Vai trò của các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập
Một là, hệ thống các trường ngoài công lập tuy chưa phát triển như mong muốn, nhưng đã có những nỗ lực vượt khó khăn, tìm tòi cách đi, cách hoạt động, gánh vác một phần tải trọng giáo dục đại học của cả nước, mở rộng cơ hội học đại học, học nghề của nhân dân.
Hai là, các trường ngoài công lập đã huy động được nguồn lực lớn và đa dạng ngoài ngân sách Nhà nước cho GDĐH. Việc thành lập các cơ sở GDĐH ngoài công lập trong thời gian qua không chỉ tạo cơ hội cho hàng trăm nghìn người được tiếp nhận học vấn đại học, đảm bảo công ăn việc làm cho hàng nghìn giảng viên, mà còn huy động được nguồn lực tài chính khá lớn cho GDĐH. Tổng số vốn điều lệ đăng ký thành lập các trường này đến nay là 1.555 tỷ đồng. Năm 2014 tổng thu học phí từ các trường ngoài công lập là 2.850 tỷ đồng. Quy mô sinh viên là 218.200 người, đội ngũ giảng viên có 7.718 người [3], [4].
Ba là, nhiều trường đã khẳng định được chất lượng, tạo được niềm tin trong xã hội như Đại học FPT, Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Thăng Long, Đại học Hoa Sen…Việc hình thành và phát triển các cơ sở giáo dục đại học NCL trong thời gian qua đã góp phần nâng cao năng lực giáo dục đại học, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội và và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong giáo dục đại học ở Việt Nam. Các trường đã tạo công việc cho hàng nghìn cán bộ và giảng viên, huy động được nguồn lực to lớn của xã hội để hiện thực hóa chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước. Sự ra đời của các trường ngoài công lập cũng đã có tác động mạnh mẽ đến hệ thống các trường công lập trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng vào sự nghiệp giáo dục của đất nước;
Bốn là, tuy các trường đại học ngoài công lập còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc tạo dựng cơ sở vật chất, đội ngũ CB, GV và kinh nghiệm tổ chức đào tạo nhưng phương thức này cho phép huy động được sự đóng góp của các nhà đầu tư để xây dựng trường, góp phần thực hiện xã hội hóa GDĐH, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện ngân sách giáo dục của Nhà nước còn hạn hẹp.
Năm là, việc mở rộng quy mô phát triển trường ĐH, CĐ ngoài công lập đã góp phần đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, góp phần hoàn thành mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã đề. Trong đó số sinh viên do các trường ngoài công lập đào tạo chiếm khoảng 15% số sinh viên cả nước. Mục tiêu đề ra đối với các trường NCL phấn đấu đến năm 2020 các trường NCL đào tạo chiếm 40% số sinh viên cả nước.
Sáu là, phát triển của các trường đại học, CĐ NCL nhằm tìm kiếm giải pháp và mô hình ĐH NCL năng động, hiệu quả, có sức sống nội lực mạnh mẽ đảm bảo duy trì và phát triển về quyền lợi của các nhà đầu tư, đồng thời để tự khẳng định mình và khẳng định sự đúng đắn của chủ trương phát triển mạng lưới trường ĐH ngoài công lập của Đảng và Nhà nước.
Bảy là, các trường NCL phát triển mạnh và có những trường là mô hình đối chứng về tổ chức quản lý, về hiệu quả đào tạo trong việc quản lý, sử dụng, phát huy tài sản nhân lực vật lực trong giáo dục đào tạo. Đây chính là động cơ để các trường công lập và NCL có sự cạnh tranh lành mạnh để tiến tới bình đẳng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH và HĐH của đất nước.
Vai trò của các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT