Mục lục
Nội dung của phân tích chuỗi giá trị
Có nhiều cách thức để phân tích chuỗi giá trị. Nội dung phân tích chuỗi giá trị dưới đây được đề xuất trên cơ sở kết hợp từ nhiều cách tiếp cận khác nhau như cách tiếp cận của Micheal Porter [62], Kaplinsky và Morries [65], dự án M4P [1], và dự án hợp tác giữa Bộ Thương mại của Việt Nam, GTZ và Metro Vietnam [3], [4] và [5]. Để phân tích chuỗi giá trị, người ta cần thực hiện những bước công việc sau:
Bước 1: Xác định chuỗi giá trị cần phân tích
Trước khi tiến hành phân tích chuỗi giá trị, cần phải quyết định xem sẽ lựa chọn sản phẩm/ hàng hóa/ hay ngành nào để phân tích. Do các nguồn lực là có hạn cho nên cần phải cân nhắc và đưa ra các tiêu chí để lựa chọn. Các tiêu chí lựa chọn sản phẩm hay ngành để phân tích thường tập trung vào những vấn đề sau:
- Sản phẩm hoặc ngành nằm trong chiến lược phát triển của vùng, ngành hoặc quốc gia;
- Có tiềm năng phát triển hoặc có khả năng nhân rộng;
- Có tính bền vững về môi trường;
…
Như vậy, sau khi đã căn cứ vào những tiêu chí mà người nghiên cứu đưa ra, người nghiên cứu đồng thời xác định mức độ quan trọng của những tiêu chí, từ đó xếp hạng những sản phẩm hay ngành để phân tích và quyết định lựa chọn chuỗi giá trị nào để phân tích.
Sau khi xác định chuỗi giá trị cần phân tích, chủ thể nghiên cứu cần xác định mục tiêu của việc phân tích chuỗi giá trị. Thông thường, việc phân tích chuỗi giá trị là nhằm thấu hiểu toàn bộ những công đoạn/ quá trình trong một tổ chức hay một ngành nhằm mục đích tìm ra cơ hội để cải tiến chuỗi giá trị đó cho có hiệu quả cao hơn đối với những người đang tham gia chuỗi giá trị hoặc là thêm hay bớt đi một vài công đoạn/ quá trình trong chuỗi giá trị nhằm đạt được lợi nhuận cao hơn. Ở một góc nhìn khác, có thể ví như là sự dịch chuyển lên hoặc dịch chuyển xuống của chuỗi giá trị. Việc phân tích chuỗi giá trị đề cập đến cơ cấu các mối quan hệ và cơ chế điều phối tồn tại giữa các bên tham gia trong chuỗi giá trị. Ở góc độ chính sách, có thể hiểu phân tích chuỗi giá trị là việc xây dựng, điều chỉnh, sắp xếp thể chế nhằm nâng cao năng lực của chuỗi giá trị.
Công việc cuối cùng trong lựa chọn chuỗi giá trị cần phân tích là xác định điểm bắt đầu phân tích chuỗi giá trị, nghĩa là xác định phạm vi phân tích trong chuỗi giá trị. Tùy theo sự quan tâm mà người ta có thể phân tích toàn bộ các quá trình hay hoạt động trong một chuỗi chuỗi giá trị nào đó hoặc chỉ tập trung phân tích những hoạt động có liên quan đến mục đích nghiên cứu. Điều này làm phát sinh một công việc là lựa chọn điểm bắt đầu phân tích chuỗi giá trị. Chẳng hạn như, nếu đối tượng nghiên cứu tập trung vào các hoạt động mua hàng thì điểm bắt đầu nghiên cứu sẽ là các hoạt động kế tiếp của hoạt động mua hàng trở về phía trước của chuỗi giá trị. Tương tự như vậy, nếu đối tượng nghiên cứu là các hoạt động thiết kế thì điểm bắt đầu phân tích chuỗi giá trị sẽ là hoạt động tiếp theo của hoạt động thiết kế trở về trước.
