Nâng cao sức mạnh tài chính nhằm quản lý nợ xấu

kế toán cho vay

Mục lục

Nâng cao sức mạnh tài chính nhằm quản lý nợ xấu

Một trong những tồn tại cơ bản của các NHTM Việt Nam là quy mô vốn chủ sở hữu quá thấp. Hiện nay vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam vẫn còn quá nhỏ so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Điều này hạn chế rất lớn tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như ảnh hưởng tới khả năng áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế và khả năng xử lý nợ xấu của ngân hàng. Ngoài ra, năng lực tài chính cũng là điều kiện cần và đủ để ngân hàng có thể vận hành mô hình quản lý RRTD và coi đây là tiềm lực to lớn để hỗ trợ cho việc vận hành mô hình quản lý rủi ro. Năng lực tài chính của một ngân hàng sẽ quyết định khả năng đầu tư cho công nghệ và nguồn lực của ngân hàng đó…Vì vậy, vấn đề cấp bách hiện nay là từng bước tăng cường tiềm lực tài chính cho ngân hàng trong bối cảnh hội nhập. Bản thân các ngân hàng cần nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển các dịch vụ mới nhằm tăng lợi nhuận từ đó góp phần nâng cao quy mô vốn chủ sở hữu. Trên cơ sở đó, tăng trích lập DPRR. Các NHTM Việt Nam cũng cần chủ động thu hút sự đầu tư của các tổ chức tài chính quốc tế, khuyến khích các ngân hàng nước ngoài tham gia liên doanh để tăng vốn hoạt động và thực hiện chuyển giao công nghệ, tiến dần theo hướng phát triển thành NHTM hiện đại, có khả năng cạnh tranh toàn diện trên thị trường tài chính.

Để nâng cao sức mạnh tài chính nhằm quản lý nợ xấu, ngân hàng có thể áp dụng một số giải pháp cụ thể như sau:

  1. Tăng vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, đóng vai trò là chiếc phao cuối cùng chống lại rủi ro phá sản. Đây cũng là nguồn vốn có khả năng gây dựng niềm tin cho công chúng về uy tín và vị thể của ngân hàng trên thị trường. Bởi vậy cần có giải pháp để tăng vốn chủ sở hữu nhằm nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng với tiêu chuẩn quốc tế cũng như tăng cơ hội cho ngân hàng trong việc áp dụng mô hình quản lý RRTD tiên tiến và hiện đại. Nguồn tài chính để có thể bổ sung vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu trong giai đoạn này là:

(i) Gia tăng các khoản lợi nhuận để lại: Nếu như lợi nhuận để lại của ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu gia tăng vốn chủ sở hữu của mình thì đây chính là nguồn bổ sung vốn tốt nhất. Theo thông lệ quốc tế thì tỷ lệ tài sản tăng lên tương ứng với tỷ lệ vốn chủ sở hữu tăng lên, do đó phần lợi nhuận để lại được coi là tỷ lệ tăng trưởng bền vững của ngân hàng.

(ii) Đề nghị nhà nước cấp bổ sung vốn điều lệ: Trong điều kiện hiện nay, để nâng vốn điều lệ lên ngang tầm mức của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, các NHTM Việt Nam cần có sự hỗ trợ của nhà nước. Điều này sẽ giúp các ngân hàng duy trì tỷ lệ an toàn vốn CAR theo khuyến nghị của Basel.

(iii) Tiến hành cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu thưởng: Đối với Việt Nam, việc cổ phần hoá NHTM NN là con đường tất yếu. Cổ phần hoá trên cơ sở giữ nguyên phần vốn hiện có của nhà nước tại thời điểm cổ phần hoá, đồng thời huy động thêm vốn từ việc bán cổ phần cho cán bộ nhân viên của ngân hàng, cho các cổ đông chiến lược là các ngân hàng, các TCTD và nhất là các TCTD nước ngoài có uy tín, tiềm năng về tài chính, công nghệ và quản lý ngân hàng.

