Khái niệm tài sản công

Khái niệm tài sản công

Bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào một trong các nguồn lực của mình là tài sản quốc gia. Đó là tất cả những tài sản do các thế hệ thành viên của quốc gia tạo ra hoặc thu nạp được và các tài sản do thiên nhiên ban tặng cho con người. Trong phạm vi một đất nước, tài sản quốc gia có thể thuộc sở hữu riêng của từng thành viên hoặc nhóm thành viên hoặc là sở hữu chung của tất cả thành viên trong cộng đồng quốc gia; đó là tài sản công – tài sản nhà nước; đa phần các quốc gia đều quan niệm TSC là tài sản thuộc về nhà nước (State Assets hoặc Public Property hoặc National Property). Tỷ trọng tài sản công trong tổng số tài sản quốc gia lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào quan hệ sản xuất đặc trưng của các hình thái kinh tế – xã hội ở các giai đoạn lịch sử của mỗi nước.

Ở Pháp,“Tài sản quốc gia được hiểu là toàn bộ tài sản và quyền hạn đối với động sản và bất động sản thuộc về Nhà nước” (Điều L.1 Bộ luật Tài sản nhà nước năm 1998).

Ở Việt Nam, Điều 53 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là TSC thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Do đó, theo điều 197 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu: “Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản”, thì Nhà nước mới có quyền định đoạt TSC. Tiếp đó, Điều 205 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về sở hữu riêng và tài sản thuộc sở hữu riêng: Điều 207 quy định sở hữu chung và các loại sở hữu chung. Các Điều từ 198 đến 202 quy định về thực hiện quyển sở hữu toàn dân đối với tài sản công, Điều 203 quy định về quyền của cá nhân, pháp nhân đối với việc sử dụng, khai thác TSC. Các Điều từ 208 đến 236 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với các loại tài sản: Vô chủ, tài sản không xác định được chủ; tài sản bị chôn giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc bị thất lạc; trong đó có một phần tài sản được xác lập thuộc về Nhà nước (Tài sản công). Điều 3, Luật quản lý, sử dụng TSC năm 2017 nêu: TSC là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: TSC phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.

Từ những căn cứ pháp luật hiện hành, có thể đưa ra khái niệm về tài sản công như sau: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Nội hàm của tài sản được thể hiện trên ba nội dung hết sức cơ bản như sau: (1) Ở mọi chế độ xã hội, đều tồn tại TSC là các tài sản thuộc sở hữu của mọi thành viên của quốc gia mà Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu. Nói một cách khác, Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu của tài sản công, nhưng Nhà nước lại không trực tiếp quản lý, sử dụng TSC, Nhà nước giao TSC cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, sử dụng; do đó, nhà nước phải tổ chức quản lý việc sử dụng TSC bằng một hệ thống các chính sách, chế độ, công cụ, biện pháp quản lý và có bộ máy quản lý để đảm bảo việc sử dụng tài sản công tiết kiệm, hiệu quả, đem lại lợi ích cho toàn dân.

(2) Trong khái niệm TSC đã bao hàm đầy đủ các loại tài sản mà ở tất cả các chế độ khác nhau đều có như tài sản có được từ đầu tư xây dựng, mua sắm bằng quỹ tiền tệ tập trung của ngân sách nhà nước, các tài sản khác mà Nhà nước thu nạp được và nguồn tài sản do thiên nhiên ban tặng cho con người.

(3) TSC không bao hàm tài sản của một tổ chức, doanh nghiệp, một cộng đồng dân cư, dòng họ, hộ gia đình, cá nhân.

 Theo quan điểm của NCS: TSC tại các cơ sở giáo dục công lập là những tài sản mà Nhà nước giao các cơ sở giáo dục công lập (của Nhà nước) trực tiếp quản lý, sử dụng phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Theo đó, tài sản công tại các cơ sở giáo dục công lập bao gồm: Đất đai (đất sử dụng làm trụ sở làm việc, đất xây dựng cơ sở hoạt động sự nghiệp công); nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất đai (nhà làm việc, nhà kho; nhà, công trình đảm bảo cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học…); các tài sản khác gắn liền với đất đai; các phương tiện giao thông vận tải (ô tô, xe máy, tàu, thuyền…); các máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc và các tài sản khác. Những tài sản trên đây là cơ sở vật chất cần thiết để tiến hành các hoạt động quản lý nhà nước, các hoạt động sự nghiệp công và các hoạt động xã hội khác. Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập không có quyền sở hữu tài sản công mà chỉ có quyền quản lý, sử dụng các tài sản này để thực hiện nhiệm vụ được giao. Các cơ sở giáo dục công lập không được sử dụng vào mục đích cá nhân, kinh doanh, và mục đích khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác mà sử dụng tài sản phải đúng mục đích, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định.

Trên cơ sở nhận thức về TSC, luận án đưa ra khái niệm tài sản công tại các cơ sở giáo dục công lập: là tài sản bằng vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản mà Nhà nước giao cho các cơ sở giáo dục công lập quản lý, sử dụng để duy trì hoạt động của bộ máy tổ chức quản lý của cơ sở giáo dục đại học và hoạt động cung cấp dịch vụ công của cơ sở giáo dục công lập.

Nguồn: Luận Án Tài chính ngân hàng “Quản lý tài sản công tại các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Quốc phòng

5/5 - (1 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?