Mục lục
Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của NHTM
Nguồn vốn của NHTM gồm: vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn đi vay và vốn khác. Mỗi loại vốn đều có tính chất và vai trò riêng trong tổng nguồn vốn kinh doanh của NHTM, cụ thể như sau:
a. Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu của NHTM bao gồm vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và các tài sản nợ khác theo qui định.
Vốn điều lệ: là số vốn được ghi trong điều lệ hoạt động của NHTM.
Các quỹ dự trữ: như quỹ dự trữ ổ sung vốn điều lệ, quỹ dự ph ng tài chính. Các quỹ này được hình thành và tạo lập trong quá trình hoạt động của các
NHTM để sử dụng vào các mục đích nhất định. Các quỹ dự trữ này được trích lập từ lợi nhuận sau thuế hàng năm của ngân hàng theo qui định của Pháp luật.
Các quỹ khác: như quỹ phát triển nghiệp vụ… các quỹ này cũng được trích lập và sử dụng theo quy định của pháp luật.
Các tài sản nợ khác: Theo qui định, một số tài sản nợ khác được tính là vốn chủ sở hữu của ngân hàng bao gồm:Thặng dư vốn, vốn đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản do Nhà nước cấp (nếu có), các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỉ giá, lợi nhuận để lại chưa phân phối.
Vốn chủ sở hữu nói chung và vốn điều lệ nói riêng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng nhưng nó lại có vai trò rất to lớn đối với hoạt động của các NHTM. Trước hết, đây là điều kiện trong nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập, cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM trong nước cũng như ngoài nước thì vốn chủ sở hữu được xem như là một trong những nhân tố căn ản đánh giá năng lực tài chính, mức độ chịu đựng rủi ro, điều kiện để tiếp cận với các dự án đầu tư của tổ chức tài chính tín dụng quốc tế.
b. Nguồn vốn huy động
Nguồn vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà NHTM huy động được từ các tổ chức và cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi, thanh toán, nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng làm nguồn vốn để kinh doanh.
Nguồn vốn huy động bao gồm vốn huy động từ tiền gửi và nguồn vốn huy động thông qua phát hành các giấy tờ có giá (trái phiếu, tín phiếu..).
– Nguồn vốn huy động từ tiền gửi: bao gồm tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi của các cá nhân và tiền gửi khác.
– Nguồn vốn huy động thông qua phát hành các giấy tờ có giá: Đây là nguồn vốn mà NHTM có được qua việc phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi.
Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn (trên 80%) trong toàn bộ vốn kinh doanh của NHTM. Đây là nguồn vốn có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí và khả năng mở rộng kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn này có xu hướng ngày càng gia tăng phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng.
c. Nguồn vốn vay của TCTD khác và của NHTW
Vốn đi vay là nguồn vốn được hình thành trên quan hệ vay mượn giữa NHTM và NHTW, hoặc giữa các NHTM với nhau. Các NHTM sẽ đi vay vốn để bổ sung vốn hoạt động của mình khi NHTM đã sử dụng hết vốn khả dụng mà vẫn không đủ vốn hoạt động.
– Nguồn vốn vay của TCTD khác: Trong quá trình kinh doanh của các NHTM luôn có tình trạng tạm thời thừa hoặc thiếu vốn, đó là khi huy động vốn nhưng chưa cho vay, đầu tư hết hay khi khách hàng có nhu cầu vay lớn nhưng khi nguồn vốn lại không đủ hoặc khách hàng rút tiền trước thời hạn trong khi đó vốn cho vay chưa đến hạn thu hồi. Như vậy, các NHTM có thể gửi cho vay các TCTD khác để hưởng lãi hay đi vay vốn để tận dụng cơ hội kinh doanh hoặc đảm bảo khả năng thanh toán. Hầu hết các NHTM được tổ chức thành hệ thống gồm nhiều chi nhánh và hạch toán kinh doanh toàn hệ thống, thực hiện điều chuyển nguồn vốn giữa các chi nhánh qua hội sở, khi thừa vốn các chi nhánh được nhận vốn điều chuyển về hội sở chính, khi thiếu vốn các chi nhánh nhận được vốn điều chuyển từ hội sở chính. Vì vậy, việc vay vốn của các TCTD khác trong và ngoài nước thường chỉ thực hiện ở hội sở chính của từng hệ thống. Khi cần thiết có thể vay vốn tại các TCTD nước ngoài.
– Nguồn vốn vay của NHNN
NHNN là ngân hàng của các ngân hàng và là ngân hàng cho vay cuối cùng trong nền kinh tế, vì vậy các NHTM có thể được NHNN cho vay vốn khi cần thiết.
Vốn đi vay của TCTD khác và NHNN thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng, là nguồn vốn hỗ trợ cho kinh doanh của các ngân hàng khi thiếu vốn và có ý nghĩa trong việc đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên của các NHTM.
d. Nguồn vốn khác
Trong quá trình làm trung gian thanh toán, NHTM cũng tạo được một khoản nguồn vốn trong thanh toán: tiền ký quỹ trên tài khoản mở thư tín dụng, ký quỹ ảo lãnh khác, các khoản tiền phong toả và các khoản tạm thời nhàn khác trong thanh toán.
Thông qua nghiệp vụ đại lý, nghiệp vụ uỷ thác đầu tư tài trợ của Chính phủ hoặc của các tổ chức trong và ngoài nước cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, NHTM cũng thu hút được một lượng vốn đáng kể. Đây là nguồn vốn mà ngân hàng có được do làm đại lý của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện đầu tư cho những chương trình, dự án. Trong thời gian nguồn vốn đã được ngân hàng tiếp nhận nhưng chưa giải ngân hết theo kế hoạch hoặc vốn cho vay đã thu hồi về nhưng chưa đến hạn chuyển lại cho chủ đầu tư, ngân hàng có được một số vốn để kinh doanh. Mặt khác, thực hiện nghiệp vụ này NHTM sẽ được hưởng phí hoa hồng. Ngoài ra, ngân hàng c n làm đại lý bán cổ phiếu, trái phiếu cho các doanh nghiệp cũng như thu hộ lợi tức chứng khoán cho khách hàng…qua nghiệp vụ này cũng tạo thêm được nguồn vốn cho ngân hàng.
Các nguồn vốn khác của ngân hàng có thể không nhiều, thời gian sử dụng đôi khi rất ngắn, nhưng có điều đáng quan tâm là ngân hàng không phải tốn kém chi phí huy động nhưng lại có điều kiện phát triển các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng khác, phục vụ tốt nhất nhu cầu kinh doanh của ngân hàng.
Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của NHTM
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT