Khái niệm nợ nước ngoài
Khái niệm về nợ nước ngoài được 8 tổ chức nghiên cứu thống kê về nợ nước ngoài đưa ra trong cuốn “External Debt Statistics Guild for Complier and Users” như sau:
“Tổng nợ nước ngoài, tại bất kỳ thời điểm nào, là số dư nợ của các công nợ thường xuyên thực tế, không phải công nợ bất thường, đòi hỏi bên nợ phải thanh toán gốc và/hoặc lãi tại một (số) thời điểm trong tương lai, do đối tượng cư trú tại một nền kinh tế nợ đối tượng không cư trú” [85, p.16].
Theo quan điểm này, nợ nước ngoài được coi là nợ của đối tượng cư trú đối với đối tượng không cư trú. Đối tượng cư trú của một nước, theo định nghĩa của hệ thống Thống kê tài khoản quốc gia (SNA), là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp có kế hoạch thường trú lâu dài ở một nước và chịu sự kiểm soát của pháp luật nước đó [68]. Thông thường, người cư trú từ 1 năm trở lên được coi là lâu dài, song độ dài thời gian này cũng còn tùy thuộc vào từng quốc gia, ở Việt Nam, cá nhân cư trú là người có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam hoặc có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; hoặc có nơi ở thường xuyên ở Việt nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà cho thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn [52]. Như vậy, tất cả các khoản nợ phải trả của đối tượng cư trú đối với đối tượng không cư trú ở Việt Nam đều là nợ nước ngoài, không phân biệt nơi phát sinh nợ là trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Thuật ngữ “nợ”, theo định nghĩa của WB được đưa ra trong cuốn Cẩm nang hệ thống báo cáo bên nợ, bao gồm toàn bộ nghĩa vụ thanh toán phải thực hiện trong tương lai, bằng tiền hay bằng hiện vật, với các khoản xác định hoặc có thể xác định và các mức lãi suất cố định hoặc có thể xác định (có thể bằng không) [36]
Ở Việt Nam, Luật số 29/2009/QH 2009 quy định: “Nợ nước ngoài của quốc gia là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam” [51]
Như vậy, quan niệm về nợ nước ngoài của Việt Nam và Thế giới không có sự khác biệt đáng kể. Tuy nhiên, quan niệm về nợ nước ngoài của Thế giới rõ ràng hơn bởi nó mang ý nghĩa thống kê và nhất quán với Hệ thống thống kê tài khoản quốc gia (SNA). Do đó, để đảm bảo tính nhất quán trong phân loại nợ nước ngoài, phần sau của luận án, tác giả sẽ sử dụng quan niệm của thế giới về nợ nước ngoài.
Khái niệm nợ nước ngoài
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Vai trò của nợ nước ngoài - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