(iv) Mua bán và sáp nhập ngân hàng: Giải pháp tăng vốn chủ sở hữu các ngân hàng bằng cách thôn tính, mua lại hoặc sáp nhập với các ngân hàng khác diễn ra khá phổ biến trên thế giới như: Deusche Bank của Đức mua lại Banker Trust của Mỹ; ngân hàng SMFG- ngân hàng lớn thứ hai của Nhật cũng đã ký thoả thuận hợp tác với Bank of China của Trung Quốc và Korea Exchange Bank của Hàn Quốc. Ở Malaysia, Thái Lan thực hiện sáp nhập nhằm loại bỏ những ngân hàng yếu kém không đủ khả năng cạnh tranh, đồng thời xây dựng các ngân hàng có đủ sức cạnh tranh khi hội nhập.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Hoàn thiện chiến lược và mô hình quản lý rủi ro tín dụng[/message]

Theo đánh giá của các nhà kinh tế, xu hướng sáp nhập sẽ làm thay đổi sâu sắc quan niệm về sức mạnh kinh tế và thực tế đã đem lại lợi ích to lớn đối với những ngân hàng sáp nhập. Thực tế cho thấy, việc sáp nhập đã tạo ra những thể chế với tổng số vốn hàng trăm tỷ USD, có khả năng huy động vốn cũng như đầu tư vào các công trình có quy mô lớn. Các cuộc sáp nhập còn làm tăng khả năng hỗ trợ giữa các bên, tận dụng được những lợi thế trong cạnh tranh của các ngân hàng thành viên, từ đó tăng khả năng mở rộng thị trường, giảm chi phí, tận dụng những lợi thế về khoa học công nghệ để đánh bại những ngân hàng có năng lực yếu hơn.

Tháng 12/2011 vừa qua, 3 NHTM CP Việt Nam đã chính thức tự nguyện sáp nhập bao gồm: NHTM CP Đệ Nhất (Ficombank), NHTM CP Việt Nam Tín Nghĩa (Tin NghiaBank), và NHTM CP Sài Gòn (SCB). Kết quả ban đầu của việc hợp nhất ba ngân hàng nói trên cho thấy đã không gây ra sự xáo trộn nào đến hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng cũng như của cả hệ thống các TCTD. Đồng thời,sau khi sáp nhập, các ngân hàng này đều tăng tính thanh khoản và giá cổ phiếu đều thay đổi theo chiều hướng tích cực. Như vậy, sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng là xu hướng tất yếu khách quan hiện nay để nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam.

Việc sáp nhập, hợp nhất các NHTM Việt Nam có thể xảy giữa các ngân hàng lớn với nhau, giữa ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ, giữa các ngân hàng nhỏ với nhau. Tuy nhiên, trước mắt có thể nghiên cứu các phương thức hợp nhất một số NHTM CP Việt Nam làm ăn kém hiệu quả, hoặc NHTM NN lớn mua lại NHTM CP nhỏ dưới hình thức thôn tính. Các phương thức này cũng được áp dụng khá phổ biến trên thế giới, với việc ngân hàng lớn thôn tính ngân hàng nhỏ, bộ máy quản trị điều hành của ngân hàng mới cũng không phức tạp lắm vì tuân theo nguyên tắc cổ phần, cổ đông góp vốn. Đối với NHTM NN việc mua lại NHTM CP nhỏ có thể coi là bước đầu cổ phần hóa đồng thời làm tăng khả năng tài chính của NHTM NN, đương nhiên việc mua lại phải đảm bảo nguyên tắc nhà nước là cổ đông lớn chi phối quản trị điều hành

(v) Tăng vốn từ nguồn định giá lại tài sản:

Hiện nay, rất nhiều tài sản cố định của NHTM như trụ sở, tài sản là bất động sản…được phản ánh giá trị không chính xác so với giá trị thực tế. Do vậy, việc định giá lại tài sản của các NHTM sau một thời gian hoạt động là rất cần thiết. Tuy nhiên việc định giá tài sản cũng cần phải tuân theo những nguyên tắc và công thức chung do nhà nước ban hành. Đây cũng là một nguồn đáng kể góp phần gia tăng quy mô vốn chủ sở hữu cho các ngân hàng.

Có nhiều hình thức để định giá lại tài sản như: Các ngân hàng tự định giá, thuê tư vấn nước ngoài định giá hoặc định giá thông qua bán đấu giá cổ phiếu trên TTCK. Việc định giá lại tài sản của các NHTM Việt Nam có thể sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với các tài sản vô hình như định giá thương hiệu, vốn chưa có tiền lệ tại Việt Nam. Giải pháp hiệu quả hơn là các NHTM Việt Nam có thể thuê một tổ chức quốc tế chuyên nghiệp đánh giá lại tài sản. Tuy nhiên đây cũng là thách thức lớn do chi phí thuê tư vấn nước ngoài hiện nay có thể lên tới vài trăm ngàn đến triệu USD.

Như vậy, với các phương thức trên, các NHTM Việt Nam có thể gia tăng quy mô vốn chủ sở hữu, làm cải thiện hệ số CAR và tăng tính hiệu quả trong hoạt động quản lý nợ xấu. Tuy nhiên, cần bảo đảm rằng, việc tăng vốn chủ sở hữu phải phù hợp với quy mô và tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận. Bởi vì nếu ngân hàng chỉ tập trung vào việc tăng vốn chủ sở hữu mà không quan tâm đến sự gia tăng của lợi nhuận sẽ khiến hệ hệ số sinh lời ROE của ngân hàng giảm xuống (ROE = Lợi nhuận/ Vốn CSH).

  1. Nâng cao chất lượng tài sản

Vấn đề đầu tiên trong việc nâng cao chất lượng tài sản là phải xử lý nợ xấu dứt điểm không để nợ xấu tồn tại kéo dài trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Trước hết, các NHTM Việt Nam cần tự thực hiện bằng năng lực của mình thông qua việc thành lập ban chỉ đạo nợ xấu tại Hội sở chính và chi nhánh để đẩy mạnh công tác xử lý thu hồi nợ. Đối với nợ nhóm 5, biện pháp xử lý chủ yếu là bằng quỹ DPRR, tận thu nợ, bán phát mại tài sản, khởi kiện… Đối với nợ nhóm 3 và nợ nhóm 4 thì biện pháp xử lý chủ yếu là tự thu nợ, cơ cấu lại các khoản nợ đủ điều kiện theo quy định của ngân hàng, bán phát mại tài sản, khởi kiện. Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể chuyển toàn bộ nợ xấu sang một công ty chuyên trách tiếp nhận và xử lý nợ xấu. Đối với các khoản nợ xấu không xử lý được, ngân hàng không chuyển giao cho công ty mua bán nợ thì nhà nước cần có cơ chế để ngân hàng có thể chủ động áp dụng cơ cấu lại tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Còn đối với các khoản nợ cho vay chính sách, chỉ định, theo kế hoạch nhà nước, nợ đã được Chính phủ cho phép khoanh, giãn nhưng khách hàng chưa trả được thì chuyển sang ngân hàng chính sách xã hội hoặc công ty mua bán nợ của bộ tài chính (DATC: Debt and Asset Trading Corporation) để thu hồi xử lý bằng nguồn ngân sách.

Song song với các biện pháp xử lý nợ xấu, việc thực thi các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng cũng như các hoạt động kiểm soát tín dụng là một việc làm rất quan trọng để hạn chế phát sinh các khoản nợ không sinh lời. Để tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng, việc giao kế hoạch kinh doanh sẽ dựa trên chi tiết từng danh mục cho vay ngay từ đầu năm. Như vậy, hoạt động quản lý tín dụng của ngân hàng phải được thực hiện chi tiết đến từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, từng khu vực và từng loại hình sản phẩm. Các ngân hàng cần tuân thủ tuyệt đối quy trình tín dụng, cương quyết xử lý những biểu hiện vi phạm kỉ luật điều hành, nâng cao chất lượng thông tin, báo cáo trong quản trị điều hành; lựa chọn các khách hàng loại A*, A, các dự án có chất lượng tốt.