[message type=”e.g. information, success, attention, warning”]Xem thêm : Lợi ích cúa việc phân tích chuỗi giá trị[/message]Bước 2: Lập sơ đồ chuỗi giá trị
Lập sơ đồ chuỗi giá trị có nghĩa là sử dụng những minh họa thường là các mô hình, bảng, ký hiệu hay hình thức khác nhằm cung cấp thông tin để hiểu sâu hơn về những thông tin của chuỗi giá trị được phân tích. Để làm được công việc này, người nghiên cứu chuỗi giá trị cần tập trung vào những công việc sau:
Công việc 1: Nhận diện các quá trình trong chuỗi giá trị
Câu hỏi đầu tiên cần thiết phải trả lời khi phân tích bất kỳ một chuỗi giá trị nào là “Chuỗi giá trị có những quá trình nào?”. Nguyên tắc là người phân tích cần xác định và phân biệt được các qui trình chính mà nguyên liệu thô luân chuyển qua trước khi đến giai đoạn tiêu thụ cuối cùng. Chẳng hạn như là với một doanh nghiệp may xuất khẩu thì các quá trình được xác định là như trong hình 1.5.
Theo đó, chuỗi giá trị của doanh nghiệp này bao gồm 6 quá trình chính như được trình bày ở hình vẽ trên. Trong đó, có các quá trình có thể được tách ra thành những công đoạn sản xuất độc lập là (1) thiết kế, (2) sản xuất nguyên phụ liệu, (3) mua hàng, (4) may bao gồm cắt, may và hoàn thiện, (5) xuất khẩu, và (6) phân phối bao gồm marketing và phân phối sản phẩm.
Công việc 2: Xác định các đối tượng tham gia các quá trình
Khi các quá trình đã được lập thành sơ đồ, người nghiên cứu chuỗi giá trị cần xác định xem những chủ thể tham gia chuỗi giá trị là những đối tượng nào và họ làm những công việc cụ thể gì. Để có thể làm được như vậy, người nghiên cứu cần phải cố gắng chia nhỏ các quá trình thành những bước công việc chi tiết hơn đồng thời xác định những đối tượng khác nhau vào trong những bước công việc đó. Để có thể thông hiểu thông tin này, người nghiên cứu cần tập trung vào trả lời những câu hỏi sau:
- Các đối tượng tham dự những quá trình trong chuỗi giá trị là ai?
- Những đối tượng này làm việc gì?
Cách phân loại tốt nhất là phân loại theo nghề nghiệp, phân loại theo vị trí công việc hoặc là theo công đoạn mà họ tham gia vào quá trình sản xuất hay cung cấp dịch vụ. Hình vẽ 1.6 mô tả việc phân tích các đối tượng này trong các quá trình chính của một chuỗi giá trị của một doanh nghiệp may xuất khẩu và những công việc chính mà các đối tượng thực hiện trong từng công đoạn.
Bước 3: Xác định những sản phẩm dịch vụ trong chuỗi giá trị
Sau khi đã xác định được những quá trình chính trong chuỗi giá trị và hiểu được những đối tượng tham gia vào chuỗi giá trị cũng công việc mà các chủ thể này thực hiện, người phân tích chuỗi giá trị cần hiểu trong chuỗi giá trị có những sản phẩm hay dịch vụ nào. Đây không phải là một công việc khó bởi vì chỉ cần đi theo những giai đoạn mà một sản phẩm cụ thể trải qua từ lúc là nguyên liệu thô đến khi thành thành phẩm, thông qua việc gọi tên và mô tả sản phẩm từ giai đoạn đầu tiên đến giai đoạn cuối cùng (có sắp xếp theo trật tự của quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ) mà người ta có thể xác định được những thông tin này. Hình 1.7 mô tả sản phẩm của từng công đoạn chính trong chuỗi giá trị của một doanh nghiệp may xuất khẩu.
Sau khi đã hoàn thành việc mô tả sản phẩm của từng quá trình của chuỗi giá trị, người nghiên cứu cần phải xác định xem giá trị của sản phẩm thay đổi như thế nào theo từng quá trình đó. Nói cách khác, ở bước này, người nghiên cứu sẽ xác định giá trị gia tăng của sản phẩm hay dịch vụ của mỗi quá trình như thế nào. Đây là một công việc khó khăn bởi sản phẩm bao gồm hai phần cấu tạo là phần cứng và phần mềm. Với phần cứng, người ta dễ dàng lượng hóa giá trị được, nhưng phần mềm thì không phải khi nào cũng dễ dàng lượng hóa được. Tuy nhiên, để thông hiểu chuỗi giá trị, đây là một công việc cần thiết vì chỉ khi phân tích nội dung này mà người ta mới có thể đánh giá được việc đóng góp của mỗi một quá trình/ công đoạn vào giá trị của sản phẩm cuối cùng. Cách mô tả giá trị của sản phẩm hay dịch vụ đơn giản nhất là nhìn vào các giá trị được tạo thêm ở mỗi bước của cả chuỗi giá trị. Một số những dữ liệu giúp người ta có được thông tin này là doanh thu, cơ cấu chi phí, lãi và tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư.
Bước 4: Lập sơ đồ dòng luân chuyển sản phẩm hay dịch vụ về mặt địa lý
Trong nội dung phân tích này, người phân tích chuỗi giá trị cần lập một bản đồ địa lý thực tế theo dấu sản phẩm hoặc dịch vụ của chuỗi giá trị. Sơ đồ luân chuyển sản phẩm hay dịch vụ về mặt địa lý được bắt đầu từ nơi bắt nguồn và kết thúc tại nơi hàng hóa được phân phối cho khách hàng. Loại sơ đồ này cho người ta thấy được sự khác biệt về địa phương hoặc vùng của các công đoạn sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ.
Hình 1.8 mô tả sơ đồ dòng luân chuyển sản phẩm dịch vụ của ngành may xuất khẩu về mặt địa lý. Cần lưu ý một điều rằng, sơ đồ chuỗi giá trị về mặt địa lý chỉ chính xác trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, nhất là đối với những ngành có hiệu ứng dịch chuyển (có người còn gọi là hiệu ứng đàn sếu) như là ngành dệt may. Ban đầu, hoạt động may gia công được thực hiện bởi những quốc gia phát triển như là Anh, Mỹ và một số quốc gia Châu Âu. Sau Thế chiến thứ hai, hoạt động này được đảm nhiệm bởi các nước như là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, rồi đến Thái Lan … Rất nhanh sau đó, các nước này có nhiều tiến bộ khoa học công nghệ và họ bắt đầu tập trung vào sản xuất những mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao thay vì những mặt hàng thâm dụng lao động, vì vậy hoạt động này được thực hiện bởi nhóm các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Băngladesh, Cămphuchia,… Theo hiệu ứng dịch chuyển này, có thể là sau một khoảng thời gian nữa, như là sau 40 hay 50 năm nữa, hoạt động may gia công xuất khẩu cũng không còn tồn tại ở Việt Nam nữa mà lại dịch chuyển sang những nước có trình độ phát triển kinh tế thấp hơn, ví dụ như các nước ở Châu Phi.
Sau khi ‘‘hiệu ứng đàn sếu” xảy ra, nghĩa là sau khi một nước tham gia vào hoạt động gia công xuất khẩu, song vì trình độ công nghệ phát triển cao hơn, quốc gia này từ bỏ hoạt động gia công may, thì thông thường quốc gia này đã tích lũy cho mình được nhiều hoạt động có liên quan và vẫn duy trì những hoạt động này. Ví dụ, mặc dù gần như không còn thực hiện hoạt động gia công xuất khẩu, nhưng những quốc gia như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông,… có những trung tâm thiết kế mẫu và các trung tâm sản xuất nguyên phụ liệu là địa chỉ tìm đến của những công ty may gia công xuất khẩu ở các quốc gia khác.
Bước 5: Xác định các hình thức liên kết và xác định những sản phẩm hay dịch vụ có liên quan
Công việc quan trọng cần thực hiện trong nội dung lập sơ đồ chuỗi giá trị là lập sơ đồ các mối liên kết giữa những người tham gia trong chuỗi giá trị. Để thực hiện công việc này, người ta cần tổng kết lại xem có những đối tượng nào tham gia vào chuỗi giá trị (đã trình bày ở bước 2 ở trên), những người tham gia có những quan hệ nào. Các mối quan hệ có thể tồn tại giữa các bước của quá trình khác nhau (ví dụ, người sản xuất và người phân phối) và trong cùng một qui trình (ví dụ, người sản xuất với người sản xuất).
Hình 1.9 mô tả các sản phẩm và các dịch vụ liên quan trong chuỗi giá trị của các doanh nghiệp may xuất khẩu, đồng thời mô tả những liên kết mà các đối tượng trong chuỗi giá trị có thể có. Theo đó, có những loại liên kết sau đây:
- Liên kết thiết kế – sản xuất nguyên phụ liệu: các nhà thiết kế trao đổi thông tin với các nhà sản xuất phụ liệu để đảm bảo là sản phẩm mà họ thiết kế khả thi. Mối quan hệ giữa nhà thiết kế và các nhà sản xuất nguyên phụ liệu là rất khăng khít. Do đó, trong gia công may xuất khẩu thực hiện bởi những quốc gia đang phát triển, thông thường các nhà thiết kế chính là những nhà phân phối và họ cũng là người chỉ định cho những công ty may gia công nơi mà họ có thể mua nguyên phụ liệu.
- Liên kết thiết kế – may: các nhà thiết kế, nếu không phải là những đơn vị nhỏ của các tập đoàn có thể thực hiện hoạt động may xuất khẩu, cần tìm những đơn vị này để hiện thực hóa ý tưởng của họ thành những sản phẩm hoàn chỉnh.
- Liên kết thiết kế – xuất khẩu: như đã trình bày ở trên, thiết kế có thể có liên kết chặt chẽ, thậm chí chính là tổ chức thực hiện hoạt động xuất khẩu.
- Liên kết thiết kế – xuất khẩu – phân phối: đây là liên kết thường gặp ở trong hầu hết các chuỗi giá trị may xuất khẩu. Tại đây, những nhà thiết kế chính là những người thực hiện công đoạn xuất khẩu và sau đó là marketing và phân phối hàng đến tay người tiêu dùng.
- Liên kết may – sản xuất nguyên phụ liệu: đây là mối liên kết truyền thống. Tại đó, các doanh nghiệp may có mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp dệt và sản xuất các loại nguyên phụ liệu khác.
- Liên kết may – xuất khẩu – phân phối: là mối quan hệ giữa doanh nghiệp may với doanh nghiệp thực hiện cả hoạt động xuất khẩu và phân phối.
- Liên kết xuất khẩu – phân phối: là mối quan hệ giữa các tổ chức thực hiện hoạt động xuất khẩu với các tổ chức thực hiện hoạt động phân phối
Có nhiều cách thể hiện các mối liên kết giữa những đối tượng tham gia vào chuỗi giá trị, nhưng phổ biến nhất là phân biệt những mối liên kết đó thành:
- các quan hệ thỏa thuận dứt điểm, trong đó những người tham gia giao dịch thỏa thuận chỉ trong thời hạn và phạm vi của giao dịch đó mà không có liên quan hay ảnh hưởng gì đến những công việc, sự kiện khác trong chuỗi giá trị;
- các mối quan hệ mạng lưới, trong đó những giao dịch được thực hiện lặp đi lặp lại, thông thường loại quan hệ này có độ tin cậy cao hơn và tính phụ thuộc của các bên tham gia giao dịch vào nhau cũng chặt chẽ hơn; và (3) hội nhập, là hình thức liên kết chặt chẽ hơn cả bởi hai bên cùng hướng đến một mục tiêu nào đó và thường chung một hoặc một vài hoạt động trong chuỗi giá trị của mình.
Nếu quá trình phân tích chuỗi giá trị không đề cập đến môi trường xung quanh chuỗi giá trị, thì việc phân tích có thể không toàn diện và không đưa ra được một cái nhìn tổng quan về các yếu tố tác động đến giá trị trong từng quá trình/ công đoạn cũng như là toàn bộ chuỗi. Để khắc phục điều này, cách tốt nhất là người phân tích phải tính đến những sản phẩm hay dịch vụ có liên quan đến hay các đối tượng tham gia vào chuỗi giá trị.
Bước 3: Phân tích các quá trình của chuỗi giá trị
Sau khi đã lập sơ đồ chuỗi giá trị, người nghiên cứu cần phân tích chuỗi giá trị trên một số khía cạnh như doanh thu, chi phí, lợi nhuận, giá trị gia tăng, công nghệ, liên kết,… Việc phân tích chuỗi giá trị được thực hiện căn cứ vào những quá trình hoặc đối tượng tham gia chuỗi giá trị. Không phải phân tích chuỗi giá trị nào cũng sử dụng tất cả những chỉ tiêu này mà người ta căn cứ vào mục tiêu phân tích chuỗi giá trị để lựa chọn chỉ tiêu phân tích. Chẳng hạn như nếu mục tiêu phân tích chuỗi giá trị là tìm hiểu về việc phân phối lợi ích thì người ta tập trung chủ yếu vào doanh thu, giá trị gia tăng, lợi nhuận. Nếu mục tiêu phân tích chuỗi giá trị là tìm ra những biện pháp để đổi mới và nâng cấp chuỗi giá trị thì người ta tập trung chủ yếu vào giá trị gia tăng, công nghệ, việc làm, liên kết… Dưới đây là một số chỉ tiêu phổ biến thường sử dụng trong phân tích chuỗi giá trị.
Doanh thu hay tổng giá trị đầu ra
Doanh thu hay tổng giá trị đầu ra được tính bằng cách nhân số lượng hàng bán với giá bán cộng thêm những nguồn thu nhập thêm như doanh thu từ việc thực hiện những dịch vụ có liên quan, từ việc bán phế phẩm, tư vấn,… Chỉ tiêu này cho biết đối tượng tham gia chuỗi giá trị thu được bao nhiêu tiền. Khi nghiên cứu chuỗi giá trị trong một khoảng thời gian dài, người ta cần phải lưu ý về tỷ lệ lạm phát hoặc giảm phát do vậy phải chọn một mốc thời gian cụ thể và quy giá trị của doanh thu về mốc thời gian đó mới chính xác.
Giá trị gia tăng hay tổng giá trị đầu ra dòng
Giá trị gia tăng hay tổng giá trị đầu ra dòng được tính bằng tổng giá trị đầu ra trừ đi tổng giá trị đầu vào. Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong phân tích chuỗi giá trị bởi nó cho biết đối tượng tham gia chuỗi giá trị đóng góp được bao nhiêu giá trị vào sản phẩm hay dịch vụ cuối cùng.
Chi phí và lợi nhuận
Việc phân tích chi phí và lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng đối với người phân tích chuỗi giá trị bởi thông tin về chi phí và lợi nhuận là thông tin có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra những quyết định có liên quan đến chuỗi. Mục tiêu của việc phân tích chuỗi giá trị trên khía cạnh chi phí và lợi nhuận là:
- Xác định các chi phí hoạt động và đầu tư đang được phân chia giữa những người tham gia chuỗi như thế nào để kết luận xem liệu với mức chi phí như vậy cho từng đối tượng không.
- Việc phân tích chuỗi giá trị còn giúp xem xét lợi nhuận đã được phân chia như thế nào cho những người tham gia chuỗi giá trị, cũng như cơ hội để tăng giá trị của quá trình/ công đoạn đó.
- Việc phân tích chuỗi giá trị cho phép so sánh chuỗi giá trị này với chuỗi giá trị khác nhằm lựa chọn hay chuyển đổi chuỗi giá trị.
- Việc phân tích chi phí và lợi nhuận còn cho phép so sánh chuỗi giá trị này với chuỗi giá trị khác tốt hơn nhằm đổi mới hay nâng cấp chuỗi giá trị của mình.
Việc phân tích chi phí và lợi nhuận của chuỗi giá trị tập trung vào những nội dung xác định chi phí và vốn đầu tư cần thiết, tính doanh thu, tính các tỷ suất tài chính, vị thế tài chính của những đối tượng tham gia chuỗi giá trị.
Kết quả của phần phân tích tài chính và lợi nhuận là tình hình tài chính của những đối tượng tham gia chuỗi giá trị phải được thể hiện rõ ràng. Bên cạnh đó, những điểm mạnh và điểm yếu có liên quan đến tài chính của những đối tượng tham gia cũng cần thể hiện rõ.
Công nghệ
Khái niệm công nghệ được đề cập ở đây là tất cả các loại công nghệ từ công nghệ truyền thống đến công nghệ cao. Để có thể phân tích được công nghệ của chuỗi giá trị, cần vẽ sơ đồ sự biến đổi về công nghệ và kiến thức trong các qui trình riêng biệt trong chuỗi giá trị. Công việc này sẽ được thực hiện thông qua việc đặt những câu hỏi như sau:
Quá trình phân tích các vấn đề có liên quan đến công nghệ và kiến thức chỉ kết thúc khi người phân tích đã cung cấp đầy đủ những thông tin có liên quan đến công nghệ được sử dụng để tham gia vào những quá trình chính của chuỗi giá trị cũng như những kiến thức cần thiết mà họ sử dụng cho quá trình vận hành những loại công nghệ này.
