Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh

Kết quả nghiên cứu của Naser A.Y. Tabari và các cộng sự (2013) chỉ ra rằng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng được đo lường bởi: lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA).

Theo Fredrick Mwaura Mwangi (2014), để đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại, có một số chỉ số thường được sử dụng như: ROA, ROE và NIM. Theo Murthy and Sree (2003), ROE là chỉ số tài chính chỉ ra được mức lợi nhuận thu về được so với tổng vốn chủ sở hữu thể hiện trên bảng cân đối kế toán. ROA là chỉ số thu nhập trên tổng tài sản (Khrawish, 2011).

Các tỷ số đo lường khả năng sinh lợi hay tỷ số lợi nhuận được dùng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, hai tỷ số cơ bản thường được sử dụng là ROA và ROE (Nguyễn Minh Kiều, 2009).

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity – ROE): ROE được tính theo công thức:

ROE = Lợi nhuận sau thuế / Tổng vốn chủ sở hữu

ROE chính là chỉ số phản ánh hiệu quả của vốn chủ sở hữu. Nói cách khác, tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là chỉ số đo lường hiệu quả đầu tư của vốn chủ sở hữu. Bản chất chỉ số này phản ánh được khả năng tạo ra lợi nhuận từ một đồng vốn mà nhà đầu tư đầu tư vào ngân hàng cho nên luôn nhận được sự quan tâm rất lớn từ các nhà đầu tư.

Lợi nhuận trên tổng tài sản (Return on Assets – ROA)

ROA là chỉ số đo lường khả năng các NHTM quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính để tạo ra lợi nhuận. Tương tự ROE, ROA được tính theo công thức:

ROE = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản

Trong đó, số liệu lợi nhuận sau thuế được lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Tổng tài sản hay tổng vốn chủ sở hữu được lấy từ bảng cân đối kế toán.

Theo Trần Huy Hoàng (2011), khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, người ta thường dùng các chỉ tiêu liên quan đến lợi nhuận ngoài ROE, ROA như đã đề cập bên trên còn có:

– Tỷ lệ thu nhập cận biên dùng để đo lường khả năng sinh lời và hiệu quả của ngân hàng, bao gồm các chỉ tiêu như:

+ Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM – Net Interest Margin): là chênh lệch giữa thu nhập và chi phí lãi chia cho tài sản sinh lãi. Tỷ lệ này được các ngân hàng quan tâm vì có thể giúp ngân hàng dự báo khả năng sinh lãi thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản có khả năng sinh lời và tìm kiếm nguồn vốn có chi phí thấp.

+ Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NM – Non Interest Margin): là tỷ lệ đo lường mức chênh lệch giữa thu dịch vụ (thu ngoài lãi) với các chi phí ngoài lãi (lương, chi phí tổn thất tín dụng, chi phí bảo hành thiết bị,…)

+ Tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM – Net Profit Margin): phản ảnh hiệu quả của việc quản lý chi phí và các chính sách định giá dịch vụ. Tỷ lệ này được xác định bằng cách lấy thu nhập sau thuế chia cho tổng thu từ hoạt động.

– Thu nhập trên cổ phiếu (EPS – Earning per Share): được tính bằng cách lấy thu nhập sau thuế chia cho tổng số cổ phiếu thường phát hành.

– Tỷ lệ tài sản sinh lời: cho thấy tỷ lệ phần trăm của tài sản sinh lời trong tổng tài sản của ngân hàng. Trong đó, tổng tài sản sinh lời bao gồm các khoản cho vay, cho thuê, đầu tư chứng khoán.

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh

5/5 - (101 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?