Đo lường bất bình đẳng thu nhập

Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn Thành Phố Đồng Hới

Mục lục

Đo lường bất bình đẳng thu nhập

Có rất nhiều thước đo bất bình đẳng thu nhập. Mỗi thước đo đều có những ưu, nhược điểm riêng.

Luận án này chỉ giới thiệu các thước đo phổ biến nhất và được sử dụng cho các nghiên cứu thực nghiệm ở các chương sau.

1. Tỷ lệ Q5/Q1

Cách đơn giản nhất để đo lường bất bình đẳng về phân phối thu nhập là thống kê sắp xếp các cá nhân theo mức thu nhập tăng dần, rồi chia tổng dân số thành các nhóm. Một phương pháp thường được sử dụng là chia dân số thành 5 nhóm có quy mô như nhau theo mức thu nhập tăng dần, rồi xác định xem mỗi nhóm nhận được bao nhiêu phần trăm của tổng thu nhập. Nếu thu nhập được phân phối đều cho các gia đình, thì mỗi nhóm gia đình sẽ nhận được 20% thu nhập. Nếu tất cả thu nhập chỉ tập trung vào một vài gia đình, thì hai mươi phần trăm gia đình giàu nhất sẽ nhận được tất cả thu nhập, và các nhóm gia đình khác không nhận được gì.

Tất nhiên, nền kinh tế thực tế nằm ở đâu đó giữa hai thái cực này. Một chỉ tiêu đơn giản nhất để đo lường mức độ bất bình đẳng về thu nhập là tỷ lệ giữa thu nhập bình quân của nhóm 20% hộ gia đình giàu nhất với thu nhập bình quân của nhóm 20% hộ gia đình nghèo nhất (Q5/Q1). Chỉ tiêu này đơn giản, dễ tính và dễ sử dụng, chỉ tính thu nhập của hai nhóm giàu nhất và nghèo nhất mà không phản ánh được toàn bộ bức tranh về phân phối thu nhập của tất cả dân cư.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Khái niệm về bất bình đẳng thu nhập[/message]

2. Đường Lorenz

Một cách phổ biến khác để phân tích số liệu thống kê về thu nhập cá nhân là xây dựng đường Lorenz mang tên nhà kinh tế học người Mỹ Coral Lorenz (1905).

Đường Lorenz được vẽ trong một hình vuông mà trục hoành biểu thị phần trăm dân số có thu nhập, còn trục tung biểu thị tỷ trọng thu nhập của các nhóm tương ứng. Đường chéo được vẽ từ gốc tọa độ biểu thị tỷ lệ phần trăm thu nhập nhận được đúng bằng tỷ lệ phần trăm của số người có thu nhập. Nói cách khác, đường chéo đại diện cho sự “công bằng hoàn hảo” của phân phối thu nhập theo quy mô: mọi người có mức thu nhập giống nhau. Còn đường Lorenz biểu thị mối quan hệ định lượng thực tế giữa tỷ lệ phần trăm của số người có thu nhập và tỷ lệ phần trăm thu nhập mà họ nhận được. Như vậy, đường cong Lorenz mô phỏng một cách dễ hiểu tương quan giữa nhóm thu nhập cao nhất với nhóm thu nhập thấp nhất. Đường Lorenz càng xa đường chéo thì thu nhập được phân phối càng bất bình đẳng.

Đường Lorenz là một công cụ tiện lợi, giúp xem xét mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập thông qua quan sát hình dạng của đường cong. Tuy nhiên, công cụ mang tính trực quan này còn quá đơn giản, chưa lượng hóa được mức độ bất bình đẳng và do đó khó có thể đưa ra các kết luận chính xác trong những trường hợp phức tạp.

3. Hệ số Gini

Hệ số Gini, mang tên nhà thống kê học người Italia (C. Gini), được tính trên cơ sở đường Lorenz. Đây là một thước đo tổng hợp về sự bất bình đẳng. Nó được tính bằng tỷ số của phần diện tích nằm giữa đường chéo và đường Lorenz so với tổng diện tích của nửa hình vuông chứa đường cong đó. Trong Hình 1 đó là tỷ lệ giữa phần diện tích A so với tổng diện tích A+B.

Hệ số Gini có thể dao động trong phạm vi từ 0 đến 1. Hệ số Gini = 0 khi diện tích A = 0, có nghĩa đường Lorenz và đường chéo trùng nhau, chúng ta có bình đẳng tuyệt đối: mọi người có mức thu nhập giống nhau. Ngược lại, hệ số Gini = 1 khi diện tích B = 0, có nghĩa đường Lorenz nằm xa đường chéo nhất, chúng ta có bất bình đẳng tuyệt đối: một số ít người nhận được tất cả, còn những người khác không nhận được gì).

Căn cứ vào hệ số Gini, người ta chia các quốc gia thành 3 nhóm bất bình đẳng thu nhập. Các quốc gia có mức độ bất bình đẳng thu nhập thấp khi Gini < 0,4; bất bình đẳng thu nhập trung bình khi 0,4 ≤ Gini ≤ 0,5; và bất bình đẳng thu nhập cao khi Gini > 0,5.

Hệ số Gini khắc phục được nhược điểm của đường Lorenz là nó lượng hóa được mức độ bất bình đẳng thu nhập và do đó dễ dàng so sánh mức độ bất bình đẳng thu nhập theo thời gian cũng như giữa các khu vực, vùng và quốc gia. Tuy nhiên, thước đo này cũng có hạn chế bởi vì Gini có thể giống nhau khi diện tích A như nhau nhưng sự phân bố các nhóm dân cư có thu nhập khác nhau (đường Lorenz có hình dáng khác nhau).

4. Tiêu chuẩn 40 của Ngân hàng Thế giới

Ngân hàng Thế giới (2003) đề xuất chỉ tiêu đánh giá tình trạng bất bình đẳng: tỷ trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất trong tổng số thu nhập toàn bộ dân cư. Theo chỉ tiêu này có 3 mức độ bất bình đẳng cụ thể sau: Nếu tỷ trọng này nhỏ hơn 12% là có sự bất bình đẳng cao về thu nhập; trong khoảng 12% – 17% có sự bất bình đẳng trung bình và lớn hơn 17% là bất bình đẳng thấp.
Các thước đo bất bình đẳng ở trên không chỉ tính theo thu nhập, mà còn tính theo chi tiêu, hay sở hữu tài sản như đất đai. Bất bình đẳng có thể tính riêng cho các vùng hay các nhóm dân cư. Trong phân tích tĩnh, các đặc trưng của hộ gia đình và cá nhân như giáo dục, giới, nghề nghiệp cũng có thể được tính đến.

Đo lường bất bình đẳng thu nhập

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Đo lường bất bình đẳng thu nhập

  1. Pingback: Các nguyên nhân của bất bình đẳng thu nhập - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?