Mục lục
Bài học kinh nghiệm quản lý chi Ngân sách nhà nước
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý chi Ngân sách nhà nước của một số quốc gia, ngoài và trong nước. tỉnh thành phố, có thế rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực cho các địa phương:
1. Cần có sự nỗ lực kiểm soát các khoản chi NSNN
Để thực hiện mục tiêu giảm chi phí thì cần có sự lựa chọn nhiều hơn những vấn đề mà chính quyền các cấp nên can thiệp, cũng như việc giảm quy mô bộ máy chính quyền.
Tăng cường tính hiệu quả hoạt đông của chính quyền trong khi các nguồn lực còn hạn chế, hợp lý hóa việc điều tiết, tăng cường việc trao quyền tự quyền cao hơn cho các nhà quản lý liên quan đến ngân sách và nhân sự. trong thời gian tới cần mở rộng hơn việc khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước.
Cần có nỗ lực hơn nhằm nâng cao sự đáp ứng về hành chính và chất lượng dịch vụ và đưa các dịch vụ đến gần với người sử dụng hơn. Tức là người dân cần được thông báo về công việc của chính quyền, chính quyền cũng cần phải có sự hợp tác voái công dân để hoàn thành nhiệm vụ của mình, cung cấp các dịch vụ phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của người dân hay tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể tiếp cận trực tiếp với chính quyền. Chính quyền cũng cần đề ra các tiêu chuẩn về dịch vụ bằng các văn bản chính thức hay thực hiện đơn giản hóa gánh nặng hành chính nhằm giảm nhẹ gánh nặng đối với người dân, nhất là đối với người doanh nghiệp.
Tăng cường hơn nữa việc trao thêm trách nhiệm cả về tài chính lẫn chính trị, mang lại cho nhà quản lý sự tự do và linh hoạt hơn. Thực hiện việc đánh giá kết quả công việc mà địa phương thực hiện căn cứ vào hiệu quả và hiệu năng mà công việc mang lại, từ đó đòi hỏi chính quyền phải có định hướng làm việc có hiệu quả hơn.
Phân cấp mạnh hơn việc cung cấp các dịch vụ công cho chính quyền Cơ sở gắn với việc chuyển giao nguồn lực tài chính cho họ để làm cho việc cung cấp các dịch vụ sát với yêu cầu của người dân, hạn chế được sự lãng phí nguồn lực.
2. Cải cách quản lý chi NSNN
Hình thành một khung chính sách kinh tế nhiều năm, khung kinh tế trung hạn hay kế hoạch phát triển nhiều năm.
Cần phải có sự cam kết về chính trị và sự ửng hộ của các lãnh đạo ở cấp cao nhất để đưa ra quyết định liện quan đến cải cách chính sách chi Ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra. Nếu không có sự ủng hộ mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo cấp cao thì hệ thống quản lý theo kết quả đầu ra không được thể chế hóa và phổ biển áp dụng trong thực tiễn.
Khởi đầu cho cải cách là nên thực hiện thí điểm ở một vài đơn vị điển hình, sau đó rút ra những kinh nghiệm thành công và kiểm ra những cách tiếp cận khác nhau trước khi thể chế hóa và phổ biến áp dụng rộng rãi phương thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra.
Cách tiếp cận từ từ như thế có thể khắc phục được những tư tưởng nóng vội, chủ quan và khắc phục những kém hiệu quả trong quá trình thực hiện. Mặt khác, cách tiếp cận này còn tạo lập nền tảng vững chắc cho sự ủng hộ phương thức quản lý mới “từ dưới lên”, bới vì nó đáp ứng được 2 yêu cầu đó là: tính hợp pháp và tính thích hợp.
Sự thể chế hóa và phổ biến áp dụng rộng rãi phương thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra nên được thực hiện bằng việc ban hành các văn bản hướng dẫn rõ ràng, dẽ thực hiện, bao gồm các bản báo cáo về vai trò và trách nhiệm của những người liên quan đến hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra.
Cần tạo ra cơ chế hỗ trợ đa dang cho tiến trình cải cách ngân sách.
Để hỗ trợ cho việc thực hiện các chính và thủ tục mới của hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra, trước hết những nỗ lực thuộc về bên trong của tổ chức là các cơ quan, đơn vị công quyền phải tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ. Các cơ quan, đơn vị công quyền công quyền cần tạo lập bộ phận hỗ trợ khác nhau để đẩy mạnh tiến trình triển khai hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra trong đơn vị một cách thông suốt.
3. Kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình quản lý chi NSNN
Cần kiểm tra toàn bộ công việc thực hiện cùng với những đánh Giá khác nhau để đảm bảo cho việc đưa ra các quyết định một cách hợp lý.
Kiểm tra và đánh giá công việc thực hiện – cả hai được xem là công cụ quan trọng của hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra, chúng bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Dữ liệu kiểm tra quá trình thực hiện sẽ cung cấp cho người quản lý những vấn đề còn hạn chế, và nếu không có phân tích thêm thì có lẽ không thể đưa ra những giải pháp để khắc phục. Kinh nghiệm cho thấy chỉ một mình dữ liệu kiểm tra thực hiện thường không cung cấp đầy đủ thông tin để đưa ra quyết định khôn ngoan. Đánh giá với mục đích là kiểm tra tại sao thực hiện tốt hay xấu bằng việc phân tích những mối quan hệ nhân quả và đưa ra các kiến nghị hành động là những bổ sung rất hữu ích, làm đơn giản hóa sự biểu thị các dữ liệu kiểm tra.
[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nước[/message]Cần đảm bảo việc sử dụng thông tin thực hiện, không chỉ cho mục Đích báo cáo, mà còn cho mục đích học tập quản lý và đưa ra quyết định. Những nhà quản lý cần nhận thấy những hữu ích này trong hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra.
