Mục lục
Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
Rủi ro tín dụng dẫn đến phát sinh nợ xấu là không tránh khỏi, nợ xấu luôn song hành cùng hoạt động tín dụng mà xuất phát từ mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro, vì vậy lợi nhuận thu được từ các hoạt động tín dụng càng cao thì ngân hàng đã chấp nhận đối mặt với rủi ro tín dụng càng lớn và nguy cơ phát sinh nợ xấu càng cao. RRTD phát sinh ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thống NHTM và môi trường kinh tế, từ đó sẽ gây nên những tác động nghịch chiều đối với nền kinh tế và cũng là nguyên nhân suy giảm hệ thống tài chính quốc gia từ đó ảnh hưởng đáng kể đến môi trường hoạt động của các mặt hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh nói riêng của NHTM.
Hệu quả kinh doanh của NHTM được hiểu như là một tiêu chí quan trọng đánh giá sự ổn định và xu hướng phát triển của NHTM. Một NHTM kinh doanh có hiệu quả không chỉ đơn thuần gia tăng lợi nhuận mà còn phải xem xét NHTM xu hướng phát triển và phải đảm bảo an toàn cho các hoạt động chấp nhận rủi ro ở mức thấp nhất, sự phát triển NHTM ổn định, không tạo nên bất kỳ bất ổn hay rủi ro cho sự phát triển của hệ thống tài chính và môi trường kinh tế vĩ mô. Vì vậy khi bàn về tác động của rủi ro tín dụng đối với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại chúng ta cần phải xem xét ở nhiều khía cạnh, tác động rủi ro tín dụng đối với kinh doanh ngân hàng, hệ thống ngân hàng, và môi trường kinh tế vĩ mô, cụ thể như sau:
1. Rủi ro tín dụng tác động đến lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng thương mại:
RRTD là vấn đề được các NHTM quan tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh, vì tín dụng là nghiệp vụ tạo nên thu nhập chủ yếu cho các NHTM. Khi RRTD xảy ra, tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Ngân hàng không thu được vốn và lãi đúng hạn dẫn đến tình hình kinh doanh sẽ lâm vào tình trạng khó khăn, không thu hồi được và việc sử dụng vốn không hiệu quả.
Khi phát sinh RRTD, nợ xấu tăng dẫn đến doanh thu thấp dẫn đến tình trạng thua lỗ. Hơn nữa kể cả trường hợp không thua lỗ thì do nợ xấu phát sinh, các khoản chi phí cũng tăng lên đáng kể: bao gồm chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí quản lý nợ xấu, chi phí trích lập dự phòng rủi ro và các chi phí khác liên quan. Việc gia tăng các khoản chi phí khiến cho lợi nhuận còn lại cũng trở nên thấp hơn so với dự tính ban đầu. Nicolae Petria (2013), rủi ro tín dụng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng (được đo lường thông qua chỉ số ROE, ROA). Việc trích lập các khoản dự phòng rủi ro tín dụng sẽ làm chi phí của ngân hàng gia tăng, từ đó lợi nhuận của ngân hàng suy giảm, điều này có tác động trực tiếp và làm suy giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng (Hasan Ayaydin, 2014).
2 Rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
Đây là tác động nghiêm trọng nhất của RRTD. Do không thu hồi được các khoản cho vay, nợ xấu làm kéo dài quá trình luân chuyển vốn của ngân hàng, trong khi đó ngân hàng vẫn phải thanh toán cho các khoản tiền gửi, ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ mất khả năng thanh toán. Với tỷ lệ nợ xấu ở mức cao còn có thể dẫn đến thiếu hụt thanh khoản và dẫn đến nguy cơ phá sản của các NHTM. Nợ xấu gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng, nếu nợ xấu ở mức cao không sớm được hạn chế sẽ dẫn tới hàng loạt các ảnh hưởng xấu. Những tổn thất thường gặp là mất mát khi cho vay, gia tăng chi phí hoạt động, giảm sút lợi nhuận, giảm sút giá trị của tài sản… làm giảm uy tín ngân hàng, sự tín nhiệm của khách hàng và có thể dẫn đến mất uy tín của ngân hàng. Một ngân hàng thua lỗ liên tục, thường xuyên không đủ khả năng thanh khoản có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng rút tiền hàng loạt của khách hàng, và phá sản là khó tránh khỏi (Mark Swinburne và cộng sự, 2007).
Như vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ dẫn đến các rủi ro khác từ đó ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định của các NHTM, cũng như hiệu quả kinh doanh.
3. Rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến các yếu tố kinh tế vĩ mô
RRTD không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM mà còn tác động xấu đến nền kinh tế, điều này thể hiện qua việc nếu một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng cao sẽ gây tâm lý hoang mang cho người gửi tiền. Hiệu ứng rút tiền ồ ạt có thể sẽ làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán, có thể dẫn đến phá sản. Hoạt động ngân hàng mang lại tính hệ thống, một ngân hàng đổ vỡ, sẽ kéo theo sự đổ vỡ hàng loạt các ngân hàng khác, từ đó gây ra sự mất ổn định cho toàn hệ thống ngân hàng và làm suy yếu hệ thống tài chính quốc gia. Mức độ rủi ro tín dụng cao có thể áp đặt các rủi ro hệ thống trên hệ thống ngân hàng mà sau đó dẫn vào làm tổn hại đến các điều kiện kinh tế chung của một quốc gia (Vania Andriani1, Sudarso Kaderi Wiryono, 2015)
RRTD có thể dẫn đến nợ xấu tăng cao làm hạn chế khả năng cho vay của ngân hàng trong khi nhu cầu của các chủ thể nền kinh tế là rất lớn dẫn đến sự trì trệ trong sản xuất, lãng phí cơ sở vật chất, thất nghiệp gia tăng…ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. Nợ xấu gia tăng dẫn đến ngân hàng có thể bị phá sản, từ đó sẽ tạo hiệu ứng lan truyền, suy giảm hệ thống tài chính và to lớn hơn là khủng hoảng tài chính.
Tỷ lệ nợ xấu tăng cao thể hiện sự yếu kém trong hiệu quả kinh doanh của NHTM, gây ra thiếu tin tưởng của công chúng vào NHTM, tỷ lệ huy động vốn từ dân cư thấp, dẫn đến tỷ lệ tích lũy nội bộ thấp, ngân hàng không có đủ nguồn vốn để tài trợ cho các hoạt động đầu tư dài hạn, đồng thời làm cho tăng trưởng có xu hướng lệ thuộc vào nước ngoài, làm cho nợ nước ngoài tăng.
Như vậy rủi ro tín dụng xảy ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tếbởi vì hệ thống ngân hàng là kênh thu hút và cung cấp vốn cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế. Hơn nữa, khi có một ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản thì hiệu ứng dây chuyền rất dễ xảy ra trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, gây nên khủng hoảng đối với toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng nghịch chiều đến đời sống xã hội và sự phát triển của quốc gia. Như vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra, nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế mà còn gây tác động to lớn về mặt xã hội. Ngân hàng Trung ương tại thời điểm này cần có những động thái điều tiết chính sách tiền tệ thông qua các công cụ vĩ mô, tín dụng qua hệ thống NHTM và lãi suất là kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ của quốc gia sẽ có tác động đến thay đổi cũng như điều chỉnh chính sách tín dụng, chính sách quản trị để giúp NHTM vượt qua giai đoạn khó khăn.
Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ
Pingback: Các nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