Các ngân hàng cũng cần chú trọng cải thiện danh mục đầu tư thông qua hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư vào các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và nhiều tiềm năng phát triển; Tham gia góp vốn thành lập công ty cổ phần, đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng phát triển và hiệu quả sinh lời cao. Các hoạt động đầu tư này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, đa dạng cơ cấu tài sản có, lành mạnh hoá bảng tổng kết tài sản.

Như vậy với các giải pháp đồng bộ trong việc xử lý nợ xấu và kiểm soát tăng trưởng tín dụng, đa dạng hoá danh mục đầu tư thì các NHTM Việt Nam có thể cải thiện được chất lượng tài sản trong thời gian tới, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

3. Nâng cao khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản

Chuyển dịch tài sản Có theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản, tăng tỷ trọng tài sản Có sinh lời, đồng thời giảm thiểu rủi ro. Các ngân hàng cũng cần tăng khả năng thanh khoản trên cơ sợ tạo ra sự cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, tăng sự phù hợp về cấu trúc giữa tài sản Có và tài sản Nợ, cấu trúc dòng tiền, tính đa dạng trong cấu trúc tài sản Có và khả năng chuyển đổi rủi ro.

Trong thời gian gần đây, đặc biệt là trong năm 2011, thanh khoản trở thành vấn đề nóng bỏng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Hàng loạt các NHTM CP có quy mô nhỏ ở Việt Nam đều có nguy cơ mất thanh khoản, gây rủi ro tiềm ẩn cho cả hệ thống. Như vậy, để nâng cao khả năng thanh khoản, trong thời gian tới các ngân hàng cần tập trung điều chỉnh nhằm tăng cơ cấu nguồn vốn trung, dài hạn bằng các biện pháp như triển khai phát hành trái phiếu dài hạn tăng vốn cấp 2, trái phiếu tăng vốn bằng VND, giấy tờ có giá dài hạn USD, huy động tiết kiệm dự thưởng và nâng cao quảng bá các sản phẩm huy động vốn trung, dài hạn tới khách hàng. Vấn đề đặt ra với các ngân hàng lúc này là phải kịp thời xây dựng kế hoạch đánh giá chi phí của từng sản phẩm, từng nhóm khách hàng, kỳ hạn huy động vốn để quyết định điều chỉnh cơ cấu vốn ngắn – trung và dài hạn.

Ngoài các giải pháp kỹ thuật kể trên, các ngân hàng cũng cần chú trọng cải thiện công tác quản lý thanh khoản thông qua việc yêu cầu Hội đồng quản lý Nợ – Có (ALCO: Asset Liability Management Committee) thực hiện đúng chức năng là cơ quan đảm bảo thanh khoản toàn hệ thống; Bộ phận quản lý sổ ngân hàng sẽ thay mặt cho ALCO trực tiếp thực hiện giao dịch, đảm bảo mục tiêu quản lý thanh khoản và tuân thủ hạn mức do ALCO quy định; Bộ phận Hỗ trợ ALCO: Phân tích rủi ro thanh khoản, phối hợp với bộ phận quản lý rủi ro thị trường đề xuất với ALCO hạn mức, giới hạn thanh khoản, các biện pháp giảm thiểu rủi ro thanh khoản để đạt mục tiêu đặt ra;

[feat_text title=”Bài Viết Cùng Serial : Các giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam” icon=”screen”]
  1. Hoàn thiện chiến lược và mô hình quản lý rủi ro tín dụng
  2. Nâng cao sức mạnh tài chính nhằm quản lý nợ xấu
  3. Phát triển công nghệ ngân hàng nhằm quản lý nợ xấu
  4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm quản lý nợ xấu
  5. Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ của NHTM
  6. Hoàn thiện mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ doanh nghiệp
[/feat_text]

Nâng cao sức mạnh tài chính nhằm quản lý nợ xấu

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

One thought on “Nâng cao sức mạnh tài chính nhằm quản lý nợ xấu

  1. Pingback: Phát triển công nghệ ngân hàng nhằm quản lý nợ xấu - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?