Khái niệm dịch vụ viễn thông
Dịch vụ là những hoạt động cần thiết, tất yếu được nẩy sinh từ yêu cầu của các hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý xã hội và nhu cầu đời sống của con người.
Dịch vụ là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong các tài liệu kinh tế. Tuy nhiên, nội hàm của dịch vụ được hiểu với những nghĩa còn khác nhau. Trong Bách khoa toàn thư xô viết lớn, dịch vụ được hiểu, thứ nhất, là hình thái của lao động phi sản xuất, là quan hệ kinh tế-xã hội thể hiện sự tiêu dùng thu nhập, thứ hai, là hoạt động có mục đích nhất định tồn tại dưới hình thái hiệu quả có ích của lao động . Đây là quan niệm phổ biến của thời kỳ kinh tế hiện vật, phủ nhận kinh tế thị trường trong chủ nghĩa xã hội, từ đó, đã gây cản trở cho sự phát triển của các ngành dịch vụ.
Những quan điểm gần đây đã khắc phục được tính phiến diện của quan niệm kể trên. Trong Từ điển kinh tế Megabook.ru, dịch vụ được hiểu là công việc được thực hiện theo đơn đặt hàng nhưng không tạo ra sản phẩm có hình thái độc lập mới. Trong Từ điển thuật ngữ kinh tế, dịch vụ là những dạng hoạt động, công việc, mà trong quá trình thực hiện chúng không tạo ra sản phẩm vật chất có hình thái vật thể mới, nhưng làm cho sản phẩm hiện có đã được tạo ra thay đổi về chất. Đó là của cải được cung cấp không phải dưới hình thái hiện vật, mà là dưới hình thái hoạt động.
Từ những quan điểm trên, có thể thấy điểm chung trong các quan niệm về dịch vụ là đều coi dịch vụ là kết quả có ích của một dạng lao động đặc thù. Kết quả đó được biểu hiện ra dưới hình thái phi vật thể hay vô hình. Trong tác phẩm “Các học thuyết về giá trị thặng dư”, C. Mác cũng đã sử dụng thuật ngữ “sự phục vụ” để thể hiện khái niệm dịch vụ. Theo đó, có thể hiểu dịch vụ là những hiệu quả có ích của những lao động cụ thể tồn tại dưới hình thái sản phẩm vô hình. Như vậy, dịch vụ là loại hình sản phẩm đặc thù của lao động, là hiệu quả có ích của lao động cụ thể, tồn tại dưới hình thái phi vật thể. Những đặc điểm chủ yếu của dịch vụ so với các sản phẩm lao động hữu hình bao gồm:
Thứ nhất, dịch vụ là sản phẩm vô hình. Sản phẩm hữu hình có thể dễ dàng định lượng và tiêu chuẩn hóa. Còn kết quả của hoạt động dịch vụ, mặc dù có thể cảm nhận, đánh giá, nhưng rất khó lượng hoá vì không tách riêng ra dưới hình thái hiện vật được. Phần lớn công việc của những người làm dịch vụ thường biến đi ngay khi làm xong, rất ít khi để lại một dấu vết hay một giá trị nào đó để sau này có thể cho ta nhận được một số lượng dịch vụ ngang như thế. Kết quả một số dịch vụ nhất định có thể tồn tại như một giá trị sử dụng có hình thái độc lập tách khỏi người sản xuất và người tiêu dùng, có thể duy trì sự tồn tại, lưu thông trong một khoảng thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng như những tác phẩm nghệ thuật, Nhưng, thực ra, giá trị sử dụng của chúng không phải là bản thân yếu tố vật chất của sản phẩm tồn tại độc lập đó, mà là “cái hồn” của những tác phẩm đó, thể hiện ở cái đẹp, cái hay mà từng người tiêu dùng cảm thụ được. Cũng có những dịch vụ phải có sản phẩm vật chất kèm theo, làm trung gian, như dịch vụ cung ứng bữa ăn trên máy bay hay trên xe lửa, hoặc là dịch vụ cho thuê nhà…. nhưng bản thân dịch vụ đó vẫn là vô hình.
Thứ hai, phần lớn dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng đồng thời, nên dịch vụ không thể tích luỹ, để dành. Sản phẩm hiệu vật có thể tách rời sản xuất với tiêu dùng, có thể tích trữ trong kho, nhưng dịch vụ thì thường sản xuất đến đâu tiêu dùng đến đấy, không tiêu dùng sẽ bỏ phí vì dịch vụ không thể tích trữ, để dành. Ví dụ, khi xe chở khách, người lái xe tạo ra sự di chuyển đến đâu thì hành khách hưởng thụ đến đó. Nếu xe có 4 chỗ mà chỉ có một người ngồi thì ba chỗ còn lại sẽ bị bỏ phí, không thể để dành cho lần sau được.
Thứ ba, chất lượng của dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào sự tiếp xúc trực tiếp hay sự tương tác giữa người cung cấp dịch vụ và người được thụ hưởng dịch vụ. Sản phẩm hiện vật có thể đánh giá thông qua các tiêu chuẩn cụ thể về chất lượng mà không cần có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Còn chất lượng dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào sự giao tiếp, thái độ và năng lực đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, đem lại sự hài lòng và thiện cảm của khách hàng đối với người phục vụ.
Trong nền kinh tế thị trường, nhiều loại hình dịch vụ cũng trở thành hàng hoá. Bên cạnh những hàng hoá hiện vật, trên thị trường còn có những hàng hóa vô hình hay dịch vụ, như dịch vụ của bác sĩ, giáo viên, luật sư, v.v. Giá trị sử dụng của dịch vụ là cũng đáp ứng một nhu cầu nào đó của người mua. Để tạo ra dịch vụ cũng cần tới những chi phí lao động nhất định. Những người làm dịch vụ cũng cần nhận được thu nhập bằng tiền từ hoạt động dịch vụ của mình, đồng những người được thụ hưởng dịch vụ cũng phải chi tiền để được hưởng thụ những dịch vụ đó. Việc mua những dịch vụ hoàn toàn không khác gì chi tiền mua bất cứ loại hàng hóa nào khác, vì vậy, dịch vụ cũng có giá trị trao đổi. Căn cứ chủ yếu để xác định giá cả thị trường của dịch vụ là chi phí sản xuất ra chúng.
Khi lực lượng sản xuất còn chưa phát triển, các sản phẩm mang hình thái vật thể như nông sản, sản phẩm của các ngành công nghiệp… có vai trò nền tảng trực tiếp của đời sống xã hội, vì vậy việc sản xuất ra chúng là quan tâm hàng đầu của xã hội. Theo sự phát triển của lực lượng sản xuất, số lượng và chủng loại các sản phẩm phi vật thể tăng dần, có vai trò không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân ngày càng tăng của xã hội, mà còn có tác động ngày càng lớn tới các ngành sản xuất sản phẩm vật thể. Vì vậy, tốc độ phát triển của các hoạt động dịch vụ có xu hướng tỷ lệ thuận với trình độ phát triển của sản xuất xã hội, các ngành dịch vụ cũng được hình thành và mở rộng không ngừng dưới tác động của phân công lao động xã hội.
Ngày nay có nhiều cách phân loại dịch vụ. Theo nguồn gốc hình thành sản phẩm dịch vụ được phân loại theo ngành, lĩnh vực như dịch vụ giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thương mại, y tế, giáo dục, du lịch, tài chính ngân hàng, quản lý nhà nước …. Theo tính chất kinh tế – xã hội của dịch vụ trong nền kinh tế thị trường có thể phân biệt dịch vụ có tính chất thị trường và dịch vụ có tính chất phi thị trường. Dịch vụ có tính chất phi thị trường là các dịch vụ được cung cấp miễn phí hoặc với giá cả thấp ở mức không bù đắp được những chi phí tạo ra chúng.
Sản xuất, kinh doanh và dịch vụ tác động lẫn nhau chặt chẽ; dịch vụ là một điều kiện để phát triển sản xuất, kinh doanh. Sự phát triển dịch vụ hợp lí, có chất lượng cao là một biểu hiện của nền kinh tế phát triển và một xã hội văn minh. Do ý nghĩa kinh tế, xã hội to lớn nên hoạt động dịch vụ trở thành lĩnh vực kinh tế quan trọng, có vị trí lớn trong cơ cấu kinh tế của các quốc gia phát triển.
Dịch vụ là những hoạt động cần thiết, tất yếu được nẩy sinh từ yêu cầu của các hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý xã hội và nhu cầu đời sống của con người. Dịch vụ sản xuất ra các điều kiện nhằm phục vụ các hoạt động xã hội và đời sống con người. Các sản phẩm của dịch vụ cũng là những hàng hoá được mua bán trao đổi trên thị trường. Dịch vụ vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Xã hội phát triển càng cao thì lĩnh vực sản xuất dịch vụ có xu hướng phát triển ngày càng tăng. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, nhất là nền kinh tế tri thức, trong GDP và cơ cấu lao động xã hội, cơ cấu kinh tế quốc dân, dịch vụ là một bộ phận hàng hóa vô hình ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Dịch vụ là nguồn của cải vô tận, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Khái niệm dịch vụ viễn thông
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT