Hoàn thiện mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ doanh nghiệp

kế toán cho vay

Mục lục

Hoàn thiện mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ doanh nghiệp

Như đã phân tích tại chương III, hiện nay, trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam, đã có một số NHTM áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp: đơn cử như MB, Vietinbank, BIDV, VCB…

Phần lớn hệ thống xếp hạng tín dụng này đều được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, tuy nhiên với đặc thù của các ngân hàng khác nhau đã dẫn đến việc cùng một doanh nghiệp nhưng lại nhận được sự đánh giá khác nhau từ phía các ngân hàng. Bởi vậy, trong thời gian tới, các ngân hàng cần thống nhất quy trình chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp để các nhận định về tình trạng của doanh nghiệp không có sự khác biệt nhiều giữa các ngân hàng. Quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp có thể được đề xuất như sau:

Bước 1: Xác định ngành, nghề kinh tế. Tùy theo đặc điểm danh mục đầu tư của mỗi ngân hàng, các khách hàng sẽ được phân loại từ 4 cho đến 52 ngành.

Bước 2: Phân loại doanh nghiệp theo các tiêu chí về quy mô ngành nghề kinh doanh chính. Quy mô của doanh nghiệp ảnh hưởng đến nhóm các chỉ tiêu tài chính và thường được xác định dựa trên đỉểm của các chỉ tiêu như vốn chủ sở hữu, số lượng lao động, doanh thu thuần và tổng tài sản của doanh nghiệp. Giá trị của các nhân tố để chấm điểm, hoặc việc xác định quy mô có thể áp dụng thống nhất cho mọi ngành nghề hoặc được xây dựng riêng cho từng ngành cụ thể. Sau khi tổng hợp điểm, doanh nghiệp sẽ được phân loại vào một trong ba nhóm: Quy mô lớn, vừa hoặc nhỏ.

Bước 3: Xác định loại hình sở hữu của khách hàng. Căn cứ vào đối tượng sở hữu, khách hàng được chia thành các loại: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp khác.

Bước 4: Chấm điểm các nhân tố tài chính

Bước 5: Chấm điểm các nhân tố phi tài chính

Bước 6: Xác định tổng điểm cuối cùng để xếp hạng doanh nghiệp bằng cách

cộng tổng điểm các bước nêu trên và quyết định hạng của khách hàng.

Trong việc xây dựng cũng như áp dụng hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ của các NHTM Việt Nam hiện nay, rất cần thiết phải thực hiện việc thí điểm triển khai áp dụng mô hình xếp hạng nội bộ trên toàn hệ thống theo khuyến nghị của Basel II. Thực tế, hiện nay các NHTM Việt Nam đã và đang xây dựng hệ thống xếp hạng nội bộ một tiêu chí. Trong khi đó, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hai tiêu chí theo khuyến nghị của Basel II mới là bước phát triển vượt bậc trên nền của hệ thống xếp hạng một tiêu chí mà các NHTM Việt Nam hiện đang áp dụng.

Về cơ bản, để thực hiện công tác quản lý RRTD theo đúng yêu cầu phương pháp IRB của Basel II, các ngân hàng phải tiến hành qua các nội dung công việc sau:

1. Đo lường rủi ro thông qua việc xác định ba cấu phần rủi ro cơ bản: PD, LGD, EAD

Sau khi hoàn thành cơ sở dữ liệu về khách hàng: tập hợp đầy đủ từ các thông tin tài chính đến phi tài chính như lịch sử vay trả nợ, năng lực điều hành…các ngân hàng sẽ xây dựng, thử nghiệm và lựa chọn ra các mô hình thống kê hoặc phi thống kê tốt nhất để tính toán ba cấu phần cơ bản: PD, LGD và EAD.

Nguyên nhân khiến cho ba cấu phần rủi ro này có tầm quan trọng như vậy là vì chúng sẽ trả lời các câu hỏi cơ bản trong hoạt động quản lý RRTD. Cụ thể là:

– PD: Xác suất vỡ nợ của khách hàng trong ngành hàng đó là bao nhiêu ?

– LGD: Tỷ trọng % số dư rủi ro ngân hàng sẽ bị tổn thất khi khách hàng không trả được nợ ?

– EAD: Số dư nợ vay của khách hàng/ngành hàng khi xảy ra vỡ nợ?

Nói cách khác, với PD, LGD và EAD thì hai yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu, tưởng chừng như rất định tính, mà các ngân hàng thường xuyên nhắc đến trong quyết định cấp tín dụng là khả năng trả nợ và mong muốn trả nợ của khách hàng đã được lượng hóa cụ thể. Và cũng nhờ PD, LGD và EAD, hàng trăm, hàng chục các nhân tố có ảnh hưởng tác động đến khách hàng cũng như các khoản tín dụng cấp cho họ đã được tóm tắt, phản ánh cụ thể chỉ qua ba cấu phần rủi ro đó.

Quan trọng hơn, dựa trên kết quả tính toán PD, LGD, và EAD, các ngân hàng sẽ phát triển các ứng dụng trong quản lý RRTD trên nhiều phương diện, mà các ứng dụng chính bao gồm: Tính toán, đo lường RRTD bao gồm: EL – tổn thất dự kiến và UL – tổn thất ngoài dự kiến. Như vậy, việc đo lường RRTD đã được lượng hóa thành hai thước đo rất cụ thể là EL và UL. Ở đây cần nhấn mạnh, trái với quan điểm sai lầm xảy ra khá phổ biến rằng chỉ EL mới phản ánh RRTD thì trong tư duy quản lý RRTD hiện đại, chính UL mới thực sự là thước đo RRTD. Điều này có thể giải thích rõ ràng như sau: kinh doanh tín dụng không bao giờ có thể tránh khỏi tổn thất, và EL chính là phản ánh “chi phí kinh doanh” trung bình mà mọi ngân hàng đều phải trả trong hoạt động của mình. Và khi chi phí (tổn thất) đó là có thể dự đoán được và đã được bù đắp bằng nguồn DPRR, thì nó không còn gây “rủi ro”cho ngân hàng nữa. Khi đó, UL, những tổn thất ngoài dự kiến mới là mối tiềm ẩn rủi ro. Cũng chính xuất phát từ quan điểm đó mà hiệp ước Basel II đã yêu cầu các ngân hàng phải duy trì một mức vốn tối thiểu cần thiết để phòng vệ các tình huống tổn thất dự kiến quá lớn và không thể bù đắp bằng nguồn vốn dự phòng hiện thời.

2. Định giá khoản vay

Một ứng dụng quan trọng khác mà phương pháp IRB đã mang lại là việc định giá khoản vay. Giờ đây, khi các thước đo RRTD là EL và UL đã được lượng hóa, ngân hàng đã có cơ sở để xác định lãi suất cho vay theo đúng phương châm “rủi ro cao, lợi nhuận cao; rủi ro thấp, lợi nhuận thấp” qua cơ chế tính giá bù đắp rủi ro hoặc phần bù rủi ro. Với cơ chế tính giá đó, ngân hàng sẽ phòng tránh được việc cho vay không bù đắp được rủi ro, từ đó sàng lọc, lựa chọn dần các khách hàng mang lại lợi nhuận sau khi đã điều chỉnh rủi ro cao hơn cho ngân hàng và nâng cao hiệu quả đầu tư của danh mục tín dụng.

3. Quản lý danh mục đầu tư

Một trong những hoạt động mà Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng rất khuyến khích các ngân hàng thực hiện là quản lý danh mục đầu tư tín dụng. Về ý tưởng, các giải pháp quản lý danh mục đầu tư phải cung cấp được công cụ để đo lường vốn kinh tế cũng như hệ số tương quan giữa các khách hàng và tổn thất ngoài dự kiến ở cấp độ danh mục. Tuy nhiên, do độ phức tạp quá cao của việc tính toán các chỉ tiêu trên, đặc biệt là các hệ số tương quan rủi ro giữa các khách hàng và ngành hàng trong danh mục đầu tư, cũng như do tính không sẵn có về nguồn số liệu nên cho đến nay, các nội dung quản lý danh mục đầu tư chủ yếu bao gồm:

– Phân tích rủi ro tập trung thông qua việc đánh giá tỷ trọng danh mục đầu tư tín dụng của ngân hàng ở: (i) một khách hàng; (i) một nhóm khách hàng liên quan; (iii) một ngành hoặc lĩnh vực kinh tế đặc biệt; (iv) một khu vực địa lý; (v) một loại TSĐB…

Theo Ủy ban Basel, mức độ tập trung cao sẽ tạo rủi ro lớn cho ngân hàng khi xảy ra những thay đổi bất lợi trong lĩnh vực tập trung tín dụng và vì vậy, cần phải phòng tránh thông qua việc đa dạng hóa ở mức độ phù hợp.

– Phân tích các đặc điểm tổn thất của danh mục đầu tư: Bao gồm phân tích xác suất một nhóm khoản vay bị chuyển từ nhóm rủi ro thấp sang nhóm rủi ro cao hơn, phân tích khả năng tổn thất của một khoản vay theo tuổi thọ (quãng thời gian cho vay), phân tích tỷ lệ tổn thất của danh mục đầu tư, phân tích xác suất thay đổi đa chiều của một nhóm khoản vay…

4. Tính vốn tự có tối thiểu

Trong khi EL – tổn thất dự kiến – đã được xác định trước và bù đắp bằng nguồn DPRR, thì UL – tổn thất ngoài dự kiến – RRTD thực sự sẽ được dự phòng và bù đắp bằng nguồn nào ngoài một phần lãi vay đã tính cho khách hàng? Câu trả lời đó chính là mức vốn tự có tối thiểu mà ngân hàng phải duy trì so với tổng tài sản Có rủi ro sau khi đã quy đổi. Điều này, một lần nữa càng khẳng định, khi hầu hết các nội dung của Basel, từ Basel I, Basel II cho đến Basel III đều là nhằm hướng dẫn các ngân hàng xác định đúng mức vốn tự có tối thiểu an toàn, cũng đồng nghĩa với việc nó đã tạo ra cho ngân hàng một công cụ hữu ích để quản lý RRTD tổng thể. Thực tiễn đã chứng minh rằng, vốn tự có mạnh là nền tảng chính giúp ngân hàng vượt qua các cú sốc lớn trong hoạt động kinh doanh và giảm thiểu các tác động dây chuyền của khủng hoảng hệ thống tài chính. Các tình huống thảm họa không dự đoán được trước có thể xảy ra không nhiều, hoặc thậm chí cực hiếm nhưng một khi chúng xảy ra thì các ngân hàng rất dễ đi đến chỗ phá sản hoàn toàn nếu không có đủ vốn tự có để chống đỡ. Khi đề cao vai trò của vốn tự có, Basel II đã đề cao “tấm đệm” chung nhằm bảo vệ ngân hàng đối phó trước mọi loại hình rủi ro, trong đó bao gồm RRTD.

5. Trích lập dự phòng rủi ro

– Ngân hàng phải thường xuyên thực hiện phân loại tài sản Có, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong mọi hoạt động, trong đó có hoạt động tín dụng nhằm chủ động xử lý rủi ro xảy ra cũng như làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của ngân hàng

– Việc phân loại tài sản Có, trích lập DPRR trong hoạt động ngân hàng của TCTD được thực hiện theo khung chung là các quy định đã được ban hành của NHNN mà hiện nay là QĐ 493/2005/QĐ -NHNN .

– Tuy nhiên, trong dài hạn, các ngân hàng cần phải xây dựng chính sách trích lập dự phòng và hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trên cơ sở đánh giá tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng cũng như tình hình tài chính của ngân hàng.

Cách làm này thể hiện đúng bản chất của việc dự phòng tổn thất rủi ro của hoạt động ngân hàng vì nó phản ánh chất lượng và khả năng tổn thất thật sự của tài sản, giúp ngân hàng đối phó kịp thời với rủi ro.

Nói tóm lại, hệ thống xếp hạng theo hai tiêu chí thường tốt hơn so với hệ thống một tiêu chí bởi vì bằng cách đánh giá một cách riêng rẽ PD và LGD, hệ thống hai tiêu chí có thể nâng cao được hiệu qủa truyền đạt thông tin về rủi ro, giảm bớt xu hướng xếp hạng chủ yếu dựa vào TSĐB, thúc đẩy sự phát triển của các công cụ xếp hạng để hỗ trợ trong quá trình xếp hạng rủi ro. Hệ thống xếp hạng hai tiêu chí cũng phù hợp hơn với các kỹ thuật phân bổ vốn, dự phòng vốn, định giá tín dụng dựa vào rủi ro và tăng sự tương thích giữa mức xếp hạng nội bộ và mức xếp hạng bên ngoài do các công ty xếp hạng đã có kinh nghiệm đưa ra. Như vậy, hệ thống này có thể tăng tính chính xác và tính thống nhất trong việc xếp hạng thông qua việc ghi nhận một cách riêng biệt các đánh giá của ngân hàng về PD và EL chứ không gộp chúng với nhau như trong hệ thống xếp hạng một tiêu chí.

[feat_text title=”Bài Viết Cùng Serial : Các giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam” icon=”screen”]
  1. Hoàn thiện chiến lược và mô hình quản lý rủi ro tín dụng
  2. Nâng cao sức mạnh tài chính nhằm quản lý nợ xấu
  3. Phát triển công nghệ ngân hàng nhằm quản lý nợ xấu
  4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm quản lý nợ xấu
  5. Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ của NHTM
  6. Hoàn thiện mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ doanh nghiệp
[/feat_text]

Hoàn thiện mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ doanh nghiệp

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?