Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập

cổ đông nhỏ

Mục lục

Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập

Một là, phát triển về mặt số lượng:

Số lượng giảng viên phản ánh quy mô của đội ngũ giảng viên của mỗi nhà trường. Số lượng đội ngũ giảng viên của mỗi trường phụ thuộc vào quy mô phát triển của nhà trường, nhu cầu đào tạo và các yếu tố tác động khách quan khác, như: chỉ tiêu biên chế của trường, các chính sách đối với đội ngũ giảng viên… Phát triển đội ngũ giảng viên về số lượng là để đảm bảo đủ giảng viên cần thiết đáp ứng được quy mô đào tạo, đảm bảo tính chủ động trong việc phân công giảng dạy của trường. Số giảng viên cần thiết được xác định bằng tổng số giờ trong 1 năm/ số giờ định mức của mỗi giảng viên. Việc phát triển đủ số lượng giảng viên cần thiết để đảm bảo số giờ giảng dạy của giảng viên không vượt quá số giờ theo quy định.

Hai là, phát triển về chất lượng

Phát triển đội ngũ giảng viên về chất lượng là quá trình nâng cao phẩm chất, trình độ và năng lực của giảng viên.

Phẩm chất đội ngũ giảng viên trước hết được biểu hiện ở phẩm chất chính trị, là yếu tố giúp cho người giảng viên có bản lĩnh vững vàng trước những biến động của xã hội. Trên cơ sở đó thực hiện hoạt động giáo dục toàn diện, định hướng xây dựng nhân cách cho học sinh – sinh viên có hiệu quả.

[message type=”e.g. information, success]

Xem thêm: Khái niệm phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập

[/message]

Trình độ của đội ngũ giảng viên là yếu tố phản ánh khả năng trí tuệ của đội ngũ này, là điều kiện cần thiết để cho họ thực hiện hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Trình độ của đội ngũ giảng viên trước hết được thể hiện ở trình độ được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. Trình độ của đội ngũ giảng viên còn được thể hiện ở khả năng tiếp cận và cập nhật của đội ngũ này với những thành tựu KHCN mới của thế giới, những tri thức khoa học hiện đại, những đổi mới trong GD&ĐT để vận dụng trực tiếp vào hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của mình. Mặt khác, trong xu thế phát triển của xã hội hiện đại, ngoại ngữ và tin học cũng là những công cụ rất quan trọng giúp người giảng viên tiếp cận với tri thức khoa học tiên tiến của thế giới, tăng cường hợp tác và giao lưu quốc tế để nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Hiện nay, trình độ về ngoại ngữ tin học của ĐNGV đã và đang được nâng cao, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập.

Năng lực đội ngũ giảng viên là khả năng giảng dạy và nghiên cứu khoa học, nói đến năng lực của ĐNGV, cần phải xem xét trên hai góc độ chủ yếu là năng lực giảng dạy và năng lực nghiên cứu khoa học. Năng lực giảng dạy của người giảng viên là khả năng đáp ứng yêu cầu học tập, nâng cao trình độ học vấn của đối tượng; là khả năng đáp ứng sự tăng quy mô đào tạo; là khả năng truyền thụ tri thức mới cho sinh viên. Năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên thể hiện khả phát hiện các vấn đề nghiên cứu, triển khai nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến kết quả nghiên cứu vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế – xã hội…

Ba là, chuyển biến, hoàn thiện về cơ cấu

Phát triển đội ngũ giảng viên hợp lý về cơ cấu là việc đảm bảo hài hòa các thành phần trong một thể thống nhất hoàn chỉnh. Trong đó:

Phát triển hài hòa về chuyên môn là việc đảm bảo tỷ lệ giảng viên hợp lý giữa các đơn vị trong nhà trường phù hợp với quy mô và nhiệm vụ đào tạo của từng chuyên ngành đào tạo.

Hài hòa về lứa tuổi là đảm bảo sự cân đối giữa các thế hệ trong nhà trường, tránh sự hụt hẫng về đội ngũ giảng viên trẻ kế cận, cần có thời gian nhất định để thực hiện chuyển giao giữa các thế hệ giảng viên.

Hài hòa về giới tính là việc đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa giảng viên nam và giảng viên nữ trong từng khoa, bộ môn và chuyên ngành được đào tạo của nhà trường.

Hài hòa về chính trị là việc duy trì sự cân đối về tỷ lệ giảng viên trong các tổ chức chính trị – xã hội như: Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn… giữa các phòng, khoa, bộ môn trong nhà trường.

Trong các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, tiêu chí quan trọng đối với phát triển đội ngũ giảng viên về cơ cấu là tỷ lệ giữa giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng. Theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thì tỷ lệ giảng viên, giảng viên cơ hữu ít nhất là 70% trong tổng số giảng viên, giảng viên đối với trường ĐH, CĐ.

Việc phát triển ĐNGV các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập do nhiều cấp thực hiện. Trong xu thế đổi mới căn bản công tác quản lý GD&ĐT hiện nay, các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý nhân sự, tài chính, chất lượng đầu ra… Từ đó, tham gia vào phát triển ĐNGV ĐH, CĐ các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập có nhiều chủ thể quản lý, với vai trò và trách nhiệm khác nhau.

* Hiệu trưởng nhà trường

– Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV của nhà trường

– Ban hành các quy định về nâng cao trình độ, thực hiện nghĩa vụ giảng dạy, NCKH và dịch vụ xã hội của GV nhà trường;

– Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại ĐNGV của nhà trường;

– Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của GV nhà trường;

– Tổ chức tuyển dụng, thi nâng ngạch và bổ nhiệm GV của nhà trường..

* Trưởng các khoa chuyên ngành

– Xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV của khoa/ngành;

– Tổ chức hoạt động giảng dạy, NCKH của GV khoa/ngành;

– Quản lý GV của khoa/ngành;

– Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho GV của khoa/ngành;

– Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV của khoa/ngành;

– Tổ chức đánh giá GV của khoa/ngành

* Trưởng các phòng ban chức năng

– Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV của nhà trường;

– Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc ban hành các quy định về nâng cao trình độ, thực hiện nghĩa vụ giảng dạy, NCKH và dịch vụ xã hội của GV nhà trường;

– Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại ĐNGV của nhà trường;

– Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho GV của nhà trường;

– Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc tổ chức tuyển dụng, thi nâng ngạch và bổ nhiệm GV của nhà trường…

Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

2 thoughts on “Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập

  1. Pingback: Các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập - Download Luận Văn

  2. Pingback: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?