Sự ra đời và phát triển triết lý trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong quản trị kinh doanh

sản xuất kinh doanh

Sự ra đời và phát triển triết lý trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong quản trị kinh doanh

Thuật ngữ trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) được đề cập từ những năm đầu thế kỷ 20. Trong số đó, đáng lưu ý là tác giả Bowen với tác phẩm “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” trong những năm 1950 được coi là tiên phong trong cách tiếp cận trách nhiệm xã hội.

Bowen đã định nghĩa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là “nghĩa vụ của doanh nhân để theo đuổi các chính sách, ra các quyết định hoặc thực hiện chuỗi các hoạt động được xã hội mong đợi xét về mục tiêu và giá trị” (Bowen trích trong Carroll, 1979).

Sau đó, có sự phát triển mạnh mẽ trong quan niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Carrol (1979) cho rằng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao hàm cách trách nhiệm kinh tế, luật pháp, đạo đức và trách nhiệm đáp ứng sự kỳ vọng của xã hội.

Theo quan niệm của Cộng đồng Châu Âu, đó là “việc doanh nghiệp cân nhắc các yếu tố môi trường và xã hội trong các họat động kinh doanh của mình và trong quan hệ qua lại với các bên hữu quan dựa trên tinh thần tự nguyện” (EC, 2003).

Xu hướng nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng sự chuyển dịch mạnh mẽ thành các phân nhóm khác nhau. Nếu như trước đây, trách nhiệm xã hội được gắn liền với tính đạo đức thì nay đã là chủ đề nghiên cứu gắn liền với doanh nghiệp và cơ chế quản trị.

Bảng 1.1: Sự phát triển của các cách tiếp cận trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Góc độ tiếp cận CSR Đạo đức Kinh doanh Quản trị công ty
Nghiên cứu Giá trị và Quy tắc Giá trị Tác động
Mục tiêu và cách tiếp cận Hợp pháp

Đạo đức Kinh doanh

Triết lý đạo đức

Kiểm soát đạo đức

Lợi thế cạnh tranh

Kinh tế quản trị Quản trị chiến lược

Lợi thế phối kết hợp

Khoa học chính trị

Khoa học phức hợp

Đổi mới hệ thống

Câu hỏi nghiên cứu Cái gì/Tại sao? Tại sao/ Như thế nào? Câu hỏi “Tiếp đến

là gì?”

Nguồn: Theo Nigel Roome trích trong MacGregor và Fontrodona (2011)

Ngày nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã trở thành một triết lý về hành vi và quản trị của doanh nghiệp được nhiều doanh nghiệp trên thế giới lựa chọn áp dụng và con số này không ngừng tăng lên (Carroll & Shabana, 2010). Lựa chọn này có thể không phải do doanh nghiệp tự nguyện mà chỉ để tuân thủ theo pháp luật (ví dụ như trong lĩnh vực môi trường), hoặc là doanh nghiệp tự nguyện đóng góp một số nguồn lực (ví dụ con người, thời gian, kiến thức, kỹ năng hoặc là tiền) cho lợi ích cộng đồng, hoặc đóng góp vào việc cải thiện một số điều kiện thường nằm ngoài phạm vi của công ty (Moon & DeLeon, 2007).

[message type=”e.g. information, success”]👉👉👉Xem thêm: Lợi ích khi thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR)[/message]

Theo Carroll (2010), trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể bao hàm chuẩn mực mà các bên liên quan bên trong và bên ngoài coi là đúng đắn và công bằng, hưởng ứng lại sự mong đợi của xã hội về quyền công dân, hoặc bao gồm các chương trình đang hoạt động nhằm thúc đẩy phúc lợi   và thiện chí của con người.

Cũng theo quan điểm tương tự như vậy,  một định nghĩa phổ biến được sử dụng là “một cam kết để cải thiện phúc lợi xã hội thông qua thực tiễn kinh doanh tự chủ và đóng góp từ các nguồn tài nguyên của công ty “(Du, et al., 2010, p. 8; Kotler & Lee, 2005; Mackey, et al., 2007; McWilliams & Siegel, 2000; Waddock & Graves, 1997).

Như vậy, quan điểm của Carroll hay của  các nhà nghiên cứu trước đây chủ yếu sử dụng định nghĩa này theo quan điểm phi chiến lược và dựa trên lý thuyết các bên hữu  quan. Mặc dù các quan điểm này đã được áp dụng phổ biến nhưng không hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu theo quan điểm chiến lược.

Hiện nay, đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo cách tiếp cận trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo quan điểm chiến lược thay vì đạọ đức kinh doanh như trước đây. Nói cách khác, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang hướng đến quan điểm chiến lược (thay vì đạo đức kinh doanh) với cơ cấu tổ chức như là một đơn vị phân tích (thay vì là một đơn vị của xã hội). Theo đó, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là: “những hành động nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh và uy tín của một công ty” (Hill, et al., 2008, p.6).

Như vậy, doanh nghiệp sử dụng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như là công cụ chiến lược để đáp ứng sức ép từ thị trường và khách hàng  với các hành động vượt hơn quy định của luật pháp về môi trường, xã hội (Carroll & Shabana, 2010; Wood, 2010).

Sự ra đời và phát triển triết lý trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong quản trị kinh doanh

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?