Khái niệm và bản chất trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

So sánh nền giáo dục trong bộ phim “Ba Chàng Ngốc” của Ấn Độ với nền giáo dục của Việt Nam

Khái niệm và bản chất trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự bao hàm của ba khái niệm: doanh nghiệp, xã hội và trách nhiệm. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chỉ ra mối quan hệ giữa doanh nghiệp (hoặc các tổ chức lớn hơn) và cộng đồng xã hội có liên quan.

Theo đó “xã hội” được hiểu theo một nghĩa rộng bao gồm nhiều cấp khác nhau trong đó có cả các bên hữu quan có lợi ích hiện thời liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp (Werther & Chandler, 2006).

Xét về bản chất, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể bao hàm chuẩn mực mà các bên liên quan bên trong và bên ngoài coi là đúng đắn và công bằng, hưởng ứng lại sự mong đợi của xã hội về quyền công dân, hoặc bao gồm các chương trình đang hoạt động nhằm thúc đẩy phúc lợi  và thiện chí của con người.  Hình sau đây trình bày rõ hơn mô hình Kim tự tháp của Carroll – được áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Trách nhiệm kinh tế: đây là trách nhiệm đầu tiên. Các mục tiêu như tối đa hóa lợi nhuận, cạnh tranh, hiệu quả và tăng trưởng là điều kiện tiên quyết bởi lẽ  đây là mục tiêu tối thượng của doanh nhân. Mục tiêu kinh tế không được thỏa mãn thì doanh nghiệp cũng không thể tồn tại để đáp ứng các trách nhiệm khác. Các trách nhiệm còn lại đều phải dựa trên ý thức trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp.

Trách nhiệm tuân thủ pháp luật: chính là sự cam kết của doanh nghiệp với xã hội. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều nằm trong khuôn khổ pháp luật. Trong quá trình tìm kiếm các mục tiêu kinh tế, doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của luật pháp. Do đó, trách nhiệm kinh tế và pháp lý là hai thành tố cơ bản, không thể thiếu của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

[message type=”e.g. information, success”]👉👉👉Xem thêm: Lợi ích khi thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR)[/message]

Trách nhiệm đạo đức: là những quy tắc, giá trị được xã hội chấp nhận nhưng chưa được đưa vào văn bản luật. Việc doanh nghiệp tuân thủ pháp luật là sự đáp ứng những đòi hỏi, chuẩn mực tối thiểu mà xã hội đặt ra. Xã hội kỳ vọng doanh nghiệp thực hiện các hoạt động có lợi ích cho xã hội hơn cả những điều quy định trong luật pháp. Trách nhiệm đạo đức là tự nguyện nhưng lại chính là trọng tâm của trách nhiệm xã hội.

Trách nhiệm từ thiện: là những hành vi của doanh nghiệp vượt ra ngoài sự trông đợi của xã hội, như quyên góp xây nhà tình nghĩa, ủng họ đồng bào lũ lụt, tài trợ cho trẻ em vùng sâu vùng xa…Điểm khác biệt giữa trách nhiệm từ thiện và đạo đức là doanh nghiệp hoàn toàn tự nguyện. Nếu doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm xã hội đến mức độ này vẫn được coi là đáp ứng đủ các chuẩn mực mà xã hội trông đợi.

Khái niệm và bản chất trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?