Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp

công nợ

Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp

Công nợ của doanh nghiệp bao gồm: Công nợ phải thu: phản ánh số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng và công nợ phải trả: phản ánh số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng.

Thực tế cho thấy rằng, trong quá trình sản xuất kinh doanh, giữa các doanh nghiệp với Nhà nước, giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, giữa doanh nghiệp với người lao động làm công ăn lương luôn phát sinh các quan hệ thanh toán, do vậy cũng phát sinh vốn đi chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng. Ví dụ, định kỳ doanh nghiệp phải nộp thế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà nước…. Khi quyết toán được duyệt, nếu số đã nộp lớn hơn số phải nộp coi như vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng và ngược lại…. Với những người làm công ăn lương, hàng ngày họ lao động để làm ra sản phẩm, trong giá thành sản phẩm có chứa đựng tiền công của họ, nhưng thực tế doanh nghiệp không thể thanh toán lương hàng ngày; như vậy giữa các kỳ trả lương, doanh nghiệp đã chiếm dụng vốn. Ngược lại, do nhu cầu thực tế, người lao động có thể ứng trước lương, khi đó vốn của doanh nghiệp đã bị chiếm dụng…

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp[/message]

Thông qua việc phân tích chi tiết ở trên, có thể thấy rằng cần thiết phải phân tích, đánh giá tình hình công nợ và rõ ràng nó là bức tranh phản ánh tương đối rõ nét về thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

Các khoản phải thu

Hệ số các khoản phải thu = Các khoản phải thu / Tổng tài sản

Các khoản phải trả

Hệ số các khoản phải trả = Các khoản phải trả / Tổng tài sản

Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả

Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả  =  (Tổng các khoản phải thu / Tổng các khoản phải trả) x 100

Các chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa công nợ phải thu và công nợ phải trả. Xét trong mối quan hệ giữa hai khoản này thì nếu các khoản công nợ phải thu lớn hơn các khoản công nợ phải trả thì doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn và ngược lại, nếu các khoản công nợ phải trả lớn hơn các khoản công nợ phải thu thì doanh nghiệp đang đi chiếm dụng vốn của người khác. Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn càng nhiều và ngược lại.

Nếu hệ số này lớn hơn 1 sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp vì các khoản phải thu quá lớn sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Do đó, doanh nghiệp nên có biện pháp thu hồi công nợ, thúc đẩy quá trình thanh toán đúng hạn. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 và có giá trị càng nhỏ chứng tỏ vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng càng nhiều trong tương quan so với các khoản phải thu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp được thực hiện tốt. Để biết điều này ta phải đi xem xét chỉ tiêu về khả năng thu hồi nợ.

Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?