Tổng quan về thể chế

Phương pháp phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp

Tổng quan về thể chế

Veblen (1857) được xem là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên đặt nền móng về thể chế, theo đó thể chế là tính qui chuẩn của hành vi hoặc các qui tắc xác định hành vi trong những tình huống cụ thể, được các thành viên của một nhóm xã hội chấp nhận về cơ bản và sự tuân thủ các qui tắc đó là do bản thân tự kiểm soát hoặc do quyền lực bên ngoài khống chế.

James (2006) cho rằng thể chế chính phủ thiết lập khuôn khổ cho các hoạt động kinh tế trong phạm vi quốc gia. Một thể chế tốt sẽ tạo ra môi trường thuận lợi thúc đẩy các hoạt động kinh tế, sự sáng tạo, tăng trưởng và phát triển. Ngược lại, thể chế kém gây ra các đình trệ cho nền kinh tế. Hai đặc điểm điển hình ở các nền kinh tế phát triển đó là dân chủ và tình trạng của các quy định pháp luật. Trong khi đó, James (2006) cũng cho rằng hai đặc tính này của thể chế là không chắc chắn tồn tại đồng thời. Tuy nhiên, hai đặc tính này lại tương quan chặt chẽ với nhau.

North (1981) định nghĩa thể chế “là tập hợp các quy định, thủ tục thi hành, các quy định về hành vi đạo đức được thiết lập nhằm ràng buộc các hành vi của cá nhân trong điều kiện tối đa hóa thu nhập và độ hữu dụng”. Vấn đề quan trọng trong khái niệm này cũng như các tài liệu khác đề cập đó là sự ràng buộc. Vì thế, hiến pháp và các quy định về quyền bầu cử là minh chứng tốt cho thể chế. Tuy nhiên, chính sách tốt được thể hiện bằng các chỉ số mà cho phép sự tự do hay không. Bên cạnh đó, các khía cạnh quan trọng khác của một thể chế cho rằng các ràng buộc hợp lý thì cần được duy trì lâu dài (thậm chí là trường tồn). Cụ thể, trong ngắn hạn, các ràng buộc này không nên bị làm lu mờ hoặc thậm chí bị thay thế bởi những người không thích chúng.

Theo tài liệu về thể chế của North (1990) cho rằng : “Thể chế là phát minh của con người với những ràng buộc nhằm cơ cấu sự tương tác chính trị, kinh tế và xã hội. Nó bao gồm cả những ràng buộc không chính thức (sự chấp thuận, điều kiêng kỵ, phong tục, tín ngưỡng, và quy tắc xử sự), và luật lệ chính thức (hiến pháp, luật, quyền sở hữu)”. Trong suốt chiều dài lịch sử, thể chế đã được phát minh bởi con người để tạo nên một trật tự và giảm thiểu sự không chắc chắn trong hoạt động trao đổi. Cùng với các ràng buộc quy chuẩn về kinh tế, con người xác định khuynh hướng lựa chọn, vì vậy xác định chi phí giao dịch và chi phí sản xuất. Thể chế tạo ra cấu trúc khích lệ cho nền kinh tế. Khi cấu trúc tiến triển theo chiều hướng tích cực sẽ giúp định hình cho phương hướng thay đổi của kinh tế hướng tới sự phát triển bền vững, nhưng đôi khi cấu trúc này cũng có thể dẫn đến sự đình trệ hay suy tàn nền kinh tế.

Ostrom (1990) đưa ra định nghĩa quan trọng về thể chế “thể chế được định nghĩa là tập hợp các quy định mang tính thực thi được sử dụng để lựa chọn ai là người phù hợp ra các quyết định tại một số vũ đài, những hành động nào được cho phép hoặc bị hạn chế, những quy định chung nào sẽ được thực hiện, thủ tục nào phải tuân thủ, những thông tin gì phải được cung cấp hoặc không được phép cung cấp, những khoản chi trả nào được phân chia cho các cá nhân tùy thuộc vào các hành động của họ”. Theo định nghĩa này, thuật ngữ “vũ đài” (arena) được hiểu là tương tự như thuật ngữ về “trò chơi” (game) của North (1993).

Theo Boin & Christensen (2008), trong bài viết về sự phát triển của các thể chế công cho rằng khi chúng ta mô tả về thể chế công nghĩa là chúng ta đang nói về những tính chất đặc biệt của thể chế đó. Nó đặc biệt bởi vì trước giờ nó đã phát triển theo phương cách vững chắc và hiệu quả trong công việc mà được xem là rất có giá trị đối với các bên có liên quan cả trong và ngoài nước. Sự độc đáo của thể chế công là do sự kết hợp của hai tính chất đặc trưng sau:

Thứ nhất, thể chế công đặc biệt bởi vì nó đã phát triển và hợp tác một cách hiệu quả nhằm xử lý các mục tiêu phức tạp và mâu thuẫn lẫn nhau. Theo cách làm này, thể chế giúp cho người lao động làm công việc của họ: thể chế sẽ chỉ ra cho người lao động biết được họ nên làm gì và không nên làm gì; bên cạnh đó, thể chế cũng giúp người lao động cảm nhận được thế giới xung quanh mình đang sống.

– Thứ hai, thể chế nhận được sự ủng hộ ở mức độ cao: thể chế được chấp nhận và công nhận rộng rãi. Nó có một bản sắc riêng biệt hợp pháp (Berger & Luckmann, 1966). Cách làm việc của một thể chế sẽ xây dựng thương hiệu cho nó. Một nhận thức tổng quát về thể chế từ bên ngoài cho rằng thể chế là mong đợi, phù hợp và thích hợp trong phạm vi hệ thống được tạo ra từ các quy tắc, giá trị, niềm tin và quyền lợi (Suchman, 1995).

Ở khía cạnh khác, cơ quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ (USAID, 2002) định nghĩa thể chế công là một hệ thống phức tạp của sự tương tác giữa các cấu trúc, truyền thống, chức năng và quy trình đặc trưng bởi giá trị của trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và sự tham gia. Kaufmann & Kraay (2002) cũng định nghĩa thể chế công là truyền thống và các tổ chức mà chính quyền được thực thi trong một quốc gia. Theo tác giả, điều này bao gồm quá trình các chính phủ được tuyển chọn, kiểm soát và thay thế; khả năng chính phủ để thiết lập và thực thi chính sách; sự tôn trọng của người dân và nhà nước đối với các tổ chức để quyết định sự tương tác giữa kinh tế và xã hội.

Theo Acemoglu & Robinson (2013), thể chế là các qui tắc tác động đến sự vận hành của nền kinh tế và động cơ khuyến khích của dân chúng. Do đó, thể chế kinh tế sinh ra các luồng động lực và vạch ra giới hạn cho các tác nhân kinh tế. Thể chế kinh tế chia thành hai loại : thể chế kinh tế dung hợp và thể chế kinh tế chiếm đoạt. Thể chế kinh tế dung hợp (inclusive economic institutions) cho phép và khuyến khích sự tham gia của đại đa số dân chúng vào các hoạt động kinh tế, sử dụng tốt nhất tài năng và trình độ của họ, giúp các cá nhân thực hiện những lựa chọn mình mong muốn. Thể chế kinh tế chiếm đoạt (extractive economic institutions) không có các đặc trung nêu trên mà ở đó, chúng được thiết kế để tước đoạt hay khai thác thu nhập hay của cải của nhóm này để phục vụ cho một nhóm khác. Nói một cách đơn giản là thu nhập của người dân được khai thác để phục vụ cho một nhóm nhỏ những người cầm quyền và một số ít đối tượng liên quan.

Tổng quan về thể chế

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Tổng quan về thể chế

  1. Pingback: Chất lượng thể chế - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?