Định hướng giáo dục đào tạo trong các trường quân đội giai đoạn đến năm 2020
Nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo các cán bộ, sỹ quan trong tình hình mới, thì hoạt động đào tạo trong các nhà trường quân đội cũng phải có những điều chỉnh cho phù hợp. Một số định hướng chính trong công tác đào tạo tại các nhà trường quân đội giai đoạn đến năm 2020 như sau:
Thứ nhất, xây dựng Chương trình và Quy hoạch đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong tình hình mới.
Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện Chương trình khoa học giáo dục “Đổi mới công tác GDĐT cán bộ và nhân viên chuyên môn kỹ thuật các cấp đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong tình hình mới”. Đẩy nhanh tiến độ đổi mới quy trình, chương trình, nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, từng bước hiện đại hóa trang thiết bị dạy học; đổi mới chính sách: công tác quản lý GDĐT và xây dựng nhà trường chính quy.
Đảng ủy và chỉ huy Bộ Tổng Tham mưu, các Tổng cục, Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Quân đoàn, Binh đoàn, Binh chủng, ngành và các cơ quan phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quy hoạch đào tạo cán bộ theo hướng nhân viên chuyên môn kỹ thuật gắn với nhu cầu sử dụng và phát triển của cấp và ngành mình, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch tổng thể đào tạo hàng năm.
Thứ hai, hoàn thiện quy hoạch hệ thống nhà trường Quân đội,nâng cao hiệu lực chỉ đạo, quản lý đào tạo và xâydựng nhà trường
Trên cơ sở tổ chức, biên chế quân đội, tập trung chấn chỉnh tổ chức hệ thống nhà trường Quân đội ổn định về nhiệm vụ, ngành nghề: lưu lượng đào tạo, bậc học, trình độ đào tạo; bảo đảm vững chắc khả năng đào tạo; bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật; lấy nhà trường làm nơi dự trữ cán bộ. Sẵn sàng mở rộng lực lượng khi cần thiết.
Hoàn thiện cơ chế phân công, phân cấp chỉ đạo, điều hành của cơ quan chức năng đối với công tác GDĐT, xây dựng nhà trường quân đội theo đúng các qui định của Luật Giáo dục và những quy định của Bộ Quốc phòng.
Xây dựng chế độ khuyến khích cán bộ tự học, tự nghiên cứu, nâng cao trình độ, năng lực toàn diện.
Hoàn thiện hệ thống văn bằng của các bậc học, trình độ đào tạo và công tác quản lý cấp phát văn bằng trong toàn quân.
Nghiên cứu bổ sung, sửa đổi các quy chế, quy định GDĐT. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nhà trường.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giáo GDĐT, quản lý cơ sở vật chất, tài chính, tài sản công.
Các trường phải tích cực tham các hoạt động diễn tập, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của toàn quân và các hoạt động của ngành GDĐT toàn quốc; thực hiện nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu.
Thứ ba, đổi mới quy trình, chương trình, nội dung GDĐT và phương pháp dạy học
Hoàn thiện quy trình đào tạo – sử dụng cán bộ chỉ huy tham mưu, chính trị binh chủng hợp thành, Quân chủng, Binh chủng, ngành theo hướng tinh giản nội dung, rút ngắn thời gian đào tạo.
Tập trung chỉ đạo, đầu tư cho bậc đào tạo cơ bản, trang bị kiến thức tiềm năng theo mặt bằng chung của Nhà nước đi đôi với rèn luyện năng lực thực hành theo chức vụ, trọng tâm là chức vụ ban đầu.
Kết hợp đào tạo tại trường với bồi dưỡng cán bộ trong thực tiễn.
Đổi mới chương trình đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, gắn với thực tiễn quân đội, phù hợp với sự phát triển của nghệ thuật quân sự, với vũ khí trang bị, khoa học – công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn. Chương trình đào tạo phải vừa đáp ứng mục tiêu chung, vừa cụ thể hóa cho từng đối tượng, ngành nghề; chú trọng cả dài hạn và ngắn hạn; bảo đảm tính liên thông, không để trùng lặp nội dung; kết hợp tốt đào tạo chính khóa với ngoại khóa.
Đổi mới, hoàn thiện nội dung đào tạo sát với đối tượng tác chiến, với địa bàn, chiến trường, với khả năng và cách đánh của ta; với sự phát triển của nghệ thuật quân sự và vũ khí, trang bị; đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội về chính trị. Chú trọng các vấn đề chiến lược về nội dung bảo vệ Tổ quốc trong thời bình và thời chiến.
Thống nhất tài liệu công tác chỉ huy tham mưu, nghệ thuật tác chiến binh chủng hợp thành, Quân chủng, Binh chủng, ngành và tài liệu khoa học xã hội – nhân văn theo hướng chuẩn hóa, làm cơ sở hoàn thiện giáo trình, tài liệu dạy học.
Nâng cao chất lượng dạy ngoại ngữ đáp ứng với mục tiêu, yêu cầu đào tạo ở từng bậc học và trình độ đào tạo; tổ chức dạy tiếng Hoa, Lào, Khme cho cán bộ công tác trên tuyến biên giới; sớm đào tạo đội ngũ cán bộ phiên dịch đáp ứng yêu cầu.
Đẩy mạnh việc vận dụng phương pháp dạy học hiện đại, sát thực tế, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và bồi dưỡng năng lực tư duy, rèn luyện năng lực hoạt động thực tiễn cho người học. Chú trọng đổi mới phương pháp giáo dục các môn khoa học – xã hội và nhân văn. Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập, rèn luyện. bảo đảm tính khách quan, phản ảnh đúng thực chất trình độ của người học.
Gắn đào tạo tại trường với các hoạt động diễn tập, huấn luyện: sẵn sàng chiến đấu của đơn vị. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin: kỹ thuật mô phỏng trong dạy và học; tăng cường tổ chức tham quan. nghiên cứu thực tế trong quá trình đào tạo.
Thứ tư, kiện toàn và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
Xây dựng và triển khai thực hiện tốt Đề án kiện toàn và phát triển đội ngũ Nhà giáo quân đội, đảm bảo cả về số lượng và cơ cấu; trong đó, chú trọng về nâng cao trình độ học vấn, năng lực và tay nghề sư phạm, kinh nghiệm thực tiễn; phấn đấu đến năm 2020 đủ số lượng nhà giáo theo biên chế mới và có dự trữ khoảng l0%; có trên 90% đạt tiêu chuẩn quốc gia về trình độ học vấn và trên 90% đạt quy định của Bộ Quốc phòng về giữ chức vụ. Đổi mới chế độ luân phiên đi thực tế theo yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy và phát triển của Nhà giáo.
Tăng cường các biện pháp quản lý đội ngũ Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức, tác phong của nhà giáo. Phân công, phân cấp hợp lý giữa các cấp, các ngành về trách nhiệm, quyền hạn quản lý nhà giáo. Bố trí cán bộ đủ phẩm chất, năng lực làm công tác giảng dạy và quản lý GDĐT. Thực hiện tốt quy trình, kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục theo tiêu chuẩn chức danh. Các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, các Tổng cục, các đồng chí Tư lệnh, Chính ủy các Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Quân đoàn, Binh chủng, Giám đốc, Chính ủy các nhà trường trực tiếp tham gia giảng dạy một số nội dung về khoa học quân sự, nghệ thuật quân sự, công tác Đảng, công tác chính trị, khoa học xã hội -nhân văn và khoa học kỹ thuật – công nghệ quân sự…
Bổ sung, hoàn thiện các chế độ, chính sách về đãi ngộ, khen thưởng, bảo đảm điều kiện làm việc và sinh hoạt đối với Nhà giáo Quân đội; tôn vinh các Nhà giáo đã qua chiến đấu, Nhà giáo có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm và cống hiến cho sự nghiệp GDĐT trong quân đội.
Thứ năm, tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất cho các trường Quân đội
Tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho các trường Quân đội về cơ sở vật chất, đáp ứng lưu lượng và yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo. Trong đó, xác định rõ thứ tự ưu tiên, trước mắt bảo đảm nhu cầu về chỗ ở, khu học tập làm việc; xây dựng xong các trường trọng điểm, đẩy nhanh tiến độ xây dựng gọn một số hạng mục thiết yếu trong các Học viện, nhà trường khác. Nâng dần tỷ lệ đầu tư xây dựng cơ bản, phấn đấu đến năm 2020 đảm bảo đủ chỗ ở học tập, làm việc của các trường theo chuẩn qui định tại Quyết định số 121/2007/QĐ- TTg ngày 27/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Đầu tư xây dựng sở chỉ huy diễn tập của một số trường: tập trung đầu tư nâng cấp thao trường, bãi tập, trung tâm huấn luyện dã ngoại, thư viện, phòng học chuyên ngành, cơ sở thực hành, ưu tiên đầu tư phòng thí nghiệm công nghệ cao cho một số ngành mũi nhọn phục vụ nghiên cứu: giảng dạy, thực hành và sản xuất, sử dụng tốt các trang bị hiện có, mua sắm, điều động vũ khí, trang bị kỹ thuật thế hệ mới cho các trường.
Thứ sáu, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong các trường.
Tập trung đầu tư cho nghiên cứu khoa học cơ bản và nghiên cứu ứng dụng.
Phát triển đội ngũ cán bộ đầu ngành, bồi dưỡng cán bộ trẻ kế cận, nâng cấp trang thiết bị và đổi mới chính sách khoa học, công nghệ trong nhà trường.
Xây dựng cơ chế liên kết giữa cơ sở đào tạo và cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ.
Nâng cao chất lượng hiệu quả các đề tài và việc ứng dụng kết quả nghiên cứu của các trường vào hoạt động thực tiễn.
Khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên trong các trường.
Bảo đảm đủ giáo trình, tài liệu cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.
Thứ bảy, công tác chuẩn bị nguồn đào tạo.
Nâng cao chất lượng nguồn đào tạo trung đội trưởng, nguồn đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội, tuyển chọn đúng đối tượng, đủ tiêu chuẩn theo quy định. Có chế độ, chính sách ưu tiên tuyển chọn đối với con cán bộ, đảng viên; con công nhân, nông dân, gia đình có công với cách mạng. Tuyển chọn thiếu sinh quân, quân nhân, học sinh dân tộc thiểu số làm nguồn đào tạo cán bộ tại chỗ. Tuyển chọn vào đào tạo cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp từ nguồn quân nhân thi chưa đủ điểm vào đại học cấp phân đội.
Xây dựng kế hoạch tạo nguồn đào tạo cán bộ trong nước và nước ngoài. Bảo đảm số lượng, tiêu chuẩn chất lượng nguồn đào tạo cán bộ cấp trung đoàn, sư đoàn; nguồn đào tạo Tiến sĩ, Thạc sĩ; nguồn bồi dưỡng công nhận các chức danh Giáo sư, Phó giáo sư. Tuyển chọn sinh viên các ngành quân đội có nhu cầu, đủ điều kiện theo quy định đề bồi dưỡng thành cán bộ quân đội. Tăng cường phát hiện, tuyển chọn tài năng quân sự đi đôi với việc đào tạo bồi dưỡng và có chính sách ưu đãi cần thiết.
Tổ chức thi tuyển vào đào tạo cơ bản từ cấp phân đội đến cấp chiến dịch – chiến lược, theo đúng quy chế Nhà nước và quy định của Bộ Quốc phòng. Thực hiện tốt chính sách cử tuyển đào tạo cán bộ, nhân viên đối với một số ngành đặc thù quân sự người dân tộc thiểu số, các xã đặc biệt khó khăn, địa bàn trọng điểm. Tổ chức chặt chẽ việc tạo nguồn, bồi dưỡng văn hóa, ngoại ngữ cho nguồn đào tạo cán bộ các cấp, cho nguồn đào tạo sau đại học và đi học nước ngoài.
Thứ tám, tăng cường liên kết trong nước và hợp tác quốc tế về đào tạo.
Các cấp các ngành trong quân đội phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng và Nhà nước trong việc đầu tư các nguồn lực cho công tác GDĐT, xây dựng nhà trường quân đội. Các đơn vị, bệnh viện, nhà máy quốc phòng có trách nhiệm làm cơ sở thực hành, thực tập cho các trường Quân đội. Thực hiện tốt liên kết đào tạo giữa các trường trong và ngoài quân đội để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, nghiên cứu khoa học; đồng thời, tham gia đào tạo nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH đất nước: Bảo đảm chất lượng, từng bước nâng số lượng, mở rộng đào tạo nghề dài hạn cho bộ đội xuất ngũ và các đối tượng chính sách xã hội.
Tiếp tục triển khai Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo trong quân đội giai đoạn 2007 – 2015 và những năm tiếp theo”. Nâng cao hiệu quả hợp tác, mở rộng liên kết đào tạo với nước ngoài; đầu tư cho việc mời chuyên gia nước ngoài giảng dạy một số ngành trong các trường quân đội theo đúng quy định; tích cực nghiên cứu kinh nghiệm đào tạo của các nước. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp lý và các mặt công tác đảm bảo khác cho việc mở rộng đào tạo Học viên quân sự nước ngoài trong các trường Quân đội.
Củng cố cơ quan quản lý Học viện quân sự nước ngoài các cấp theo yêu cầu mới. Tích cực tạo nguồn, tuyển chọn cán bộ, học viên cử ra nước ngoài đào tạo, nghiên cứu các ngành khoa học và nghệ thuật quân sự, tập trung vào những chuyên ngành kỹ thuật quân sự mũi nhọn, đào tạo kỹ sư đầu ngành. Đầu tư cho việc bồi dưỡng văn hóa, tiếng Việt; chuẩn hóa chương trình, văn bằng, nâng chất lượng đào tạo, bồi dưỡng học viên quân sự Lào, Cămpuchia. Thực hiện tốt công tác cử chuyên gia giúp các trường quân sự Lào và bồi dưỡng cán bộ quân sự giúp các tỉnh biên giới Lào, Cămpuchia.
Thứ chín, xây dựng các tổ chức đảng trong nhà trường trong sạch vững mạnh
Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng, giữ vững định hướng chính trị trong quá trình GDĐT. Nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, xây dựng niềm tin vững chắc vào mục tiêu, lý tưởng và sự lãnh đạo của Đảng; tăng cường bồi dưỡng đạo đức cách mạng, phẩm chất tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”. Xây dựng cho học viên có động cơ, thái độ học tập đúng đắn; nhà giáo có đạo đức, tác phong sư phạm mẫu mực. Tích cực đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình”, các luận điệu phản động, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng. Khắc phục mọi biểu hiện giảm sút ý chí chiến đấu, phai nhạt lý tưởng, tha hóa về đạo đức, lối sống.
Trong xây dựng tổ chức đảng, phải gắn chặt giữa xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh với xây dựng cơ quan, khoa, đơn vị quản lý học viên vững mạnh toàn diện; gắn xây dựng cấp ủy với xây dựng đội ngũ cán bộ chỉ huy và cán bộ quản lý. Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”và cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Các trường trong quân đội phải thực sự mẫu mực trong thi cử và khắc phục dứt điểm bệnh thành tích trong GDĐT. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt, phục vụ tốt”.
Định hướng giáo dục đào tạo trong các trường quân đội giai đoạn đến năm 2020
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT