Khái niệm về bất bình đẳng thu nhập

Khái niệm về bất bình đẳng thu nhập

Khái niệm về bất bình đẳng thu nhập

Phân phối là một trong bốn khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Tất cả các khâu trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, và sản xuất là yếu tố chính đóng vai trò quyết định, các khâu khác cùa quá trình phụ thuộc vào sản xuất, tuy nhiên chúng có ảnh hưởng trở lại đối với sản xuất cũng như tác động qua lại với nhau.
Phân phối theo nghĩa chung nhất có thể được hiểu là việc chia các yếu tố sản xuất hay các nguồn lực đầu vào trong một quá trình sản xuất và chia các kết quả sản xuất hay các sản phẩm đầu ra trong quá trình tái sản xuất xã hội. Phân phối thu nhập cũng là một bộ phận của quá trình phân phối, gắn liền với sự phân phối sản phẩm đầu ra và được biểu hiện dưới các hình thái là thu nhập.
Các nhà nghiên cứu thường phân biệt hai cách phân phối thu nhập để phục vụ cho mục tiêu định lượng và phân tích như: phân phối thu nhập theo “cá nhân” hay theo “quy mô”; và phân phối thu nhập theo chức năng.

Phân phối thu nhập theo cá nhân hay theo quy mô thường được các nhà kinh tế sử dụng rộng rãi nhất. Cách tiếp cận này xem xét thu nhập được phân phối cho các cá nhân hay các hộ gia đình như thế nào. Mối quan tâm ở đây là mỗi cá nhân nhận được bao nhiêu mà không quan tâm đến nguồn hình thành thu nhập, bất kể đó là thu nhập từ tiền công, tiền lương, tiền lãi, tiền cho thuê, lợi nhuận, quà biếu, thừa kế hay thu nhập nhận được từ các chương trình phúc lợi… Các nguồn gốc về ngành nghề (công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ,…) cũng không được xét đến. Mục tiêu chính của cách tiếp cận này là xem xét thu nhập được phân phối có công bằng hay không giữa các nhóm người trong xã hội (Todaro, 1998).

Phân phối thu nhập công bằng có nghĩa mỗi cá nhân được đánh giá đúng mức với công sức mà họ đã bỏ ra, nhằm nâng cao mức sống của họ, loại bỏ tình trạng không làm mà vẫn được hưởng lợi, lao động vất vả mà cuộc sống vẫn khó khăn, thiếu thốn. Phân phối thu nhập công bằng đối lập với chủ nghĩa bình quân trong phân phối: mọi người có thu nhập tương tự như nhau bất kể năng lực và nỗ lực của họ rất khác nhau. Chủ nghĩa bình quân trong phân phối sẽ triệt tiêu động lực học tập, làm việc và sáng tạo của các cá nhân, mà hệ quả tất yếu là một nền kinh tế trì trệ.

Bất bình đẳng thu nhập đề cập đến hiện tượng thu nhập được phân phối không đều giữa các cá nhân hoặc các hộ gia đình trong nền kinh tế. Để xem xét mức độ bất bình đẳng thu nhập người ta thường dựa vào tỷ trọng thu nhập được nhận bởi bao nhiêu phần trăm dân số. Bất bình đẳng thu nhập thường được gắn với ý tưởng về “sự không công bằng”. Nếu như những người giàu nhận phần lớn hơn đáng kể trong thu nhập quốc dân so với tỷ lệ trong dân số thì thường được coi là không “công bằng”.

Ví dụ, 20% người dân giàu nhất kiểm soát tới 70% thu nhập của quốc gia đó. Phân phối thu nhập theo chức năng cũng được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế. Thay vì xem xét các cá nhân như là những thực thể riêng rẽ, phân phối thu nhập theo chức năng xem xét thu nhập được phân phối như thế nào cho các yếu tố sản xuất, đề cập đến tỷ trọng trong tổng thu nhập quốc dân mà mỗi nhân tố sản xuất nhận được là bao nhiêu mà không quan tâm đến cá nhân hay nhóm người cụ thể nào nhận thu nhập. Cụ thể, phân phối thu nhập theo chức năng thường quan tâm bao nhiêu phần trăm của tổng thu nhập quốc dân được phân phối cho lao động và bao nhiêu phần trăm được phân phối dưới dạng tiền cho thuê, tiền lãi, lợi nhuận (tức là thu nhập từ sở hữu tài sản bao gồm đất đai, vốn tài chính và vốn vật chất) (Todaro, 1998).

Khái niệm về bất bình đẳng thu nhập

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

3 thoughts on “Khái niệm về bất bình đẳng thu nhập

  1. Pingback: Các nghiên cứu trên thế giới về bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Các nghiên cứu trên toàn thế giới về sự bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế | Blog Chiro – Lê Nguyễn Nhân Lân

  3. Pingback: Đo lường bất bình đẳng thu nhập - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?