Tránh lạm dụng hệ thống đo lường thực hiện trong đánh giá kết quả.
Sử dụng hệ thống đo lường thực hiện không hợp lý, có thể gây ra những hành vi tiêu cực của người quản lý như: báo cáo không trung thực, hoặc tập trung vào những hoạt động dễ đo lường hơn là những hoạt động có tính chất quan trọng hơn nữa, nếu như sự phân phối nguồn lực quá phụ thuộc vào các dữ liệu thực hiện, có thể tạo ra động cơ báo cáo thiên vị hoặc sai lệch bởi vì người quản lý cố gắng trình bày công việc thực hiện một cách tốt nhất.
Cần gắn kết chặt chẽ quyền tự chủ và trách nhiệm của người quản lý trong hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra.
Người quản lý phải chịu trách nhiệm về kết quả đầu ra, đi đôi với đó là họ được trao quyền tự chủ trong việc ra quyết định thay đổi phân bổ nguồn lực từ những hoạt động kém hiệu quả sang những hoạt động có hiệu quả cao hơn, không có quyền tự chủ, người quản lý không thể đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm cải thiện kết quản và sự thực hiện sẽ trỏ nên hoài nghi, mơ hồ.
Cần tạo điều kiện cho công chúng, những nhà tài trợ, những người thụ hưởng… tham gia tất cả các giai đoạn của hệ thống lập ngân sách theo đầu ra như: xây dựng kể hoạch chiến lược, phát triển hệ thống đo lường công việc thực hiện và tiến trình và ra quyết định theo kết quả đầu ra.
Các tiếp cận tham gia như vậy sẽ tạo ra nhiều động lực tiềm năng làm gia tăng tính hiệu quả của sự phát triển và thiết lập cam kết của nhiều chủ thể trong việc thực hiện của mục tiêu đề ra.
Minh bạch ngân sách: Đây là nguyên tắc đòi hỏi các cơ quan Chính phủ giải trước người dân về việc sử dụng các nguồn thu của Chính phủ cũng như; giải trình về quản lý tổng thể. Minh bạch ngân sách cũng là vấn đề rất quan trọng đối với các nhà tài trợ là những người muốn có đầy đủ thông tin để đánh giá hiệu quả và tác động của các khoản đã tài trợ, ngoài ra, đối với các cơ quan và bộ ngành Chính phủ, điều này cũng tạo điều kiện quản lý ngân sách hiệu quả hơn.
Chương trình đầu tư công: Chương trình đầu tư công phản ánh mức độ và phân bổ chi đầu tư của nhà nước được đánh giá là cần thiết để đạt được các mục tiêu quan trọng nhất trong chiến lược phát triển KT-XH và kế hoạch dài hạn đã được Quốc hội phe duyệt. Mặt khác, chương trình đầu tư công cũng tổng hợp các nguồn vốn nhà nước có thể huy động được, thông qua đó đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và đồng viên các nguồn vốn khác cùng đầu tư, tạo điều kiện thực hiện những mục tiêu phát triển KT-XH của đất nước.
Dựa trên việc xây dựng chương trình đầu tư công, có ánh hưởng của chương trình này đối với ngân sách cũng được ước tính. Chương trình đầu tư công là một bước đi trong quá trình tiến tới xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn
Khuôn khổ chi tiêu trung hạn có phạm vi rộng hơn, bao gồm một đánh giá đầy đủ về khả năng thu và chi của Chíh phủ, cả chi đầu tư và chi thường xuyên cho cả thời kỳ trung hạn được thể hiện trong một kế hoạch tài chính trung hạn. Nhận thức được tính hữu ích và tầm quan trọng của khuôn khổ chi tiêu trung hạn trong quản lý chi Ngân sách nhà nước, hiện nay chính phủ đang cho xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn một số ngành như giáo dục, y tế và thể chế hóa đối với với các lĩnh vực khác.
4. Thực hiện các cơ chếQL chi NSNN theo hướng kết quả đầu ra
Thực hiện cơ chế khoán chi hành chính đồng thời với khoán biên chế đối với cơ quan hành chính.
Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sư nghiệp.
Xã hội hóa là biện pháp tíc cực trong việc tăng cường huy động nguồn thu trong nước để bổ sung cho nguồn thu hạn hẹp của Chính phủ. Xã hội hóa còn có tác dụng thu hút sự tham gia của người dân vào quản lý chi Ngân sách nhà nước, nâng cao tình thần trách nhiệm trong các quyết định về chi NSNN cũng như có động cơ tiết kiệm chi phí, giữ gìn bảo quản tài sản chung và các cơ sở hạ tầng có đóng góp của chính mình. Với việc áp dụng nguyên tắc “Nhà nước và nhân dân cùng làm” và ban hành các chính sách khuyến khích xã hội hó các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua lệ phí người sử dụng và chương trình xã hội hóa, nhà nướ đã tăng cường huy động đóng góp của người dân và của khu vực ngoài quốc doanh vào các khu vực này.
Tóm lại, Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của một số quốc gia và địa phương như các nước của tổ chức OECD, nước đang phát triển, một số tỉnh thành phố phát triển trong hội nhập quốc tế và về quản lý chi Ngân sách nhà nước, tác giả đã đúc kết một số kinh nghiệm có giá trị như: quy hoạch và quản lý nghiêm theo quy hoạch, bứt phá về cơ sở hạ tầng, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng. Người có đất ra mặt đường phải đóng tiền,… Mọi chính sách thực thi có hiệu quả cần phải có sự đồng thuận từ phía nhân dân, cộng động doanh nghiệp, nhà đầu tư… từ đó rút ra những bài học đối với quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh .
Bài học kinh nghiệm quản lý chi Ngân sách nhà nước
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT