Lý thuyết dự phòng

nợ nước ngoài

Lý thuyết dự phòng

Các nhà nghiên cứu lý thuyết tổ chức truyền thống tin rằng có thể xác định được cấu trúc tối ưu cho tất cả các tổ chức (Fayol, 1949; Taylor, 1911; Weber, 1946). Tuy nhiên, trong thực tế cơ cấu tổ chức có sự thay đổi đáng kể.Các nhà lý thuyết đương đại cho rằng không có duy nhất một cơ cấu tổ chức “tốt nhất” cho các tổ chức.

Hiệu suất của một tổ chức phụ thuộc vào sự phù hợp với cơ cấu tổ chức của nó và các biến theo ngữ cảnh như môi trường, chiến lược, công nghệ, quy mô, văn hóa (Chenhall 2007). Các lý thuyết phù hợp giữa cơ cấu tổ chức và các biến theo ngữ cảnh được gọi chung là lý thuyết dự phòng.

Theo lý thuyết dự phòng, kế toán quản trị được coi là thành phần của cơ cấu tổ chức.Việc thông qua lý thuyết dự phòng để nghiên cứu kế toán quản trị là quá trình điều chỉnh sự phù hợp giữa kế toán quản trị cụ thể với các biến theo ngữ cảnh trong một tổ chức.

Các biến như môi trường bên ngoài, công nghệ, cơ cấu tổ chức và quy mô (Otley 1980; Waterhouse và Tiessen 1978) đã được nghiên cứu bởi các nhà nghiên cứu kế toán quản trị trong hơn 25 năm. Trong hai thập niên cuối của thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu kế toán quản trị thay đổi tập trung các biến như văn hóa (Harrison và McKinnon 1999) và chiến lược (Langfield- Smith 2006).

Bên cạnh đó công nghệ là một biến ảnh hưởng lớn đến nghiên cứu kế toán quản trị. Những thay đổi về công nghệ được sử dụng bởi các tổ chức thường dẫn đến những thay đổi trong các yêu cầu của tổ chức về kế toán quản trị. Ví dụ, tổ chức có sử dụng công nghệ sản xuất hàng loạt trong sản xuất, quá trình sản xuất yêu cầu hệ thống ngân sách hỗ trợ quản lý các hoạt động thường xuyên hàng ngày (Chenhall 2007).

Ngược lại, các tổ chức áp dụng công nghệ sản xuất đơn vị phức tạp yêu cầu sự kiểm soát và điều khiển linh hoạt cần khuyến khích các nhân viên phản ứng nhanh với các tình huống khác nhau (Woodward 1965). Với việc giới thiệu các sáng kiến quản lý hiện đại như Just-in time (JIT) và quản lý chất lượng toàn diện (TQM), tổ chức cần phương tiện hiệu quả để đo lường kết quả của các sáng kiến chiến lược của các nhà quản trị. Quản lý hệ thống kiểm soát liên kết chiến lược và hoạt động giống như thẻ điểm cân bằng phù hợp với nhu cầu của quản trị.

Vào giữa những năm 1960, lý thuyết dự phòng đã được phát triển và được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu kế toán quản trị giữa những năm 1970 đến những năm 1980. Lý thuyết dự phòng có tầm quan trọng đáng kể để nghiên cứu kế toán quản trị vì nó đã thống trị kế toán hành vi từ năm 1975. Hơn nữa, lý thuyết dự phòng được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về kế toán quản trị của Otley (1980).

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Các lý thuyết cơ bản trong hội tụ kế toán quốc tế[/message]

Lý thuyết dự phòng nghiên cứu kế toán quản trị DN trong mối quan hệ tương tác với môi trường hoạt động của DN. Nói cách khác một hệ thống kế toán quản trị thích hợp với DN phụ thuộc vào đặc điểm DN và môi trường DN đó đang hoạt động. Điều này cho thấy không thể xây dựng một mô hình KTQT khuôn mẫu áp dụng cho tất cả các DN Việt Nam mà việc vận dụng kế toán quản trị vào DN phải tùy thuộc vào đặc thù từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đồng thời phải phù hợp với cơ cấu tổ chức, quy mô DN, trình độ công nghệ sản xuất và chiến lược tổ chức trong từng giai đoạn. Điều này có nghĩa là việc xây dựng một hệ thống kế toán quản trị hiệu quả phải thích hợp với từng DN, với môi trường bên trong và bên ngoài mà DN đó đang hoạt động.

Lý thuyết dự phòng

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Lý thuyết dự phòng

  1. Pingback: Lý thuyết đại diện (Agency theory) - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?