Tổng quan nghiên cứu về quản lý nợ nước ngoài

Tổng quan nghiên cứu về quản lý nợ nước ngoài

Tổng quan nghiên cứu về quản lý nợ nước ngoài

Tác giả Hạ Thị Thiều Dao trong luận án tiến sỹ “Nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế tại Việt Nam” cho rằng, quản lý nợ nước ngoài bao gồm hai khía cạnh là khía cạnh kỹ thuật và khía cạnh thể chế. Khía cạnh kỹ thuật tập trung vào định mức nợ nước ngoài và đảm bảo các điều khoản và điều kiện vay mượn sao cho phù hợp với khả năng trả nợ trong tương lai. Khía cạnh kỹ thuật bao gồm quản lý quy mô, cơ cấu nợ và giám sát, duy trì hệ thống thông tin. Khía cạnh thể chế bao gồm cơ cấu tổ chức, khía cạnh pháp lý và chức năng nhiệm vụ.

Đối với quản lý quy mô và cơ cấu nợ, Hạ Thị Thiều Dao và Bangura Sheku, Damoni Kitabire, và Robert Powell, đều cho rằng quản lý quy mô và cơ cấu nợ bao gồm: Nhu cầu vay mượn, khả năng trả nợ, nguồn tài trợ và danh mục nợ. Trong đó có ba vấn đề then chốt và gắn kết với nhau chặt chẽ nhất là khả năng trả nợ, nhu cầu vay mượn và nguồn tài trợ.

Riêng đối với khía cạnh liên quan đến thể chế, Jalil Hadenan Abd (1990), nhắc đến khía cạnh luật pháp, sắp xếp thể chế, chức năng nhiệm vụ mà cơ quan quản lý nợ nước ngoài phải đảm nhận. Trong đó, khung pháp lý thể hiện ý chí, quan điểm của chính phủ trong vay và trả nợ, khung pháp lý có thể chi phối cơ cấu tổ chức quản lý nợ, cơ chế trao đổi thông tin, cơ sở vật chất và con người nhằm đảm bảo thực thi chức năng quản lý nợ (IMF và IDA, 2005). Khung pháp lý về quản lý nợ bao gồm các luật lệ quy định phân cấp vay nợ, quy định mối quan hệ chức năng giữa các đơn vị có liên quan về quản lý nợ và thiết lập các văn bản chính sách quản lý nợ, thực thi các vấn đề nợ sơ cấp, thu xếp thị trường thứ cấp, các phương tiện tiền gửi, thực hiện thanh toán và bù trừ với trái phiếu chính phủ (UNDP, UNCTAD và WB,1997).

Cũng đánh giá về nội dung của quản lý nợ nước ngoài, tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương (2007) trong luận án tiến sỹ với đề tài “Tăng cường quản lý nợ nước ngoài” lại cho rằng quản lý nợ nước ngoài bao gồm 5 nội dung, đó là:

– Xây dựng chiến lược vay và kế hoạch vay trả nợ nước ngoài

– Ban hành khung thể chế, xây dựng cơ chế, tổ chức bộ máy quản lý nợ nước ngoài.

– Đánh giá tính bền vững của nợ nước ngoài

– Đánh giá năng lực trả nợ hiện có của nền kinh tế thông qua các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô..

– Đánh giá mức nợ và tốc độ tăng nợ nước ngoài, trong đó có đưa ra một số chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình trạng nợ.

Tổng quan nghiên cứu về quản lý nợ nước ngoài

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Tổng quan nghiên cứu về quản lý nợ nước ngoài

  1. Pingback: Quan niệm về quản lý nợ nước ngoài - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?