cấp các kế hoạch trung hạn cũng được huy động để xác định gói ngân quỹ cho phép dự báo khả năng đáp ứng chi bộ máy hành chính và trong đó yếu tố tiền lương được coi là quan trọng nhất.
Với chức năng đảm bảo kinh phí cho quản lý xã hội, thoả mãn nhu cầu phát triển y tế, văn hoá, giáo dục…, bằng hệ thống các chính sách, giải pháp, Nhà nước có thể thực hiện ý chí của mình ở chỗ quyết định quy mô đầu tư, chỉ ra lĩnh vực cần tập trung chỉ đạo, ưu tiên đầu tư, nâng cao chất lượng và hiệu quả của khoản chi đó thông qua cơ cấu chi ngân sách nhà nước, có thể thấy chính sách của Nhà nước ưu tiên cho lĩnh vực nào, ngành nào, nhìn chung Nhà nước ngày càng can thiệp sâu vào các lĩnh vực Thông qua công cụ chi ngân sách nhà nước, tạo nên ảnh hưởng và tác động sâu sắc tới sự phát triển từng ngành, lĩnh vực và góp phần tạo môi trường cạnh tranh cho các thành phần kinh tế cùng cung cấp dịch vụ, tạo nguồn địch vụ phong phú đa đảng, đáp ứng đầy đủ mọi thu cầu ngày càng đa dạng cho phép người dân tự do lựa chọn.
Với chức năng chi ngân sách đóng vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường, thông thường, Nhà nước sử dụng chi ngân sách nhà nước như công cụ tác động vào phát triển kinh tế khi cần thiết, đối với ngành, lĩnh vực chiến lược cần ưu tiên song các tổ chức kinh tế tư nhân không muốn làm thì xuất hiện Nhà nước với vai trò nhà tài trợ nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối, hài hoà.
Trong nền kinh tế thị trường, khi kinh tế càng phát triển, nguồn ngân sách càng dồi dào hơn thì càng được Chính phủ sử dụng như một công cụ linh hoạt, có hiệu quả đối với điều tiết vĩ mô về tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp, việc làm, khắc phục tình trạng chênh lệch giữa các vùng miền, xoá đói giảm nghèo, tăng phúc lợi xã hội và giải quyết các vấn đề quan trọng trong tiến trình toàn cầu hoá. Việc tác động vào nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu của Nhà nước dựa trên chức năng vốn có ngân sách thể hiện rõ vị trí và vai trò của chủ thể hay còn gọi là hiệu quả của công tác quản lý chi ngân sách nhà nước.
Vị trí chi ngân sách nhà nước trong hoạt động quản lý kinh tế
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Các mô hình tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Căn cứ phân cấp quản lý ngân sách nhà nước - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