Đặc điểm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Xuất khẩu thuỷ sản

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có những đặc điểm chính như sau:

Một là, sản phẩm xuất khẩu là hàng thủy sản. Đây là những sản phẩm thủy sản có giá trị cao và mang tính bổ sung cho nước nhập khẩu. Ở Việt Nam, sản phẩm thủy sản là được tạo ra từ các hoạt động khai thác, đánh bắt và nuôi trồng. Đó là những sản phẩm thủy sản có thể nằm dưới dạng thô hoặc ở dạng sơ chế. Thủy sản xuất khẩu là một loại hàng hoá xuất khẩu được bán trên thị trường ngoài nước. Vì vậy, nó cần phải đáp ứng được các nhu cầu của nước nhập khẩu và người tiêu dùng tại nước nhập khẩu về các tiêu chí như an toàn thực phẩm, an toàn kỹ thuật, môi trường…

Hai là, xem xét hoạt động XK thủy sản dưới góc độ chuỗi giá trị. Từ sản xuất thủy sản đến xuất khẩu thủy sản phải trải qua các khâu chính như: sản xuất thủy sản, thu mua, sơ chế/chế biến và bảo quản thủy sản và cuối cùng là xuất khẩu thủy sản. Các khâu này đều có mối liên hệ chặt chễ với nhau. Mỗi một khâu trong chuỗi giá trị này đều có những đặc điểm riêng biệt. Xuất khẩu là khâu cuối cùng trong chuỗi giá trị của hàng thủy sản. Đây chính là khâu thu được nhiều lợi nhuận nhất trong chuỗi. Hoạt động XK thủy sản tuân thủ theo sự điều tiết của thị trường và được tiến hành trên cơ sở “trao đổi ngang giá” của thị trường.

Ba là, trong hội nhập quốc tế, hoạt động XK thủy sản ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường thế giới. Việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới song phương và đa phương về cơ bản mang lại những tác động tích cực cho hoạt động xuất khẩu thủy sản. Ngoài ra, những thay đổi về cung – cầu hàng thủy sản, về chính sách của nước nhập khẩu thủy sản, về đối thủ cạnh tranh trên thị trường đều có tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu thủy sản. Điều này đòi hỏi các nước xuất khẩu thủy sản phải nâng cao khả năng dự báo về thị trường, cơ chế, chính sách điều hành quản lý hoạt động xuất khẩu thủy sản phải linh hoạt để theo kịp với những sự thay đổi nhanh chóng trên thị trường thế giới.

Bốn là, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đang trong quá trình đổi mới để phát triển mặc dù mặt còn lạc hậu và ở trình độ công nghệ thấp. Ngành thủy sản của Việt Nam đi lên từ một nền sản xuất phân tán, manh mún và lạc hậu tại các vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ và vùng ven biển. Từ những năm 1960 đến nay, ngành thủy sản của Việt Nam đã trở thành một trong những ngành sản xuất chính trong nền kinh tế quốc dân. Do ngành thủy sản còn có nhiều hạn chế về giống và nguồn nước, chưa thực hiện tốt chương trình quản lý chất lượng theo HACCP… nên việc nuôi trồng thủy sản vẫn còn thiếu ổn định. Về khai thác nguồn lợi thủy sản đến nay vẫn chậm đổi mới về công nghệ, công cụ; phương thức khai thác còn lạc hậu so với một số nước trong khu vực; chưa có sự gắn kết chặt chẽ khai thác với bảo quản chế biến thủy sản. Trình độ chế biến thủy sản XK chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế, chất lượng nguồn nhân lực thấp nên năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản XK Việt Nam trên thị trường thế giới còn yếu.

Năm là, ngư dân của Việt Nam có mặt bằng dân trí tương đối thấp nên khi đánh bắt, nuôi trồng thủy sản cũng là một trở ngại trong việc sử dụng thiết bị hiện đại khi ra khơi, dùng thuốc khi nuôi trồng thủy sản… Đồng thời, nhận thức của ngư dân về pháp luật về biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nghề cá bền vững và có trách nhiệm còn hạn chế. Cho nên hiện tượng đánh bắt bất hợp pháp trên các vùng chồng lấn vẫn chưa chấm dứt hoàn toàn.

Nguồn: Luận án tiến sĩ “Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường liên minh châu Âu (EU)

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?