Khái niệm về tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế (TTKT) là sự gia tăng tổng sản lượng hay thu nhập quốc dân của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) [30, tr 68; 36, tr 21]. TTKT trong ngắn hạn là sự gia tăng thu nhập hay sản lượng của nền kinh tế trong một khoảng thời gian ngắn nhất định [43, tr 7]. TTKT trong dài hạn là sự gia tăng quy mô sản lượng hay sự mở rộng sản lượng (gắn liền với sự mở rộng của sản lượng tiềm năng) của một nền kinh tế xét thời một thời kỳ dài, qua nhiều năm [43, tr 7]. Sự gia tăng thể hiện ở quy mô và tốc độ; quy mô TTKT phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít; còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế.

Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tính bền vững hay việc đảm bảo chất lượng tăng trưởng kinh tế ngày càng cao. Theo đó, điều được nhấn mạnh nhiều hơn là sự gia tăng liên tục, có hiệu quả của chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người. Quan trọng hơn, quá trình ấy phải được tạo nên bởi nhân tố đóng vai trò quyết định là khoa học, công nghệ và vốn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lý [44, tr 19-20].

Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc năm 1996 đã liệt kê năm loại tăng trưởng kinh tế “xấu”, thiếu bền vững, bao gồm:

Tăng trưởng kinh tế không lương tâm: đó là tăng trưởng kinh tế mà thành quả của nó chủ yếu đem lại lợi ích cho người giàu, còn người nghèo ít được thụ hưởng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng. TTKT không việc làm: đó là TTKT nhưng không mở rộng cơ hội tạo thêm việc làm, hoặc người lao động phải làm việc nhiều giờ và có thu nhập thấp với những công việc có năng suất thấp, chủ yếu trong khu vực nông nghiệp và khu vực phi chính thức. TTKT không có tiếng nói, tức là TTKT không đi kèm với việc mở rộng nền dân chủ hay là việc trao đổi thêm quyền lực cho người dân, dập tắt những đòi hỏi được tham gia nhiều hơn của cộng đồng vào các quyết sách liên quan đến đời sống xã hội. TTKT không gốc rễ: đó là TTKT khiến cho nền văn hóa, đời sống của con người ngày càng khô héo. TTKT không có tương lai: tức là TTKT trong đó thế hệ hiện nay phung phí những nguồn lực mà các thế hệ trong tương lai cần đến. [31, tr 6-7]

Cần phân biệt tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế: Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế, là quá trình biến đổi cả về chất và về lượng, là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện cả hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Phát triển kinh tế còn được hiểu là sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân đầu người đi kèm với sự biến đổi theo hướng tích cực trong cơ cấu kinh tế cũng như các tiến bộ xã hội.

Khái niệm tăng trưởng bao trùm: theo Chương trình phát triển Liên Hợp quốc, tăng trưởng bao trùm là hướng đến tăng trưởng bền vững trên cơ sở tạo cơ hội cho tất cả đối tượng khác nhau, mọi thành phần kinh tế trong xã hội đều được tham gia và được nhận lại tương xứng đóng góp của mình. Tăng trưởng bao trùm, tức tăng trưởng nhanh, bền vững và không bỏ ai lại phía sau. Đây được coi là chìa khoá để đạt tiến bộ toàn diện về phát triển con người. Tăng trưởng bao trùm dựa trên ba trụ cột chính đó là: tăng việc làm có năng suất; cải thiện hệ thống y tế, giáo dục và đổi mới hệ thống bảo trợ xã hội.

Nguồn: Luận án Kinh tế chính trị “Phân phối thu nhập trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Phú Yên

Đánh giá bài viết

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?