Khái niệm về tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận về phát triển kinh tế. Việc nghiên cứu tăng trưởng kinh tế ngày càng có hệ thống và hoàn thiện hơn. Chúng ta cùng thừa nhận rằng, tăng trưởng không đồng nghĩa với phát triển, tuy nhiên tăng trưởng lại là điều kiện cần, điều kiện tiên quyết cho phát triển.
Nhận thức đúng đắn về tăng trưởng kinh tế và ứng dụng có hiệu quả những kinh nghiệm về nghiên cứu, hoạch định chính sách tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng. Mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới là tăng trưởng và phát triển kinh tế, nó là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của từng quốc gia. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển trong quá trình theo đuổi mục tiêu tiến kịp và hội nhập với các nước phát triển. Chính vì vậy vấn đề nhận thức đúng đắn về tăng trưởng kinh tế và sử dụng có hiệu quả những kinh nghiệm về nghiên cứu, hoạch định chính sách tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng và cần thiết.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập đạt được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) của một quốc gia (hoặc địa phương). Sự gia tăng này được biểu hiện ở quy mô và tốc độ. Tăng trưởng kinh tế có thể biểu thị bằng số tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hoặc số tương đối (tỷ lệ tăng trưởng). Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu người.
Lịch sử phát triển kinh tế cho thấy, mỗi quốc gia, tuỳ theo quan niệm khác nhau của các nhà lãnh đạo đã lựa chọn những con đường phát triển khác nhau. Nhìn một cách tổng thể, có thể hệ thống sự lựa chọn ấy theo 3 con đường: con đường tăng trưởng nhanh; coi trọng vấn đề bình đẳng; công bằng xã hội và phát triển toàn diện.
Xem thêm: Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Trước đây, các nước tư bản thường lựa chọn mục tiêu tăng trưởng mạnh, tăng trưởng nhanh cho con đường phát triển kinh tế. Những định hướng, động lực, phương thức và các giải pháp đều ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng nhanh mà không mấy quan ngại đến các hiệu ứng tiêu cực lên các vấn đề xã hội và môi trường, môi sinh. Hay nói cách khác, theo cách lựa chọn này họ tập trung phần lớn nguồn lực vào các chính sách đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng mà bỏ qua các nội dung xã hội. Các vấn đề về bình đẳng, công bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống chỉ được đặt ra khi đạt được một mức tăng trưởng kinh tế/thu nhập cao nhất định. Dưới góc độ thuần tuý về kinh tế, đây là mô hình thực nghiệm hiệu quả cho sự khởi sắc kinh tế với tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân rất cao.
Tuy vậy, cũng từ những mô hình thực nghiệm này đã minh chứng cho những hệ quả xấu, trở thành hệ luỵ cho sự phát triển các thế hệ sau; một mặt cùng với quá trình tăng trưởng nhanh, sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng gay gắt, các nội dung về nâng cao chất lượng cuộc sống thường không được quan tâm, một số giá trị văn hoá, lịch sử truyền thống bị phá huỷ. Mặt khác, việc chạy theo mục tiêu tăng trưởng nhanh trong ngắn hạn là nguyên nhân cơ bản của sự lãng phí và dẫn đến cạn kiệt tài nguyên, vấy bẩn môi trường sinh thái. Sự lựa chọn của một số nước như Brazil, Mexico, Malaysia, Indonesia, Philipin…là những minh chứng sinh động cho thực tiễn này.
Ngược lại, có một số quốc gia thực hiện mô hình nhấn mạnh vào bình đẳng và công bằng xã hội trước. Theo đó, các nguồn lực phát triển, phân phối thu nhập cũng như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, văn hoá được quan tâm và thực hiện theo phương thức dàn đều, bình quân cho mọi ngành, mọi vùng và các tầng lớp dân cư trong xã hội. Đây là mô hình mà các nước đi theo xã hội chủ nghĩa đã thực hiện, trong đó có Việt Nam.
Cho đến nay, chúng ta đã nhận diện được hai câu chuyện là những tác động cản đối với quá trình thực hiện mô hình này; thứ nhất, nền kinh tế thiếu các động lực cần thiết cho sự tăng trưởng nhanh, mức thu nhập bình quân đầu người thấp, nền kinh tế lâu khởi sắc và ngày càng trở nên tụt hậu so với mức chung của thế giới. Các chỉ tiêu xã hội thường chỉ đạt cao về mặt số lượng mà có thể không đảm bảo về chất lượng. Thứ hai, sự phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý, tối ưu là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của mô hình này. Tuy nhiên, trên thực tế thực hiện được điều này là vô cùng khó khăn, và cho đến nay gần như chưa một quốc gia nào đạt được, bởi nó không chỉ mang nặng tính cơ chế mà còn các vấn đề quan trọng khác liên quan như con người, nhận thức, và các quy chuẩn cần thiết.
Khái niệm về tăng trưởng kinh tế
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Mô hình phản ánh quan hệ giữa tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Quan điểm chất lượng tăng trưởng công nghiệp trong điều kiện Việt Nam - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Những quan điểm cơ bản về tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế - Luận Án Tiến Sĩ
Pingback: Những quan điểm cơ bản về tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ
Pingback: Các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