Kinh nghiệm cải cách chi tiêu công ở các nước OECD

Bánh mì: 4 tác hại thực sự đáng sợ

Mục lục

Kinh nghiệm cải cách chi tiêu công ở các nước OECD

Tại  các  nước OECD, các  cuộc  cải  cách  quản lý chi tiêu công diễn ra theo hai đợt, cải cách lần một, bắt đầu từ những năm 1970 đến cuối những năm 1990,  tập trung vào việc cải cách kiểm soát chi tiêu của chính quyền các cấp. Tiếp theo, cuộc cải cách lần hai nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ công cung cấp cho người dân và quan hệ với công dân.

Cuộc cải cách lần thứ nhất: kiểm soát chi Ngân sách nhà nước của chính quyền các cấp

Trong khoảng thời gian từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 1970, chi tiêu của bộ máy chính quyền đã tăng lên rất nhanh, bộ máy này trở nên quá tồn kém, quá cồng kềnh và bình trờng quá mức; các khoản nợ nần vượt ra ngoài tầm kiểm soát; người dân cảm thấy họ được nhận những dịch vụ kém chất lượng so với các khoản tiền mà họ đóng góp.

Cuộc cải cách lần thứ nhất với mục tiêu là kiểm soát chi tiêu của chính quyền các cấp và làm cho các cấp chính quyền hoạt động có hiệu quả hơn. Để thực hiện được mục tiêu này, các nước OECD đã đặt ra mục tiêu cụ thể cần đạt được đó là một chính quyền nhỏ hơn và một chính quyền hiệu quả hơn.

Giải bớt các khoản chi tiêu của chính quyền có nghĩa là chính quyền hạn chế can thiệp vào một số lĩnh vục nhất định (tức là làm ít hơn), hay hoạt động có hiệu quả hơ (thực hiện các công việc với chi phí ít hơn) hoặc kết hợp cả hai với các chương trình phúc lợi mở rộng. Chính phủ đã không can thiệp vào hoạt động thương nại nữa mà chỉ duy trì hoạt động  bảo vệ xã hội (hưu trí, chăm sóc sức khẻo…)

Một số ít nước đã tiến đến mức là thường xuyên xem xét lại vai trò và chức năng của chính quyền, xem xét lại cơ cấu thiết chế của mình và xay dựng cách thức định hình lại đặc điểm truyền thống của khu vực công với các cách tiếp cận khác nhau như: tách biệt chứ năng lập chính sách với việc cung cấp dịch vụ, hợp nhất hoặc hợp lý hóa tổ chức được sử dụng để thực hiện  những nhiệm vụ tương tự một cách riêng biệt, giảm quy mô và phân bổ lại các dịch vụ trông tổ các chức chính quyền, tăng trách nhiệm cho các cơ quan hữu quan hoặc chính quyền cấp dưới.

Một chính quyền hiệu quả hơn là chính quyền cung cấp các lại dịch vụ công với chất lượng tốt hơn. Để thực hiện được mục tiêu này, chính quyền cần xem xét lại cách thức can thiệp, rà soát lại các quản lý công. Viêc đấu thầu dịch vụ hành chính được coi là một phương thức quan trọng trongcari cách khu vụ công ở các nước OECD với việc đạt được các kết quả thỏa thuận. Mặc dù việc cho thầu dịch vụ hành chính nhìn chung được các nước đánh giá là tích cực, nhưng rất kho rút ra bài học từ các thực tiễn khác nhau do việc thực hiện bao giờ cũng phải được thiết kế để phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nước.

Rà soát hệ thống quản lý công với việc xem xét lại hệ thống quản lý nhân sự và hệ thống quản lý hoạt động cũng làm cho chính quyền hoạt động hiệu quả hơn. Ngày càng có nhiều nước OECD tuyển dụng nhân viên dựa vào phẩm chát, năng lực hay nội dung công việc, chú trông đến việc luận chuyển nhân viên và cải thiện kết quả hoạt động của đội ngữ lao động. Đối với các nhà quản lý thì tập trung vào việc định ra nhiều trách nhiệm hơn cho các nhà quản lý nhân viên, ngành nhiều quyền tự quyết cho họ trong việc đưa ra các điều kiện hay các quyết định cá nhân về nhân sự. Một số nước còn tuyển dụng các quan chức cao cấp vào làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn như ở Niu Dilân, Thụy Điển, Anh.

Thực hiện mục tiêu kiểm soát chi tiêu của chính quyền và làm cho chính quyền hoạt động có hiệu quả hơn đã đem lại kết quả khá tốt đẹp. Hầu hết các nước đã thành công trong việc giảm mức thâm hụt tài chính và đến cuối thế kỷ trước, chín nước thuộc OECD thậm chí còn tạo ra thặng dụ tài chính như Canada, phần Lan, Đan Mạch… đã có những thành công trong nỗ lực duy trì ổn định tài chính ở hầu hết các nước OECD. Hiệu quả hoạt động của chính quyền được cải thiện với việc cung ứng các dịch vụ có chất lượng tốt hơn đáp ứng được các yêu cầu của công chúng.

Cuộc cải cách thứ hai: cải thiện chất lượng dịch vụ và quan hệ với công dân.

Mục tiêu chính của các cuộc cải cách quản lý chi tiêu công trước hết là làm ổn định hay làm giảm chi tiêu công. Các nước luôn phải chịu sức ép từ phía công chúng do những tiến triển trong công nghệ và viễn thông (công dân có thể tiếp cận thông tin nhanh chóng và đòi hỏi dịch vụ tốt hơn), giáo dục (công dân ngày càng có học thức hơn), bản vị (công dân ngày càng trở nên cá nhân hơn và có đầu óc phê phán hơn)… đó họ muốn có tiếng nói đánh giá của mình về cách vận hành nên hành chín công và mong muốn dịch vụ tốt nhất với giá rẻ nhất. Do vậy việc tiếp tục cải thiện quản lý công là hết sức cần thiết. Và cuộc cải cách nền hành chính công ra đời với mục tiêu là cải thiện chất lượng dịch vụ và quan hệ với công dân.

Cuộc cải cách được thực hiện với các tiêu điểm cụ thể là gần gũi hơn vời người dân và tăng cường chế độ trác nhiệm cho các nhà quản lý. Để thực sự gần gũi với người dân chính phủ cần phải nâng cao khả năng phúc đáp và chất lượng dịch vụ phân cấp trách nhiệm.

Trước đây, nhiều người từng chỉ trích chính phủ vì muốn quan tâm đến việc đáp ứng các nhu cầu của công dân. Các cuộc cải cách chỉ có tính pháp lý khi chúng có khả năng giải quyết được tồn tại đó, như vậy cần phải xác định rõ nhu cầu của người dân. Họ muốn việc cung cấp dịch vụ phải hiệu quả phải hiệu suất hơn, đòi hỏi tự do và công bằng, ngụ ý rằng Chính phủ phải bảo vệ lợi ích công.

Và việc cung cấp dịch vụ công đã được cải thiện hơn với các điểm quan trọng,  Một là, tính minh bạch về công việc của chính quyền, người chịu trách nhiệm và các biện pháp khắc phục khi có sự cố trong công việc. Hai là, Sự tham gia của công chúng trong các công việc của chính quyền chứ không coi họ là những người thụ hưởng những gì mà chính quyền bố thí cho họ. Ba là, thỏa mãn các yêu cầu của “ khách hàng”, tức là công dân phải được cung cấp ngày càng nhiều càng tốt những lại dịch vụ phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Buốn là, khả năng tiếp cận, các công dân cần phải được tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận trực tiếp với chính quyền vào những thời điểm thuận tiện và được cung cấp thông tin bằng ngôn ngữ phổ thông.

Các nỗ lực đáp ứng hơn nữa nhu cầu của công dân đã khiến nhiều nước đề ra các tiêu chuẩn dịch vụ mà đôi khi được đưa vào những van bản chính thức như hiến chương về dịch vụ công cho công dân ở Bỉ, pháp, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh.

Giảm nhẹ gánh nặng hành chính cũng là một khía cạnh quan trọng tron nỗ lực nâng cao chất lượng phục phụ công dân, đặc biệt là đối với doanh nghiệp. Thực hiện giản đơn hóa những yêu cầu và tiêu chuẩn hóa hình thức, sử dụng công nghệ thông tin, trong trao đổi dữ liệu, thanh toánh điện tử các loại thuế nhằm làm giảm các chi phí liên quan… Hầu hết các nước OECD đã có sáng kiến được gọi là “ một cửa”- một cửa chính giải quyết các thủ tục hành chính công về các công việc cụ thể “ một cửa” ở cấp địa phương trong việc cấp giaaysy phép xây dựng nhà máy công nghiệp thay vì cơ chế trước đây là kết hợp 40 thủ tục khác nhau, liên quan đến nhiều bộ, ngành chính phủ mà người làm đơn cần phải đến gõ của, từ đó làm giảm thời gian, quy trình hay chi phí trong việc cấp giấy phép.

Thực hiện phân cấp trách nhiệm cho chính quyền cấp dưới để có thể gần với người dân hơn. Kinh nghiệm của các nước OECD cho thấy, muốn việc phân cấp thẩm quyền cho các cấp chính quyền thấp hơn đạt hiệu quả cần tiến hành cùng với việc phân cấp các nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ mới. Một trong khía cạnh quan trọng của việc chuyển giao các nguồn lực là thây thế cơ chế giám sát truyền thống bằng các cơ chế trách nhiệm mới như cơ chế hậu kiểm (chẳng hạn như tóa án kế toán khu vực ở pháp) để ngăn chặn tình trạng tăng lên các cơ hội tham nhũng trong các quan chức địa phương.

