Mô hình phản ánh quan hệ giữa tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế

nguồn nhân lực

Mô hình phản ánh quan hệ giữa tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế

Từ những quan điểm trên, có thể thấy chất lượng tăng trưởng là một khái niệm mang nhiều phần định tính. Nó phản ánh nội dung bên trong của quá trình tăng trưởng, biểu hiện ở phương thức, mục tiêu và hiệu ứng đối với môi trường chứa đựng quá trình tăng trưởng ấy. Khác với chất lượng tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng phản ánh mặt ngoài của quá trình tăng trưởng, thể hiện ở mức độ số lượng lớn nhỏ, nhanh hay chậm của việc mở rộng quy mô.

Tốc độ tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng là hai mặt của một vấn đề, có quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Tăng trưởng kinh tế về mặt lượng thường diễn ra trước và là điều kiện tiền đề để thúc đẩy chất lượng tăng trưởng kinh tế. Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng bền vững và hiệu quả, đến lượt nó, góp phần tạo ra nhiều của cải, tăng thu nhập…lại tạo điều kiện bổ sung nguồn lực cho chu kỳ sản xuất sau và thúc đẩy việc tăng trưởng về mặt lượng. Trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau và tuỷ theo sự lựa chọn mô hình phát triển khác nhau mà vị trí của mặt số lượng và mặt chất lượng được đặt khác nhau. Ba mô hình tăng trưởng sau đây có thể luận giải quan hệ giữa tăng trưởng với chất lượng tăng trưởng và dẫn luận cho việc lựa chọn và áp dụng mô hình tăng trưởng cho từng quốc gia.

Mô hình tăng trưởng trì trệ: Nền kinh tế có thể đạt tăng trưởng trong một giai đoạn ngắn nhưng tốc độ tăng có xu hướng giảm dần, dẫn đến trì trệ và khó duy trì tăng trưởng lâu dài. Mô hình tăng trưởng loại này thường không bền vững. Nguyên do căn bản là đầu tư quá thấp vào hình thành các loại tài sản vốn và hiệu quả đầu tư công rất thấp. Nền kinh tế có thể rơi vào vòng luẩn quẩn do tăng trưởng thấp dẫn đến thiếu nguồn lực để đầu tư, thấp nhất là vào vốn con người và vốn tài nguyên… Kết quả của mô hình này là vừa không duy trì được tăng trưởng, không tăng phúc lợi và không thực hiện được mục tiêu xóa đói nghèo. Mô hình này thường gặp ở các nước đang phát triển mà trong nhiều năm chỉ số phát triển không được cải thiện.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Khái niệm về tăng trưởng kinh tế[/message]

Mô hình tăng trưởng bị bóp méo: Tăng trưởng có được chủ yếu dựa vào khai thác quá mức vốn tài nguyên, trợ cấp vốn vật chất một cách rộng rãi bằng nhiều biện pháp như miễn thuế, nợ thuế, ưu đãi vốn và tín dụng… Trong khi đó đầu tư vào vốn con người và công nghệ – kỹ thuật lại chậm. So với mô hình trên, mô hình tăng trưởng bị bóp méo tốt hơn cho người nghèo và cải thiện phúc lợi tốt hơn. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của mô hình này là việc đầu tư thiên lệch, quá chú trọng ưu tiên đầu tư vốn vật chất thông qua các chính sách ưu đãi vốn và tăng đầu tư công. Với mô hình này, tăng trưởng có thể đạt được chừng nào mà Nhà nước vẫn có khả năng duy trì các khoản trợ cấp vốn vật chất. Nhưng, trong dài hạn nền kinh tế sẽ phải đối mặt với những méo mó về cơ cấu và hệ quả là tăng trưởng không bền vững, đặc biệt đối với các nước nghèo có quy mô ngân sách nhỏ và quản lý đầu tư không hiệu quả. Do nguồn lực dành cho các ưu đãi này chiếm một tỷ trọng lớn của ngân sách nên có thể làm giảm nguồn lực để đầu tư vào các loại tài sản khác. Tuy nhiên, tác động của các ưu đãi này thường là nhỏ, mang tính ngắn hạn và không đóng góp nhiều vào tăng năng suất. Trong nhiều trường hợp, ưu đãi đầu tư vốn vật chất còn làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành và của nền kinh tế.

