Nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước

phân tích tài chính

Nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước

Trong bất kỳ nền kinh tế nào, chi ngân sách phải tuân thủ những nguyên lý nhất định, những đòi hỏi đó càng trở thành yêu cầu bắt buộc bởi tính đa dạng phong phú cũng như mục tiêu hiệu quả là những đặc trưng cơ bản đối với nền kinh tế thị trường.

Chi ngân sách phải đảm bảo kỷ luật tài chính tổng thể.

Điều đó có nghĩa là chi ngân sách phải được tính toán trong khả năng nguồn lực huy động được từ nền kinh tế và các nguồn khác. Khả năng này không chỉ tính trong một năm mà phải được tính trong trung hạn (3-5 năm), kết hợp với dự báo xảy ra rủi ro, chỉ có như Vậy mới đảm bảo tính ổn định và bền vững của ngân sách trong trung hạn. Nhìn chung các nhà quản lý phải dự tính được rủi ro về thu và sự biến động về chi để có chính sách đối ứng với những tình huống có thể xảy ra và dự tính nhiều phương án. Hàng năng trên cơ sở đánh giá và xây dựng ngân sách năm rà soát lại kế hoạch trung hạn để điều chỉnh sát với thực tiễn và cập nhật thêm một năm những biến động tăng giam nguồn và những chính sách bổ sung hoặc thay đổi, như vậy lúc nào cũng đảm bảo có kế hoạch trung hạn để xác định ngân quỹ trong 3-5 năm, đáp ứng được yêu cầu chi ngân sách trong khuôn khổ nguồn lực cho phép và thể hiện tính bền vững. Đây là yêu cầu đầu tiên cần tôn trọng trong cân đối ngân sách.

Ngân sách nói chung và chi ngân sách nói riêng phải gắn với chính sách kinh tế gắn với mhục tiêu phát triển kinh tế trung và dài hạn.

Chi ngân sách phải dựa trên nguồn thu có được, nhưng nguồn thu lại được hình thành chủ yếu từ hoạt động kinh tế và gắn với chính sách kinh tế, gắn với mục tiêu vĩ mô. Mặt khác trong bất kể nền kinh tế nào và đặc biệt là kinh tế thị trường, trách nhiệm của Nhà nước là phải tập trung giải quyết vấn đề về phát triển kinh tế xã hội, giáo dục, y tế, xoá đói giảm nghèo, trợ cấp xã hội, bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh, khắc phục chênh lệch giữa các vùng, miền… NSNN chính là công cụ để Nhà nước thực hiện trách nhiệm xã hội to lớn đó. Điều đó thể hiện chỉ có gắn chi ngân sách với chính sách kinh tế thường niên, mục tiêu kinh tế trung và dài hạn thì mới tạo được sự nhất quán, đảm bảo chi ngân sách đạt được tính khả thi cao và dự báo ngân sách chuẩn xác hơn.

Chi ngân sách phải đảm bảo tính minh bạch, công khai trong cả quy trình từ khâu lập, tổ chức thực hiện, quyết toán, báo cáo và kiểm toán.

Chi ngân sách thực chất là chi chủ yếu từ nguồn thuế, phí do dân đóng góp nên phải đảm bảo rõ ràng, công khai để các tổ chức cá nhân giám sát và tham gia.

Thực hiện nguyên tắc này vừa nâng cao trách nhiệm của các tổ chức cá nhân có liên quan đến ngân sách, vừa đảm bảo sử dụng ngân sách có hiệu quả, vừa giúp cho phát hiện chỉnh sửa để thông tin về ngân sách sát đúng thực tiễn hơn.

[message type=”e.g. information, success, attention, warning”]Xem thêm: Vị trí chi ngân sách nhà nước trong hoạt động quản lý kinh tế[/message]

Chi ngân sách phải cân đối hài hoà giữa ngành, địa phương, giữa trung ương địa phương, kết hợp giải quết ưu tiên chiến lược trong trong năm với trung và dài hạn.

Giải quyết mối quan hệ giữa phát triển ngành – địa phương, giữa các ngành, giữa các địa phương để xây dựng ngân sách, thúc đẩy phát triển cân đối, toàn diện, tạo ra mối quan hệ tương tác hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành các địa phương.

Giải quyết mối quan hệ giữa trung ương- địa phương theo hướng phân cấp mạnh cho địa phương để khuyến khích địa phương khai thác tiềm năng thế mạnh, gán trách nhiệm với quyền lợi địa phương, đồng thời tạo chủ động cao nhất cho địa phương, phân cấp ngân sách trên cơ sở phân cấp kinh tế xã hội giúp địa phương điều hành nhất quán và thuận lợi hơn. Song với những chính sách quan trọng, những nội dung chi ảnh hưởng lớn trong phạm vi quốc gia cần tập trung nguồn lực để điều hành thì Chính phủ cần nắm để điều phối thống nhất trong phạm vi quốc gia.

Cần tập trung giải quyết ưu tiên chiến lược, bởi thực tiễn cho thấy nhu cầu cung cấp hàng hoá dịch vụ công trong kinh tế thị trường rất đa đảng phong phú. Chưa có một quốc gia phát triển nào lại có nguồn lực tài chính dồi dào để đáp ứng đủ mọi nhu cầu chi tiêu. Vì vậy phải sắp xếp thứ tự ưu tiên chiến lược để tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng của đất nước, những vấn đề có tác động tích cực đến các lĩnh vực khác, tạo động lực cho sự phát triển, hoặc giải quyết những vấn đề bức xúc về đời sống xã hội. Nguyên tắc này tạo cho chi ngân sách trở thành công cụ hữu hiệu để điều hành có hiệu quả, gán ngân sách với chính sách kinh tế và đảm bảo cho ngân sách được cân đối vững chắc, chủ động khi có biến động về nguồn thu.

Việc điều hành chi ngân sách cần tập trung nguồn lực giải quyết được những ưu tiên bắt buộc, những ưu tiên ở cấp độ tháp hơn được giải quyết tuỳ khả năng cân đối ở từng thời điểm.

Chi ngân sách phải gắn kết giữa chi đầu tư và chi thường xuyên.

Bố trí cơ cấu chi hợp lý để vừa giải quyết vấn đề tăng trưởng và đáp ứng dịch vụ mang tính thường xuyên. Đồng thời chi ngân sách phải tạo được động lực khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cùng với Nhà nước cung cấp địch vụ thoả mãn nhu cầu ngày càng đa đảng, phong phú của mọi người dân.

Như trên đã phân tích, nguồn lực huy động vào ngân sách có hạn trong khi nhu cầu lớn đoi hỏi phải cân nhắc dành cho đầu tư bao nhiêu, dành cho chi thường xuyên bao nhiều để vừa giải quyết vân đề trước mắt vừa gia quyết tăng trương trong tương lai; Mặt khác trước đây với ngân sách truyền thống thì giữa chi đầu tư và chi thường xuyên ít gắn kết với nhau vì vậy sự phối hợp giữa hai khoản chi để phát huy hiệu quả của chi ngân sách còn hạn chế. Có thể khắc phục tình trạng này bằng cách phối hợp giữa hai khoản chi trong từng chương trình dự án. Như vậy vừa đảm bảo sự kết hợp để xác định cơ cấu từng khoản chi lại có thể xem xét ở góc độ hiệu quả.

Quản lý chi NSNN phải là tác động đòn bẩy để thúc đẩy các thành phần khác tham gia cung cấp dịch vụ công, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ đa dạng, phong phú của mọi đối tượng.

Cơ chế thị trường cần nhiều hàng hoá dịch vụ công chất lượng cao, trong đó nhiều dịch vụ người dân có thể bỏ tiền một phần hoặc toàn bộ để được hưởng thụ, đồng thời những người cung cấp dịch vụ muốn tham gia và tổ chức thu tiền từ người dân được hưởng trực tiếp là không cân nhà nước phải bỏ toàn bộ tiền để mua dịch vụ đó. Thực tế đó làm giảm áp lực đối với NSNN, chi ngân sách chỉ dành cho những dịch vụ công mà tư nhân không muốn làm hoặc không thể làm mà không có sự tham gia từ Nhà nước. Vai trò của chi ngân sách ở đây như đòn bẩy tác động, Nhà nước đảm nhận một phần trách nhiệm, tạo sức hấp đẫn để các thành phần kinh tế có thể tham gia cung cấp hàng hoá dịch vụ công.

Đây là điểm khác cơ bản giữa chi ngân sách trong cơ chế thị trường với chi ngân sách ở các nền kinh tế khác, ngân sách không là nguồn cung cấp duy nhất cho những dịch vụ công, vai trò tư nhân ngày càng được nhìn nhận như một lực lượng quan trọng để nâng cao chất lượng địch vụ công cả về mức độ thoả mãn và tính đa dạng của dịch vụ công.

Nhìn chung, kinh tế thị trường đưa ra những yêu cầu nghiêm ngặt trong quản lý chi ngân sách, đó vừa là đòi hỏi để thích ứng, đồng thời bản thân cơ chế thị trường cũng tạo ra chứng nhân tố thuận lợi giúp cho thực hiện những nguyên tắc đó.

Nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?