Những vấn đề cụ thể phát sinh trong quá trình cải cách nền hành chính công ở các nước OECD

Những khó khăn trong việc đánh giá kết quả công việc: việc khen thưởng đối với kết quả công việc của cá nhân là điều nên làm, nhưng khó áp dụng trên thực tế. Việc đánh giá năng suất lao động của các nhân  đối với các sản phẩm phi thị trường là việc không dễ dàng. Thay vào đó là việc đánh giá kết quả công việc đối với nhóm làm việc tại các tổ chức hay các đơn vị. Trong khi, kết quả công việc lại là yếu tổ then chốt đối với sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp của cá nhân.

Đánh giá chương trình: kinh nghiệm của Mỹ và Canada chỉ ra rằng, tuy những đánh giá có giá trị thể giúp cho việc thay đổi về chính sách, nhưng việc sử dụng chúng để giám sát ngân sách và chi phí hàng năm là hạn chế bởi các lý do: tính phức tạp của các thông tin được phân tích, thời gian giữa việc đánh giá và chù kỳ ngân sách…

Sự căng thẳng về đạo đức: Việc tạo ra những thay đổi căn bản trong giai đoạn thích nghi và thiếu ổn định có thể tạo ra những cơ hội mới cho sự giảm sút tính liêm chính và làm gia tăng tham những. Vấn đề này thường xảy ra trong các hợp đồng mau sắm của chính phủ.

Sự phân tán và hỗn loạn: Việc sử dụng rộng rãi khu vực tư nhân trong cung cấp dịch vụ, đôi khi cạnh tranh với cả các thiết chế công ở một số nước, dẫn đến sự hỗn loạn ở mức độ nhất định về việc ia chịu trách nhiệm về cái gì và không thể tìm ra được đường đi của mình trong sự rốn loạn do sự đa dạng các nhà cung cấp dịch vụ gây nên.

Đạo đức thấp kém và khó khăn trong cải cách: trong quá trình tiến hành thay đổi đồng bộ, các công chức bị đòi hỏi làm nhiều hơn và hưởng thụ ít hơn, đồng thời công ăn việc làm của họ luôn bị đe dọa  đã dẫn đến những xung đột nội bộ, sự mất ổn định tăng lên, dẫn đến sự chống đối của nền công vụ đối với cải cách.

Vấn đề cần lưu ý nhằm khắc phục những hạn chế về chi tiêu công trên

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nước[/message]

Trải qua kinh nghiệm hơn 20 năm với các cuộc cải cách khác nhau, các nước OECD đã rút ra được baì học chung như sau:

Cần có tư duy chiến lược: thách thức mới đối với các chính phủ là việc chuyển từ cải cách mang tính cơ hội sang cải cách mang tính chiến lược. Cải cách mang tính chiến lược cần một nhãn quan rõ ràng, xây dựng khu vục người ứng hộ, lập kế hoạch chiến thuật nhằm đạt được kết quả, truyền bá các quan điểm và các kết quả sẽ đạt được cho những người tham gia cải cách và cho công chúng.

Cần tư vấn với công dân: Chính phủ cần phải làm cho công dân nhận thức được những lợi ích của công cuộc cải cách. Để đạt được sự ủng hộ của công chúng đối với sự cải cách không chỉ là đưa chọn được chương trình công chúng quan tâm, mà còn là đạt được niềm tin của công chúng rằng các hoạt động của chính phủ sẽ dẫn đến kết quả tốt đẹp.

Cần thông tin cho công chúng: thông tin về nhu cầu cải cách bao gồm việc truyền tải các giá trị và các mục tiêu của công cuộc cải cách. Việc nêu rõ giá trị của cải cách sẽ tạo ra mối liên hệ tình cảm voái công chúng vì các giá trị đó thể hiện nguyên vọng của họ. Việc thông tin về quy trình cải cách sẽ giúp cho các công chức hiệu được vai trò của họ trong công cuộc cải cách và gắn với các nỗ lực cải cách, nó cũng đặt ra thời hạn cho các kết quả sẽ đạt được. Việc thông tin về thành tựu cải cách sẽ giúp cho việc xây dựng lòng tin của công chúng và duy trì các nỗ lực của công cuộc cải cách. Các thông tin về cuộc cải cách cần đơn giản, dễ hiểu và chân thực, phải nêu được chi phí tiềm tàng cũng như những khó khăn của cải cách và không bao giờ đưa ra các hứa hẹn quá mức.

Tạo ra trình độ đáp ứng yêu cầu đổi mới: công cuộc cải cách đòi hỏi những thay đổi dài hạn trong cách thức hoạt động của chính phủ thông qua sự thay đổi  về trình độ tổ chức. Cần tạo ra các động cơ khuyến khích trong các nỗ lực cải cách sao cho các công chức sẽ được khen hưởng vì có các hành động và thành tích phù hợp với mục tiêu của cải cách chi tiêu công.

Kinh nghiệm cải cách chi tiêu công ở các nước OECD

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?