Tổng quan về tham nhũng

Phát triển sản phẩm bancassurance

Tổng quan về tham nhũng

Do sự tác động đa dạng đến các khía cạnh kinh tế, văn hóa và đạo đức xã hội nên tham nhũng luôn được xem là chủ đề trọng tâm trong các lĩnh vực khoa học chính trị và kinh tế học. Những nghiên cứu học thuật về nguyên nhân và hậu của tham nhũng (trong khu vực công) được thực hiện từ một vài thập kỷ trước đây. Chẳng hạn như, luận thuyết của Scott (1972) về tham nhũng chính trị đã có những ảnh sâu xa đến tận sau này vì trong đó nêu lên nhiều hình thái khác nhau của tham nhũng như : đó là thói tham nhũng quan liêu, cơ chế xin – cho và gia đình trị, và chi phối nhà nước.

Tham nhũng quan liêu hoặc tham nhũng hành chính công đề cập đến hành vi cố ý tạo ra những méo mó trong thực thi pháp luật, quy chế và quy định hiện hành nhằm đem lại lợi ích cho các cá nhân trong và ngoài chính phủ bằng các phương pháp không hợp pháp và thiếu minh bạch (Worldbank, 2000). Ví dụ như một cá nhân hối lội cán bộ thu thuế để giảm trách nhiệm nộp thuế.

Cơ chế xin – cho và gia đình trị đề cập đến sự thiên vị mà những cá nhân nắm quyền lực dành cho những nhóm đối tượng thuộc một phạm vi hẹp để đổi lấy sự hỗ trợ chính trị. Đối xử thiên vị với một số cá nhân, trao hợp đồng từ một nguồn duy nhất,… là những ví dụ cho hình thái quan liêu (TN) này.

Chi phối nhà nước đề cập đến các hành động của cá nhân, nhóm người hoặc các công ty trong khối nhà nước cũng như tư nhân nhằm gây ảnh hưởng đến việc xây dựng luật, quy định, quy chế, nghị định và các chính sách khác của chính phủ nhằm làm lợi cho bản thân (WorldBank, 2000).

Những năm thập niên 1990, tham nhũng trở thành chủ đề thu hút một lượng lớn các quan tâm của các nhà nghiên cứu và giới học giả. Hiện nay, tham nhũng cũng là một hiện tượng đang được xem xét rộng rãi ở hầu hết các quốc gia bất kể là phát triển hay đang phát triển, nhỏ hay lớn, theo định hướng thị trường hay hình thức khác. Chính vì lý do này mà đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề tham nhũng, đặc biệt các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tham nhũng. Những nghiên cứu này bao gồm Billger & Goel (2009), Del Monte & Papagni (2007), Glaeser & Saks (2006), Goel & Nelson (1998), La Porta & ctg (1999), Saha & ctg (2009), Treisman (2000)… Tuy nhiên, khái niệm về quan liêu (TN) rất đa dạng, vẫn chưa có sự đồng nhất và chưa thật sự rõ ràng.

Trong từ điển của Oxford (2000), quan liêu (TN) được mô tả như: [1] hành vi gian lận hoặc phi pháp, đặc biệt là những người làm trong chính quyền; [2] hành động làm thay đổi từ chuẩn đạo đức thành thiếu đạo đức của hành vi. Vì vậy, tham nhũng bao gồm ba yếu tố quan trọng là đạo đức, hành vi và quyền lực. Gould (1991) cho rằng định nghĩa tham nhũng như là vấn đề đạo đức, nghĩa là tham nhũng là hiện tượng trái đạo đức và trái với luân thường đạo lý mà bao gồm tập hợp các sự lệch lạc đạo đức so với các chuẩn đạo đức của xã hội.

Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) định nghĩa “tham nhũng là việc lạm dụng quyền lực được giao phó để nhằm tư lợi”. Tương tự, theo nhóm nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (The World Bank Group) “tham nhũng là lạm dụng công quyền nhằm tư lợi”. Việc lạm quyền ở đây được hiểu theo nghĩa rất rộng. Khu vực công được cho là bị lạm quyền khi một đại diện nhận, gạ gẫm hoặc sách nhiễu hối lộ. Nó cũng bị lạm dụng khi các đại diện tư nhân chủ động đưa hối lộ để phá vỡ các chính sách công và quy trình công vì các lợi thế cạnh tranh cũng như lợi nhuận. Khu vực công cũng có thể bị lạm dụng vì lợi ích cá nhân ngay cả khi không có hối lộ xảy ra, thông qua sự bảo trợ và gia đình trị, các hành vi trộm cắp tài sản nhà nước, hay sự chuyển hướng của các khoản thu của nhà nước.

Tham nhũng cũng được hiểu là việc sử dụng những đặc quyền của khu vực công để mưu lợi cá nhân, nó được xem là vấn đề nghiêm trọng ở các nước đang phát triển (Beekman & ctg, 2013; Jain, 2001; Stiglitz, 2002). Một số hoạt động phi pháp như gian lận, rửa tiền, buôn bán ma túy, hoạt động chợ đen không cấu thành nên tội tham nhũng do chúng không hoàn toàn đòi hỏi các đặc quyền của khu vực công. Tuy nhiên, các cá nhân thực hiện các hoạt động nói trên thường liên hệ với các quan chức và chính trị gia. Mặt khác, các hoạt động này thường không thể phát triển mạnh nếu không có yếu tố tham nhũng (Jain, 2001).

Tham nhũng

Như vậy, có thể hiểu tham nhũng là một hành động trục lợi cá nhân đến từ việc lạm dụng các quyền lợi, đặc quyền của khu vực công. Trong bài nghiên cứu của mình, Amundsen (2000) cho rằng tham nhũng tồn tại ở các dạng : hối lộ, biển thủ, gian lận và tống tiền.

Hối lộ được định nghĩa là một khoản chi trả (dạng tiền hoặc vật chất) được đưa hay nhận trong một quan hệ tham nhũng. Về bản chất, việc chi hay nhận hối lộ chính là tham nhũng. Một khoản hối lộ có thể được hiểu là một số tiền cố định, số phần trăm theo hợp đồng hay một khoản tiền tồn tại ở bất kỳ một dạng nào được trả cho một quan chức đại diện cho nhà nước để thực hiện hợp đồng hay phân phối lợi ích tới các doanh nghiệp, cá nhân. Hối lộ cũng có thể được xem là một loại thuế không chính thống khi các quan chức chính quyền đòi hỏi các khoản chi trả hoặc quà tặng từ các đội tượng khác. Các thuật ngữ khác như lại quả, tiền trà nước, tiền đút lót, tiền bôi trơn đều dùng để chỉ về hội lộ dưới góc nhìn của công chúng. Các khoản tiền này cần thiết hoặc được yêu cầu để việc thực hiện các công việc hành chính nhanh chóng, thuận lợi hoặc được ưu tiên hơn. Bằng các loại chi phí bôi trơn này, doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh có thể mua được ưu tiên chính trị và né tránh các gánh nặng về thuế và các quy định, mua các thị trường được bảo hộ hoặc độc quyền, các giấy phép…

Biển thủ được hiểu là việc đánh cắp các nguồn lực công bởi các quan chức chính quyền, là một dạng của sử dụng sai các quỹ tiền tệ công. Biển thủ được thực hiện khi một quan chức chính phủ đánh cắp từ các định chế công mà họ đang làm việc và từ các nguồn lực họ quản lý nhân danh nhà nước và chính phủ. Tuy nhiên, các nhân viên không trung thành của các doanh nghiệp tư nhân cũng có thể biển thủ tiền và nguồn lực từ người chủ của họ. Biển thủ là một dạng của tham nhũng bằng việc lợi dụng quyền lực.

Gian lận là một tội phạm kinh tế liên quan đến các hành động lừa gạt, bịp bợm, lừa đảo. Đây là thuật ngữ luật học rộng hơn và phổ biến hơn, trong đó bao hàm cả hối lộ và biển thủ. Gian lận xảy ra khi các đại diện của chính quyền tham gia vào mạng lưới giao dịch bất hợp pháp và tống tiền khi các tổ chức tội phạm kinh tế giả mạo, buôn lậu khi có sự phê chuẩn và tham gia của chính quyền.

Tống tiền là việc tiền hoặc các nguồn lực khác bị bòn rút bằng cách ép buộc, bạo lực hoặc đe dọa. Tiền bảo kê có thể bị bòn rút theo cách tạo ra môi trường không an toàn cho các cá nhân, người kinh doanh để đổi lấy sự yên bình. Chỉ những người trả đủ tiền thì mới không bị tiếp tục quấy nhiễu. Tống tiền căn bản cũng là một dạng của tham nhũng nhưng số tiền này được bòn rút một cách khá bạo lực. Sự đổi chác lấy lợi ích giữa các bên bị mất cân bằng nghiêm trọng. Tham nhũng dưới hình thức tống tiền thường được hiểu là một dạng bòn rút từ bên dưới. Ví dụ, khi một tổ chức mafia ở Nga hoặc ở Ý có khả năng gây ảnh hưởng đến các quan chức chính quyền và toàn bộ cơ quan nhà nước thông qua việc đe dọa hoặc ám sát có chủ đích. Các tổ chức này sẽ nhận được các ưu tiên và đặc quyền kinh tế và tự do trong thuế, quy định và các vụ truy tố pháp luật. Ngoài ra, tham nhũng dạng này có thể tồn tại dưới hình thức từ trên xuống khi tổ chính quyền là tổ chức mafia lớn nhất. Ví dụ, khi chính quyền, đặc biệt là các dịch vụ bảo vệ của họ, là các nhóm bán quân sự tống tiền từ các cá nhân và tổ chức kinh doanh cho việc không bị quấy nhiễu. Các dạng quấy nhiễu có thể là đe dọa đánh thuế nặng, trì hoãn việc cấp giấy phép, các cuộc điều tra liên ngành dưới nhiều hình thức.

Tham nhũng có thể phân loại thành : tham nhũng vặt và tham nhũng lớn. Tham nhũng vặt có thể xảy ra ở cấp độ đường phố, xảy ra hằng ngày. Tham nhũng dạng này xuất hiện khi người dân tiếp xúc với các quan chức thấp hoặc trung bình ở những nơi như trường học, bệnh viện, cơ quan công an, cơ quan hành chính cấp cơ sở,… Quy mô giao tiền giao dịch thường là nhỏ và chủ yếu ảnh hưởng đến cá nhân (June & ctg, 2008). Tham nhũng lớn thường xảy ra ở cấp độ chính quyền cao – nơi có khả năng bóp méo chính sách hay thậm chí bóp méo chức năng chính quyền, tạo điều kiện cho người lãnh đạo hưởng lợi trên tổn thất của hàng hóa công. Tham nhũng lớn đôi khi tương đồng với tham nhũng chính trị (Rohwer, 2009).

Nhiều nhà kinh tế cũng đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa tham nhũng và tăng trưởng kinh tế, trong đó có Shleifer & Vishny (1993) cho rằng “tham nhũng là việc bán tài sản của chính phủ nhằm tư lợi”.

Tóm lại, khái niệm về tham nhũng là đa dạng, tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu và cách tiếp cận mà nó có thể được hiểu theo các ý nghĩa khác nhau. Trong nghiên cứu này, tác giả mong muốn xem xét vai trò của chất lượng thể chế đối với hoạt động tham nhũng của giới công chức, đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của tham nhũng này đối với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Vì vậy, thuật ngữ tham nhũng trong nghiên cứu này là đề cập đến tham nhũng hành chính công của giới công chức, họ lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thay đổi quy định, quy trình của pháp luật vì mục tiêu tư lợi và làm tổn hại đến môi trường kinh doanh cạnh tranh.

Tổng quan về tham nhũng

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?