Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp

kiểm toán

Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ giữa hai yếu tố: Số tiền và tương đương tiền mà doanh nghiệp có thể dùng thanh toán và tổng số nợ ngắn hạn doanh nghiệp cần thanh toán.

Như vậy, khi đề cập đến khả năng thanh toán, người ta chỉ đề cập đến số nợ ngắn hạn, bởi vì việc phân tích, đánh giá khả năng thanh toán có thể được tiến hành định kỳ theo quý, 6 tháng và cuối năm, do đó đối với nợ dài hạn là khoản tiền trên một năm không thuộc phạm vi phân tích khả năng thanh toán. Trường hợp nợ dài hạn đến hạn phải trả thì nó lại là yếu tố cấu thành của nợ ngắn hạn. Mặt khác, qua phân tích nội dung cấu thành của công nợ phải trả, người ta nhận thấy số nợ ngắn hạn bao gồm cả số nợ đã đến hạn, quá hạn và chưa đến hạn, do vậy khi phân tích khả năng thanh toán, cần thiết phải đề cập đến khả năng thanh toán tổng số nợ ngắn hạn (khả năng thanh toán chung hay khả năng thanh toán tổng quát) và khả năng thanh toán số nợ ngắn hạn đã đến và quá hạn (khả năng thanh toán nhanh).

Để thanh toán các khoản nợ nói trên thì nguồn để thanh toán cũng không giống nhau.

– Đối với tổng số nợ ngắn hạn thì tiền và tương đương tiền doanh nghiệp có thể dùng để thanh toán bao gồm: Tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, một phần hàng tồn kho, bao gồm: thành phẩm, hàng hóa, hàng hóa gửi bán và tài sản ngắn hạn khác.

Như vậy, các yếu tố: hàng mua đang đi đường, công cụ trong kho, nguyên vật liệu tồn kho, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang thuộc hàng tồn kho, tuy chúng có thể chuyển đổi thành tiền, nhưng trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không thể chuyển đổi nó thành tiền để hoàn trả nợ và chúng chỉ được chuyển đổi thành tiền để thanh toán nợ khi doanh nghiệp bị phá sản, bị bán hoặc bị chuyển đổi quyền sở hữu.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp[/message]

– Đối với nợ ngắn hạn đã đến hạn hoặc đã quá hạn: Vì số nợ đã đến hạn, đã quá hạn cho nên doanh nghiệp phải thanh toán ngay, do đó số tiền và tương đương tiền dùng để thanh toán nhanh chỉ bao gồm 2 yếu tố: Tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.

Trong thực tế, có chủ nợ thay vì đòi tiền, nhưng doanh nghiệp lại không có khả năng dùng tiền để trả nợ, chủ nợ có thể chấp nhận lấy hàng hóa, thành phẩm của doanh nghiệp để trừ vào số nợ phải trả thì khi đó giá trị hàng hóa, thành phầm sẽ được xác định để tính khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Từ việc phân tích ở trên ta thấy, người ta nhận thấy rằng để phân tích đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, có thể thông qua hai chỉ tiêu sau đây:

Hệ số thanh toán nợ NH  = (Tiền + ĐTTC ngắn hạn + Các khoản phải thu + Một phần HTK + TSNH khác) / Tổng số nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho) / Tổng số nợ ngắn hạn

Từ cách xác định trên ta thấy nếu các hệ số lớn hơn 1, chứng tỏ doanh nghiệp thừa khả năng thanh toán, nếu nhỏ hơn 1 là thiếu khả năng thanh toán và khi đó doanh nghiệp đối diện với khả năng bị phá sản. Như vậy, thông qua khả năng thanh toán người ta cũng đánh giá được thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ.

  Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số khả năng thanh toán nhanh tổng quát = Tổng giá trị tài sản / Tổng số nợ phải thanh toán

Chỉ tiêu này đo lường khả năng thanh toán một cách tổng quát các khoản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này lớn hơn 1, có nghĩa là tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp thừa để thanh toán các khoản nợ hiện tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải tài sản nào hiện có cũng sẵn sàng được dùng để trả nợ và không phải khoản nợ nào cũng phải trả ngay.

Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?