Vai trò của nợ nước ngoài

Tổng quan nghiên cứu về quản lý nợ nước ngoài

Mục lục

Vai trò của nợ nước ngoài

– Nợ nước ngoài tạo lập nguồn vốn bổ sung cho quá trình phát triển kinh tế.

Nợ nước ngoài là nguồn tài trợ bổ sung cho sự thiếu hụt về vốn cho các nước có nền kinh tế đang trong giai đoạn đầu và giữa của quá trình phát triển. Với các khoản nợ vay từ nước ngoài, một số quốc gia có cơ hội đầu tư phát triển ở mức cao hơn trong thời điểm hiện tại mà không phải giảm tiêu dùng trong nước, và do đó, có thể đạt được tỷ lệ tăng trưởng trong hiện tại cao hơn mức mà bản thân nền kinh tế cho phép [43].

Như vậy, đối với các quốc gia đang trong giai đoạn đầu và giữa của quá trình phát triển, việc vay vốn nước ngoài chính là quá trình cân đối giữa tiêu dùng trong hiện tại với thu nhập trong tương lai. Việc vay nợ nước ngoài chỉ có thể có hiệu quả nếu như nó đảm bảo không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập và tiêu dùng trong tương lai.

[message type=”e.g. information, success, attention, warning”]Xem thêm : Khái niệm nợ nước ngoài[/message]

– Nợ nước ngoài góp phần chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực quản lý.

Bên cạnh việc bổ sung nguồn vốn cho đầu tư trong nước, các khoản nợ nước ngoài còn góp phần chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực quản lý thông qua việc nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến. Các dự án đầu tư đã góp phần hiện đại hóa nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế. Trên cơ sở đó, tạo ra lực lượng lao động mới, hiện đại có công nghệ tiên tiến và góp phần thúc đẩy hiệu quả của cả nền kinh tế. Ngoài ra, các nước vay nợ còn được tiếp cận với việc chuyển giao kỹ năng quản lý của các chuyên gia nước ngoài. Các dự án hợp tác đào tạo cũng tạo ra rất nhiều cơ hội đào tạo lại và đào tạo nâng cao cho lực lượng cán bộ chủ chốt của các ngành, lĩnh vực, góp phần năng cao năng lực quản lý của toàn bộ nền kinh tế [43].

– Nợ nước ngoài bù đắp cán cân thanh toán và ổn định tiêu dùng trong nước

Trong một số trường hợp bất lợi của nền kinh tế, cán cân thanh toán bị thâm hụt do điều kiện bất lợi tạm thời trong thương mại quốc tế hay sản lượng bị thiếu hụt nặng và tiêu dùng trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong những trường hợp như vậy, các khoản vay nợ nước ngoài khẩn cấp đóng vai trò là biện pháp ổn định kinh tế trong ngắn hạn, giúp nền kinh tế lấy lại thế cân bằng [43].

Như vậy, có thể nói nợ nước ngoài có vai trò quan trọng đối với phát triển của các nước đang trong giai đoạn đầu và giữa của quá trình phát triển. Tuy nhiên việc sử dụng các khoản nợ nước ngoài luôn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến một nền tài chính không bền vững và không hiếm trường hợp nợ nước ngoài quá cao và quản lý lỏng lẻo đã dẫn đến khủng hoảng tài chính và kinh tế suy thoái. Tác động của việc vay nợ nước ngoài đến các nền kinh tế đang phát triển rất khác nhau, tuỳ thuộc vào môi trường chính sách của các nước này và năng lực quản lý nguồn vốn vay nước ngoài của các Chính phủ. Tuy nhiên, không phải tất cả các nước đi vay đều nhận thức được và có đủ khả năng thể chế và khả năng quản lý nền kinh tế như mong muốn, nhất là quản lý nợ nước ngoài của khu vực tư nhân.

Vai trò của nợ nước ngoài

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?