Bảng 1.2- Tìm hiểu về công nghệ và kiến thức trong chuỗi giá trị
Câu hỏi | Tìm kiếm những chi tiết |
Loại công nghệ nào được sử để sản xuất sản phẩm? | Mô tả chi tiết về công nghệ đã sử dụng để sản xuất sản phẩm |
Công nghệ này được sản xuất khi nào và được đưa vào sử dụng từ khi nào? | Nêu rõ thời gian công nghệ này được sản xuất và được sử dụng |
Tìm hiểu thông tin về công nghệ này ở đâu? | Mô tả chi tiết về cách thức và thông tin mà người sản xuất tìm hiểu được về công nghệ |
Ai hướng dẫn nhà sản xuất sử dụng công nghệ này? | Chỉ rõ cá nhân hay tổ chức hướng dẫn nhà sản xuất cách thức sử dụng công nghệ |
Đã đầu tư những gì vào công nghệ này? | Đề cập đến số tiền đầu tư ban đầu, số tiền bảo dưỡng, thay đổi, sửa chữa, và chi phí vận hành công nghệ |
Nguồn: Xây dựng căn cứ vào 1
Việc làm
Khi nghiên cứu về chuỗi giá trị, người ta cần phải xem xét việc phân bổ việc làm giữa và trong các cấp khác nhau của chuỗi giá trị. Cách nhanh nhất để có được thông tin về việc làm trong chuỗi giá trị là phỏng vấn các đối tượng tham gia vào chuỗi giá trị đó. Có nhiều cách để phân biệt việc làm của các đối tượng này, thông thường, người ta tập trung vào những cách sau:
- Theo chuyên môn: sản xuất hoặc thương mại, sản xuất lại có thể chia làm nhà thầu, xây dựng, sản xuất, chế biến và thương mại lại có thể gồm người bán buôn, bán lẻ, vận chuyển, thu mua,…
- Theo kỹ năng: không có kỹ năng, có kỹ năng thấp, có kỹ năng
- Theo loại hình kinh doanh: cá thể kinh doanh, tổ chức kinh doanh, … tiểu thương nhỏ, vừa và lớn.
Các mối liên kết
Phân tích mối liên kết bao gồm việc xác định tổ chức và người tham gia nào liên kết với nhau và xác định nguyên nhân của những liên kết này cũng như là lợi ích mà những liên kết này mang lại. Thông thường, việc củng cố các mối liên kết giữa những người tham gia hệ thống thị trường sẽ tạo nên nền móng cho việc cải tiến trong các cản trở khác.
Để mô tả hết được những liên kết này, người ta cần vẽ sơ đồ những người tham gia vào chuỗi giá trị và xác định xem có mối liên kết của những đối tượng tham gia đó không, nếu có thì mức độ liên kết như thế nào. Người ta đồng thời phải xác định việc phân bổ quyền lực trong những mối liên kết đó. Nghĩa là cần xác định xem trong những mối liên kết đó thì đối tượng nào chi phối đối tượng nào, hay đối tượng nào phụ thuộc vào đối tượng nào. Thông thường, những người tham gia có sự tiếp cận độc quyền tới những tài sản và nguồn lực chính có thể được coi là có quyền lực hơn và có năng lực đối với việc ảnh hưởng tới những người khác trong chuỗi giá trị.
Các chỉ tiêu khác
Ngoài ra, người ta còn có thể phân tích chuỗi giá trị dựa trên nhiều chỉ tiêu khác như sản lượng, năng suất, thu nhập thuần, lợi nhuận ròng, điểm hòa vốn, qui trình thực hiện công việc, thanh toán, xuất khẩu, nhập khẩu, năng lực công nghệ, năng lực tổ chức, năng lực marketing, rào cản ra nhập thị trường, … Trong đó có những chỉ tiêu có thể định lượng được nhưng cũng có những chỉ tiêu là định tính.
Bước 4: Rút ra các kết luận
Việc phân tích chuỗi giá trị bao giờ cũng là để phục vụ một mục đích nào đó như là phân phối lợi ích thích hợp, đổi mới và nâng cấp chuỗi giá trị, tìm ra những khó khăn trong việc tham gia chuỗi giá trị và hướng giải quyết, xây dựng chiến lược hoạt động, tăng cường mức độ tham gia vào chuỗi giá trị… Vì vậy, sau khi phân tích chuỗi giá trị người nghiên cứu cần rút ra những kết luận nhằm tạo cơ sở cho những giải pháp được đề xuất của mình.
Nội dung của phân tích chuỗi giá trị
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT