Các mô hình tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước

Gợi ý một số đề tài nghiên cứu khoa học

Các mô hình tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước là một khâu trong hệ thống tài chính nói chung và tài chính nhà nước nói riêng. NSNN là khâu quan trọng nhất, giữ vị trí chủ đạo trong tài chính nhà nước với đặc tính chủ yếu là sự phân phối không có tính hoàn trả trực tiếp: ngân sách nhà nước là thống nhất nhưng thực tế nó được tổ chức thành một hệ thống của nhiều bộ phận hợp thành.

Từ trước đến nay ở các nước trên thế giới có hai mô hình phổ biến về tổ chức ngân sách nhà nước. Đó là:

Thứ nhất: Mô hình ngân sách nhà nước thống nhất và duy nhất. Ở mô hình này người ta không phân chia cấp ngân sách, ngân sách chỉ là một thực thể do Chính phủ trung ương duy nhất điều hành. Các cấp chính quyền địa phương được hưởng từng phần ngân sách, tuy nhiên chính quyền địa phương không có quyền quyết định việc thu chi của cấp mình, mà đơn thuần là chỉ thực hiện theo quyết định của Chính phủ trung ương. Lúc này chính quyền địa phương với tư cách như một đơn vị dự toán của ngân sách nhà nước.

Đặc điểm của mô hình này là tính thống nhất cao độ và tập trung quyền quyết định về ngân sách cho Chính phủ trung ương. Vì vậy nó rất thích hợp với ngân sách nhỏ bé hoặc trong thời chiến. Hạn chế của mô hình này là không phân quyền cho địa phương, tất cả mọi việc do trung ương đảm nhiệm nên không phát huy được tính sáng tạo cũng như không phù hợp với từng địa phương, chính vì vậy mô hình này không thật sự có hiệu quả.

Thứ hai: Mô hình ngân sách nhà nước được tổ chức thành hệ thống gồm một số cấp hợp thành. Mỗi cấp ngân sách là một bộ phận trong ngân sách nhà nước nói chung nhưng lại trực thuộc một cấp chính quyền cụ thể và có tính độc lập tương đối cao trong hệ thống. Mỗi cấp gần như một thực thể tương đối hoàn chỉnh, thể hiện tỉnh chủ động trong thu chi của chính quyền cấp đó. Lúc này, về nguyên tắc chính quyền cấp đó phải chịu trách nhiệm thu chi ngân sách cấp mình.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Vị trí chi ngân sách nhà nước trong hoạt động quản lý kinh tế[/message]

Việc ngân sách được tổ chức thành hệ thống với nhiều cấp như vậy được gọi là phân cấp ngân sách.

Đặc điểm của mô hình này là Chính phủ Trung ương chỉ quyết định những vấn đề lớn thuộc phạm vi quốc gia và những vấn đề liên quan đến ngân sách địa phương (NSĐP) đồng thời giao cho địa phương tự quyết định về ngân sách cấp mình nhưng phải tuân thủ hệ thống luật pháp của trung ương.

Mô hình này có ưu điểm là phù hợp với từng cấp ngân sách vì hầu hết mọi vấn đề do địa phương tự quyết định, hơn nữa còn phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong khai thác sử dụng hiệu quả nguồn thu và trình tự chịu trách nhiệm cao trong điều hành ngân sách. Tuy nhiên, vì phải tự chịu trách nhiệm về ngân sách cấp mình nên nếu có lý do nào đó bị hụt thu, thì chính quyền cấp đó phải sắp xếp và cắt giảm các khoản chi, Chính phủ trung ương không phải chịu trách nhiệm bù đắp số hụt thu đó.

Mô hình trên đây phù hợp với các nước có hệ thống luật pháp tương đối hoàn chỉnh, nguồn thu ở cấp địa phương phong phú đa dạng và nhất là trong nền kinh tế thị trường, khi công tác quản lý phải được quan tâm và hướng tới mục tiêu hiệu quả kinh tế xã hội, thì việc tạo quyền cho chính quyền địa phương là cách tốt nhất để đạt được mục tiêu đó.

Xu hướng chung của các nước trên thế giới và nước ta hiện nay đang áp dụng mô hình này.

Các mô hình tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?