Tổng quan vấn đề nghiên cứu về tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử

Khái niệm hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu

Mục lục

Tổng quan vấn đề nghiên cứu về tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử

1. Các nghiên cứu ngoài nước về tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử

Vấn đề tăng trưởng kinh tế đã được nhiều nhà nghiên cứu phát triển qua nhiều giai đoạn với những sự khác biệt nhất định về quan điểm. Nhìn chung, các lý thuyết đã nghiên cứu cho rằng: tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập hay sản lượng được tính cho toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Tăng trưởng kinh tế có thể biểu thị bằng số tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hoặc số tương đối (tỷ lệ tăng trưởng). Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ.

Theo đó, mô hình của Hagen đã nhấn mạnh vào các yếu tố phi kinh tế là cơ sở gây ra những biến đổi và tăng trưởng trong nhiều ngành lĩnh vực, mô hình của Harrod Dorma thì nhấn mạnh đến yếu tố vốn, Parker nhấn mạnh đến nguồn lực, Schumpeter và Solow lại nhấn mạnh đến yếu tố công nghệ, Rosentein và Rodan thì cho rằng vấn đề quy mô là quan trọng, còn Solrltz thì lại chú ý đến việc đầu tư cho nguồn nhân lực. Mô hình của Rostow cũng giúp cho chúng ta phân tích rõ nét hơn về các giai đoạn tăng trưởng [52]. Mỗi mô hình tăng trưởng đều có những cách tiếp cận và luận giải có cơ sở khoa học của mình. Điều này chứng tỏ vấn đề tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng đang là vấn đề rất phức tạp.

Bên cạnh những mô hình lý thuyết còn có những mô hình thực nghiệm mà nhiều nước đang phát triển đã áp dụng thành công trong những thập kỷ qua. Người ta chia các chiến lược tăng trưởng của ngành theo nhiều loại khác nhau. Các chiến lược tăng trưởng khép kín và các chiến lược tăng trưởng mở. Các chiến lược tăng trưởng khép kín đều có xu thế lấy thị trường trong nước và các nguồn lực trong nước làm cơ sở thúc đẩy sự tăng trưởng. Các chiến lược tăng trưởng mở nhằm hướng hoạt động sản xuất kinh doanh ra thị trường quốc tế và khuyến khích đầu tư nước ngoài. Mỗi loại đều có thuận lợi và những cản trở nhất định trong quá trình tăng trưởng. Ngày nay, hầu hết các nước đang phát triển và kể cả các nước phát triển đều áp dụng kết hợp hoặc chuyển tiếp và hỗ trợ cả hai cách tiếp cận về chất lượng tăng trưởng.

Xuất phát từ yêu cầu khách quan của phát triển kinh tế xã hội, các nghiên cứu về chất lượng tăng trưởng bắt đầu xuất hiện cuối những năm 90, trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu về tăng trưởng đã có.
Thomas, Dailami và Dhareshwar (2004) cho rằng: chất lượng tăng trưởng được thể hiện trên hai khía cạnh: tốc độ tăng trưởng cao cần được duy trì trong dài hạn và tăng trưởng cần phải đóng góp trực tiếp vào cải thiện một cách bền vững và xoá đói giảm nghèo [55].

Theo Lucas (1993), Sen (1999), Stiglitz (2000), cùng với quá trình tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng biểu hiện tập trung ở các tiêu chuẩn chính sau: (I) yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) cao, đảm bảo cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng dài hạn và tránh được những biến động bên ngoài; (II) tăng trưởng phải đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; (III) tăng trưởng đi kèm với phát triển môi trường bền vững; (IV) tăng trưởng hỗ trợ cho thể chế dân chủ luôn đổi mới, đến lượt nó thúc đẩy tăng trưởng ở tỷ lệ cao hơn; (V) tăng trưởng phải đạt được mục tiêu cải thiện phúc lợi xã hội và xoá đói giảm nghèo [53].

2. Các nghiên cứu trong nước

Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tăng trưởng kinh tế như: tăng trưởng kinh tế các ngành, tăng trưởng kinh tế vùng, miền, địa phương, tăng trưởng kinh tế xã hội… Chính sách đổi mới kinh tế – xã hội cho phép chuyển hướng quản lý từ cơ chế tập trung, quan liêu sang cơ chế phi tập trung, định hướng thị trường. Bài toán chất lượng tăng trưởng trong cơ chế mới được đặt ra theo cách tiếp cận mới.

Trong cuốn “Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” GS.TS. Nguyễn Văn Nam và PGS.TS. Trần Thọ Đạt tổng hợp sáu quan điểm chất lượng tăng trưởng kinh tế và xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá tăng trưởng và chất lượng kinh tế như: tổng giá trị sản xuất hay còn gọi giá trị sản xuất công nghiệp (GO – Gross Output), tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross Domestic Product), giá trị gia tăng VA, tổng thu nhập quốc dân (GNI – Gross National Income), thu nhập bình quân đầu người… và một số các tiêu chí định tính như: xóa đói giảm nghèo, phúc lợi xã hội, công bằng xã hội, môi trường môi sinh [18]…

Báo cáo đề tài nghiên cứu “Chất lượng tăng trưởng kinh tế – một số đánh giá ban đầu cho Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Tuệ Anh và Lê Xuân Bá cũng đã đưa ra quan điểm riêng về chất lượng tăng trưởng kinh tế và tập trung vào ba vấn đề: (i) hình thái đầu tư vào hình thành tài sản vốn vật chất và vốn con người, (ii) nhận dạng mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam, chú trọng vào vốn con người và phân tích diễn biến bất bình đẳng về phân phối thu nhập [2].

Báo cáo đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Khảo sát, đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành dệt may Việt Nam” của PGS.TS Ngô Kim Thanh và Hồ Tuấn cũng đã tổng hợp những lý luận cơ bản về tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng, ứng dụng cho khung phân tích ngành dệt may, phân tích các nhân tố tác động đến chất lượng tăng trưởng; tài chính, nguồn nhân lực, công nghệ, tài nguyên, chính trị, xã hội, văn hóa [34]…

Tổng quan vấn đề nghiên cứu về tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Tổng quan vấn đề nghiên cứu về tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử

  1. Pingback: Bài học cho Việt Nam nhằm phát triển ngành công nghiệp điện tử | luanantiensiaz

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?