Hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng nhằm quản lý nợ xấu

xu hướng phát triển khu vực ngân hàng

Hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng nhằm quản lý nợ xấu

Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng nhằm quản lý nợ xấu

Điều quan trọng để có thể ứng dụng thành công quy trình giám sát và quản trị rủi ro theo những chuẩn mực của Basel II nhằm tăng cường quản lý nợ xấu chính là vai trò cũng như trách nhiệm của NHTW trong việc đưa ra các nền tảng luật pháp hoàn thiện. Trong đó quy định rõ về thẩm quyền của các tổ chức cũng như có những định nghĩa rõ ràng về các thuật ngữ hoặc chuẩn mực dùng làm cơ sở phân tích rủi ro. Cụ thể như sau:

– Hiện tại hệ thống Luật các TCTD của Việt Nam được ra đời từ năm 1997 hầu như chưa đủ tính cập nhật hoặc bộc lộ những hạn chế so với những quy định mới trong Basel. Có thể kể đến như các quyết định có liên quan đến tỷ lệ an toàn cho tổ chức tín dụng như: QĐ 457/2005, QĐ 03/2007, quyết định về phân loại nợ và trích lập DPRR QĐ 493/2005 hoặc nghị định về mức vốn điều lệ tối thiểu, quy trình còn rất rải rác. Bởi vậy, cần hình thành một bộ luật điều chỉnh về hoạt động của các TCTD trong đó định hướng rõ ràng về mọi hoạt động và chỉ tiêu của các tổ chức này.

Cụ thể, NHNN Việt Nam cần nhanh chóng thay thế Quyết định 493 và Quyết định 18 bằng một Quyết định khác nhằm khắc phục những hạn chế của hai Quyết định trên; Quyết định mới này cần phải được xây dựng theo hướng:

(i) Thống nhất về phương pháp và nội dung quản lý chất lượng tín dụng như: phân loại nợ, trích lập, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong toàn hệ thống TCTD trên cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng,

(ii) Tiếp thu, áp dụng những kinh nghiệm tốt nhất của các nước, phù hợp điều kiện Việt Nam;

(iii) Phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng, nợ xấu của từng TCTD và của cả hệ thống TCTD để có chính sách, cơ chế quản lý phù hợp.

Cụ thể: Việc phân loại nợ cần phải quy định chi tiết hơn. Tương ứng với các kết quả xếp hạng khác nhau để đưa vào các nhóm nợ phù hợp. Hiện nay, trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng, phần lớn khách hàng doanh nghiệp được xếp hạng vào 10 – 16 nhóm ( Từ AAA đến D) tùy vào hệ thống xếp hạng của từng ngân hàng. Bởi vậy việc phân loại các nhóm nợ hoàn toàn có thể dựa vào kết quả xếp hạng này.

Như vậy, thực tế cho thấy việc khách hàng được xếp vào từ 10 đến 16 nhóm, trong khi chỉ có 5 nhóm nợ là bất cập và chưa phản ánh chính xác mức độ rủi ro của các nhóm nợ. Vì vậy, tác giả đề xuất bỏ cách phân loại nợ thành 5 nhóm như hiện nay, thay thế vào đó các khoản nợ phải được phân thành 10 nhóm, tương ứng với các xác suất rủi ro và mức độ tổn thất khác nhau. Việc trích lập DPRR để bù đắp tổn thất cũng phải hướng tới chia thành các mức trích lập khác nhau, cụ thể là 10 mức (từ 0% – 100%) chứ không áp dụng chỉ 5 mức như hiện nay.

– Ngoài ra trong thời gian sắp tới, các quy định liên quan đến bảo hiểm tiền gửi cũng rất cần phải được quan tâm đặc biệt, và các quy định này nên gắn liền với phần đánh giá rủi ro của TCTD đối với các khoản mục hoặc danh mục nói chung để có những quy định cụ thể hơn về mức phí, điều lệ tham gia… Phần bảo hiểm tiền gửi hiện nay được trông đợi là sẽ bảo vệ được 98% người gửi tiền. Đồng thời, hoạt động bảo hiểm tiền gửi cần hướng tới việc tăng hạn mức bảo hiểm, thay đổi hệ thống tính phí…cho phù hợp.

– Cải cách hệ thống kế toán và kiểm toán ngân hàng hiện hành theo các chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế, đặc biệt là các vấn đề về phân loại nợ theo chất lượng/mức độ rủi ro cũng như việc trích lập DPRR, hạch toán thu nhập/chi phí. Phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện hệ thống kế toán theo IAS. Xây dựng các giải pháp chính sách để hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng và tiến tới theo các chuẩn mực quốc tế.

– Tạo điều kiện cho các ngân hàng ứng dụng công nghệ quản trị ngân hàng hiện đại và tạo rào chắn chống lại sự lạm dụng và gian lận, trong đó đặc biệt lưu ý đến sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Mỹ (GAAP) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) trong xu hướng hợp nhất giữa hai chuẩn mực này.

– Xây dựng thể chế giám sát ngân hàng mới đi đôi với thực hiện cơ chế giám sát dựa trên cơ sở rủi ro và xây dựng luật giám sát an toàn hoạt động ngân hàng trên nguyên tắc cải thiện tính độc lập gắn liền với tính trách nhiệm và minh bạch của cơ quan giám sát ngân hàng.

– Hoàn thiện hệ thống quy chế quản lý và biện pháp thận trọng trong lĩnh vực ngân hàng theo hướng phù hợp với nguyên tắc thị trường. Cam kết mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở từng bước tạo sân chơi bình đẳng, loại bỏ các rào cản gia nhập thị trường và tiếp cận dịch vụ ngân hàng.

Có biện pháp khuyến khích kết hợp cưỡng chế các ngân hàng nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đồng thời, nâng cao các điều kiện cấp phép liên quan đến an toàn hoạt động và quản trị đối với các ngân hàng được thành lập mới.

– Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn kinh doanh tiền tệ – ngân hàng. Xây dựng môi trường pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng minh bạch và công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống tiền tệ, ngân hàng. Các chính sách và quy định pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng góp phần tạo môi trường lành mạnh và động lực cho các ngân hàng, doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Loại bỏ các hình thức bảo hộ, bao cấp, ưu đãi trong lĩnh vực ngân hàng và phân biệt đối xử giữa các TCTD.

– Luật NHNN và luật các TCTD hướng tới điều chỉnh mọi hoạt động tiền tệ, ngân hàng, không phân biệt đối tượng tiến hành hoạt động ngân hàng. Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Tăng cường hiệu lực chế tài pháp lý, kinh tế và hành chính bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của người đi vay và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các ngân hàng. Hạn chế và tiến tới xoá bỏ việc hình sự hóa các quan hệ kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng.

– Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực của Ủy ban Basel trên cơ sở lựa chọn những chuẩn mực thích hợp, phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam. Trong đó chú trọng đến các văn bản quy định về việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ của mỗi NHTM.

– Đối với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập, NHNN tư vấn cho chính phủ và bộ tài chính ra văn bản hướng dẫn cụ thể trên cơ sở quy định trong phương pháp chuẩn của hiệp ước Basel II. Đồng thời bổ sung định hướng thực hiện hiệp ước Basel trong chính sách phát triển hệ thống ngân hàng giai đoạn 2010-2020, trong đó nêu cụ thể và chi tiết về lộ trình áp dụng cũng như các điều kiện áp dụng.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng nhằm quản lý nợ xấu

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?