Khái niệm tăng trưởng kinh tế

tạo động lực cho người lao động

Khái niệm tăng trưởng kinh tế

Nghiên cứu tăng trưởng kinh tế là nghiên cứu về khả năng của các nền kinh tế trong việc sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ. Tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là sự gia tăng mức sản xuất của nền kinh tế theo thời gian.

Tốc độ tăng trưởng nhanh có thể làm cho một quốc gia nghèo đuổi kịp và vượt qua quốc gia giàu hơn mình. Những nước tăng trưởng nhanh, thu nhập bình quân đầu người được nâng cao sẽ tạo điều kiện cho xã hội phát triển, đời sống vật chất và văn hoá của công chúng có cơ được tăng lên. Ngược lại, một nước tăng trưởng chậm, thu nhập thấp thì sẽ phải đương đầu với những mâu thuẫn liên miên trong quá trình chọn lựa các mục tiêu. Điều đó lý giải vì sao tất cả các quốc gia đều quan tâm đến vấn đề tăng trưởng.

Theo Douglass C.North và Robert paul Thomas (1973) đã kết luận rằng “tăng trưởng kinh tế xảy ra nếu sản lượng tăng nhanh hơn dân số”. Trong khi đó Hendrik Van den Berg cho rằng “Tăng trưởng kinh tế là tăng phúc lợi cả con người”.

Theo Simon Kuznets (1966) cho rằng “Tăng trưởng kinh tế của một nước là sự tăng lâu dài về khả năng cung cấp ngày càng tăng các mặt hàng kinh tế đa dạng cho số dân của mình, khả năng ngày càng tăng này dựa trên công nghệ tiên tiến và những điều chỉnh về thể chế và hệ tư tưởng mà nó đòi hỏi ….”. Ông cũng cho rằng “Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng bền vững về sản phẩm tính theo đầu người”.

Theo Paul Athony Samuelson cho rằng “Tăng trưởng kinh tế là sự mở rộng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay sản lượng tiềm năng của một nước. Nói cách khác, tăng trưởng diễn ra khi đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) của một nước dịch chuyển ra phía ngoài”.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng[/message]

Tăng trưởng kinh tế là động lực thúc đẩy phát triển, là nhân tố quan trọng hàng đầu và điều kiện vật chất để giải quyết các vấn đề xã hội. Tăng trưởng theo chiều rộng chủ yếu dựa vào tăng số lượng các yếu tố như lao động giản đơn giá rẻ, vốn, đất đai, công nghệ thấp… thì không thể phát triển bền vững và khó thực hiện tốt các chính sách xã hội. Phát triển bền vững đòi hỏi phải tăng trưởng theo chiều sâu, chủ yếu dựa vào các nhân tố tăng sức sản xuất của lao động xã hội, như nâng cao trình độ của người lao động, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, cải tiến tổ chức và quản lý sản xuất, tăng hiệu suất của tư liệu lao động và tận dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường.

Nhờ đó tăng năng suất lao động xã hội tăng nhanh giá trị gia tăng, nên có nhiều sản phẩm và dịch vụ để nâng cao mức sống của người dân.

Khái niệm tăng trưởng kinh tế

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

4 thoughts on “Khái niệm tăng trưởng kinh tế

  1. Pingback: Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Khái niệm về tăng trưởng kinh tế - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  3. Pingback: Tính hai mặt của tăng trưởng kinh tế - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  4. Pingback: Chất lượng tăng trưởng kinh tế - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?