Mô hình tăng trưởng bền vững: Các loại tài sản vốn được hình thành và đầu tư cân đối, không bị bóp méo. Đầu tư của Nhà nước chú trọng tới các lĩnh vực tạo tác động lan tỏa, tích cực tới cả nền kinh tế như đầu tư cho giáo dục, y tế và bảo vệ vốn tài nguyên. Theo mô hình này, vốn con người là một trọng tâm của chính sách đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình phổ biến, tiếp thu và đổi mới công nghệ. So với hai mô hình trên, tăng trưởng theo mô hình này đạt mục tiêu tăng phúc lợi và xóa đói nghèo. Tốc độ tăng trưởng không nhất thiết quá cao nhưng có thể duy trì trong dài hạn nhờ vào sự đầu tư và hình thành hài hòa, cân đối, không méo mó các loại tài sản vốn. Các nền kinh tế tiến tới mô hình tăng trưởng này thường có một chính phủ khá trong sạch và quản lý hiệu quả.
Như vậy, tăng trưởng chủ yếu dựa vào nguồn vốn vật chất thì không thể bền vững. Hầu hết các nước đang phát triển đã áp dụng mô hình 1 và 2, đầu tư cho vốn nhân lực và vốn tài nguyên ở mức thấp. Nếu như các nước đang phát triển chỉ đầu tư vào khu vực công với tỷ lệ thấp, thì nguồn đầu tư đó không ảnh hưởng tới năng suất và chỉ có tác dụng đối với tăng trưởng ở mức độ vừa phải hoặc trong khoảng thời gian ngắn. Mô hình thứ ba đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng tăng trưởng: tăng năng suất nhân tố tổng hợp TFP, tăng trưởng thân thiện với môi trường, tăng trưởng có sự đổi mới thiết chế dân chủ và cuối cùng là phúc lợi xã hội được nâng cao. Đó là mô hình mà nhiều quốc gia phát triển đang theo đuổi.

Thực hiện mô hình tăng trưởng đạt được tất cả các chỉ tiêu về chất lượng tăng trưởng là vấn đề khó khăn đối với các nước đang phát triển. Một số nước đã phải chịu những tổn thất về môi trường, thể chế chính trị mất dân chủ nhưng ưu tiên cho mục tiêu tỷ lệ tăng trưởng cao. Đối với các nước nghèo, tăng trưởng kinh tế cao một mặt làm tăng thu nhập bình quân đầu người, mặt khác làm giảm tỷ lệ người nghèo đói và có thể thoát khỏi nguy cơ tụt hậu trong quá trình phát triển. Lịch sử kinh tế thế giới đã chỉ ra rằng, ít có quốc gia nào đạt được các mục tiêu tăng trưởng trọn vẹn theo các tiêu chuẩn nêu trên. Sự thần kỳ Đông Á cũng chỉ tồn tại trong khoảng thời gian 2 đến 3 thập kỷ, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, tỷ lệ nghèo đói giảm, đầu tư vào vốn nhân lực ở mức cao, nhưng sự quản lý của chính phủ yếu kém, mất dân chủ trong hoạt động kinh tế, vốn vật chất tăng nhanh nhưng TFP không tăng đáng kể. Hậu quả là các nước này rơi vào khủng hoảng [28].

Nhiều quốc gia đang phát triển đã thay đổi thứ tự ưu tiên các mục tiêu phát triển trong thập kỷ 90. Ưu tiên cho tốc độ tăng trưởng kinh tế cao được thay thế bằng mục tiêu nâng cao chất lượng tăng trưởng. Chuyển hướng ưu tiên có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nếu những mục tiêu ưu tiên đó là đúng. Hầu hết các kết quả nghiên cứu gần đây đều khẳng định: Để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế dài hạn ổn định phải đầu tư mức cao hơn cho nguồn vốn con người và R&D.

Lựa chọn mô hình phát triển là công việc hết sức quan trọng, mỗi quan điểm ủng hộ cho một vài mục tiêu phát triển và chỉ thích hợp trong thời kỳ nhất định. Tuy nhiên, khi lựa chọn mô hình, cần phải xem xét đồng thời cả các chỉ tiêu số lượng và chất lượng tăng trưởng đã nêu ở trên, bởi vì mối quan hệ giữa chúng là rất chặt chẽ.

Mô hình phản ánh quan hệ giữa tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?