Định nghĩa về tăng trưởng kinh tế

Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng

Khái niệm về tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế được hiểu khá thống nhất là sự tăng sản lượng thực tế của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Thước đo phổ biến là mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một năm hoặc mức tăng GDP bình quân đầu người trong một năm. Một số nước sử dụng các chỉ số khác để xác định mức tăng trưởng kinh tế như: GNP (tổng sản phẩm quốc gia); GNI (tổng thu nhập quốc gia); NNP (sản phẩm quốc gia ròng) hoặc NNI (thu nhập quốc gia ròng). Các chỉ số trên thường được tính trong một năm và đều có thể sử dụng theo tiêu chí bình quân trên đầu người.

Ở Việt Nam, việc đánh giá tăng trưởng kinh tế dựa theo chỉ số GDP, công thức tính chỉ số này như sau: Là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính). Có nhiều cách tính GDP như sau:

Phương pháp tính theo thu nhập. Theo phương pháp này nếu trong nền kinh tế giản đơn thì GDP được tính bằng cách cộng tất cả các thu nhập mà khu vực xí nghiệp phân phối cho các hộ gia đình dưới hình thức tiền lương, tiền lãi, tiền thuê và lợi nhuận.

GDP = Y = Tiền lương + tiền lãi + tiền thuê + lợi nhuận

Việc tính GDP theo thu nhập còn gọi là GDP tính theo giá yếu tố vì những khoản này các xí nghiệp chi trả cho việc sử dụng nguồn lực phục vụ cho sản xuất. Nếu nền kinh tế không có chính phủ thì việc tính GDP theo giá thị trường hoặc theo giá yếu tố sẽ cho cùng một kết quả. Nhưng khi có chính phủ thì cần có những điều chỉnh để GDP tính theo thu nhập giống với GDP tính theo giá thị trường. Điều chỉnh thứ nhất là cộng thuế gián thu vào thu nhập. Chính phủ nhận được thu nhập từ thuế gián thu, tức các khoản thuế đánh vào dịch vụ và hàng hoá bán trên thị trường, trong đó trợ cấp của chính phủ cho sản xuất được coi là một khoản thuế gián thu âm. Điều chỉnh thứ hai là cộng khoản khấu hao vào cùng với các khoản thu nhập. Bởi vì, khi tính GDP theo giá thị trường thì khấu hao đã được tính ở chi tiêu đầu tư, còn tính GDP theo thu nhập thì không bao gồm khấu hao. Do đó, công thức tính GDP khi có chính phủ:

GDP = Tổng thu nhập = Lương + Lãi + Tiền thuê + Lợi nhuận + Thuế gián thu + khấu hao

Phương pháp tính theo giá trị gia tăng. Phương pháp tính theo giá trị gia tăng là tổng cộng tất cả giá trị gia tăng của nền kinh tế trong một thời kỳ.

Tổng sản phẩm quốc nội = Giá trị tăng thêm + thuế nhập khẩu

Hoặc GDP = Giá trị sản xuất – chi phí trung gian + thuế nhập khẩu

Giá trị tăng thêm của toàn bộ ngành kinh tế được xác định cho cả nước và cho từng vùng lãnh thổ và bằng tổng giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế và thành phần kinh tế.

Giá trị tăng thêm của từng ngành kinh tế bao gồm: Thu nhập của người sản xuất như tiền lương, tiền công (kể cả bằng tiền hay bằng hiện vật và các khoản trả có tính chất lương), trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nộp công đoàn cấp trên, thu nhập khác ngoài lương, tiền công; Thuế sản xuất bao gồm: Thuế hàng hoá (không bao gồm thuế nhập khẩu) thuế sản xuất và chi phí khác. Thuế sản xuất không bao gồm thuế trực thu như thuế thu nhập, thuế thu nhập doanh nghiệp. Khấu hao tài sản cố định; Giá trị thặng dư; Thu nhập hỗn hợp. Giá trị gia tăng của một xí nghiệp là chênh lệch giữa giá trị sản lượng của xí nghiệp và giá trị các yếu tố vật chất mà xí nghiệp mua của các xí nghiệp khác.

Phương pháp tính theo chi tiêu. Phương pháp này người ta tính bằng cách cộng các chi tiêu lại:

GDP = Y = C + I + G + NX

Trong đó: Chi tiêu tiêu dùng (C): Bao gồm tất cả các chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ do các xí nghiệp sản xuất ra và bán cho các hộ gia đình. Chi tiêu đầu tư (I) là tổng vốn đầu tư phát triển xã hội trong kỳ, bao gồm: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm vốn xây lắp, vốn mua sắm thiết bị, vốn xây dựng cơ bản khác, vật nuôi để kéo cày, làm giống…, vốn tăng tài sản lưu động trong kỳ như tăng tồn kho giữa cuối kỳ và đầu kỳ về nguyên nhiên vật liệu, thành phẩm, hàng hoá trong lưu thông, sản phẩm sản xuất trong hộ gia đình nông nghiệp, phi nông nghiệp, kho dự trữ nhà nước. Chi tiêu của chính phủ về những sản phẩm và dịch vụ (G) bao gồm các chi tiêu của chính quyền trung ương và địa phương. Đây là các chi phí cho giáo dục quốc phòng, hành chánh, y tế, toà án, chi phí để duy trì trật tự công cộng, công trình công cộng, xây dựng kết cấu hạ tầng… Xuất khẩu ròng (NX) là chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu của nền kinh tế. Đây là một chi tiêu phản ánh mối quan hệ kinh tế đối với nước ngoài của một quốc gia. GDP tính theo phương pháp chi tiêu là GDP tính theo giá thị trường vì chi tiêu được thanh toán theo giá thị trường.

Nhìn chung tăng trưởng kinh tế được tính bằng phần trăm thay đổi của mức sản lượng quốc dân.

Khái niệm về tăng trưởng kinh tế

5/5 - (101 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

One thought on “Định nghĩa về tăng trưởng kinh tế

  1. Pingback: Khái niệm về tăng trưởng kinh tế - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?