Khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nước

bài thu hoạch Nghị quyết Trung Ương 7

Khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nước

Quản lý chi Ngân sách nhà nước là quá trình Nhà nước vận dụng các quy luật khách quan sử dụng hệ thống các phương pháp, công cụ quản lý tác động đến các hoạt động chi Ngân sách nhà nước phục vụ tốt nhất việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Trong tất cả mọi lĩnh vực của hoạt động kinh tế xã hội nói chung, để đảm bảo hoạt động bình thường, đều phải có vai trò của con người tác động vào. Những tác động mang tính chủ quan đó gọi là quản lý.

Nói cách khác, quản lý thực chất là việc thiết lập và tổ chức thực hiện hệ thống các phương pháp và biện pháp, tác động một cách có chủ định tới các đối tượng quan tâm nhằm đạt được kết quả nhất định.

Đối tượng tác động của quản lý chi Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản chi của NSNN được bố trí để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong từng giai đoạn  lịch sử nhất định.

Quản lý chi NSNN là sự liên kết hữu cơ giữa Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý với khách thể quản lý là các đơn vị sử dụng NSNN và đối tượng quản lý là các khoản chi NSNN.

 Xét về phương diện cấu trúc, quản lý chi Ngân sách nhà nước bao gồm hệ thống các yếu tố sau:

Chủ thể quản lý: Nhà nước là người trực tiếp tổ chức, điều khiển quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN.

Mục tiêu quản lý:

Mục tiêu tổng quát: Thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững và ổn định.

Mục tiêu cụ thể: Quản lý chi Ngân sách nhà nước về bản chất là cộng cụ tài chính quan trọng của Nhà nước, quản lý chi Ngân sách nhà nước phải tuân theo cả ba mục tiêu chính sách kinh tế tổng thể, Bên cạnh những nhân tố khác, sự ổn định tài chính đòi hỏi hình thức kỷ luật tài chính; sự tăng trưởng kinh tế và tính công bằng phần nào được tuân thủ thông qua việc phân bộ khoản tiền công quỹ cho các ngành khác nhau; Cả ba mục tiêu đều đòi hỏi việc sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lực trên thực tế.

Do đó cả ba mục tiêu của chính sách tổng thể chuyên sang ba mục tiêu chính của quản lý chi Ngân sách nhà nước hiệu quả: nguyên tắc tài khóa ( kiểm soát chi tiêu), phân bổ nguồn lực phù hợp với các ưu đãi chính sách (phân bổ“chiến lược”);và quản lý hoạt động hiệu quả. Tiếp theo việc quản lý hoạt động hiệu quả đòi hỏi cả tính hiệu quả (tối thiểu chi phí trên mỗi đơn vị đầu ra) và tính hợp lý(đạt được hiệu quả như dự tính)

chi ngân sách nhà nước
chi ngân sách nhà nước

Có những mối liên hệ giữa ba mục tiêu chính của quản lý chi Ngân sách nhà nước, chức năng chính tương ứng của những mục tiêu này và cấp bậc nhà nước mà những mục tiêu này hầu hết là có hiệu quả. Nguyên tắc tài khóa yêu cầu hoạt động kiểm soát tổng thể, phân bổ nguồn lực chiến lược. Nguyên tắc tài khóa và quản lý hoạt động ở đây phụ thuộc vào cải tiến mang tính “ kỹ thuật” hơn là việc phân bổ nguồn lực chiến lược.

Việc tập trung vào quản lý chi Ngân sách nhà nước dựa trên mối liên quan trọng giữa thu và chi. Bộ ba mục tiêu quản lý chi Ngân sách nhà nước là (a) nguyên tắc tài khóa, (b) phân bổ và huy động nguồn lực, (c) hiệu quả hoạt động có thể dễ dàng được mở rộng thành bộ ba mục tiêu tài khóa. Trong đó: Nguyên tắc tài khóa thực hiện chức năng kiểm soát chi tiêu, nguyên tắc tài khóa cũng do những dự báo chính xác thu cũng như chi; Phân bổ và huy động nguồn lực thực hiện chức năng lập kế hoạch chi tiêu, việc phân bổ chiến lược giồng như trong thờ gian ưu đãi thuế trên các ngành khác nhau; và quản lý thuế rõ ràng là khía cạnh thu quản lý hoạt động chi tiêu hiệu quả. Do vậy, hiệu quả hoạt động thể hiện qua chức năng quản lý chi tiêu. Hiệu quả hoạt động được biết đến dựa trên các chỉ số về kinh tế, hiệu suất, hiệu quả và đúng quy trình.

Trong thực tế, thứ nhất, ba mục tiêu có thể xung đột lẫn nhau trong gắn hạn (và phải có đượ c những cân đối và đối chiều) nhưng rõ ràng những mục tiêu này bổ sung cho nhau trong dài hạn.

Ví dụ: nguyên tắc tài khóa trong phân bổ nguồn lực không có kế hoạch và hoạt động không hiệu quả vốn đã không ổn định. Thứ hai, toàn bộ kết quả ngân sách hiệu quả phải hình thành từ những kết quả hoạt động hiệu quả tại từng cấp chính quyền. Ví dụ: trong khi nguyên tắc tài khóa vế cơ bản phải được kê khai tại cấp tổng, thì lại xuất hiện như tổng chi phí của hoạt động kiểm soát chi tiêu hiệu quả (và dự báo thu đáng tin cậy) trong từng bộ và cơ quan chính quyền chứ không phải từ trên xuống dưới.

Công cụ quản lý: Để thực hiện quản lý, Nhà nước cần phải sử dụng hệ thống các công cụ, trong đó bao gồm các yếu tố: Các chính sách kinh tế – tài chính, pháp chế kinh tế -tài chính, chương trình hóa các mục tiêu, dự án.

Cơ chế quản lý: Là phương thức mà qua đó Nhà nước sử dụng các công cụ quản lý tác động vào quá trình phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính để hướng vào đạt những mục tiêu đã định.

Nội dung quản lý chi Ngân sách nhà nước: Bao gồm tất cả những thành phần của quy trình ngân sách quốc gia, gồm: (i) Dự báo thu nhập và chi tiêu; ( được thiết lập trong khuẩn khổ chi tiêu trung hạn; (ii) Gắn kết ngân sách với việc đưa ra chính sách; (iii) Chuẩn bị ngân sách; (iv) Quản lý tiền mặt và kiểm soát chi tiêu ngân sách; (v) Thực hiện kiểm ra bên trong và kiểm toán; (vi) kế toán và báo cáo;  (vii) Mau sắm hàng hóa công và tài sản;  (viii)  Đánh  giá thực hiện; (iv) Điều hành kiểm toán từ bên ngoài; (x) Đảm bảo sự giám sát của cơ quan lập pháp và cơ quan khác.

Khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nước

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm
Bạn cần hỗ trợ?