Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính

Du lịch là tất cả những hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ không quá 12 tháng với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, công vụ và nhiều mục đích khác.

Mục lục

Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính

Nhiều nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính đã sử dụng trách nhiệm xã hội như là biến phụ thuộc và các tham số hiệu quả tài chính là biến độc lập (Preston và O’Bannon, 1997; Mc Williams và Siegel, 2000; Nelling và Webb, 2009; Choil và cộng sự, 2010). Trong khi một số nghiên cứu khác sử dụng trách nhiệm xã hội là biến độc lập và hiệu quả tài chính là biến phụ thuộc (Aras và cộng sự, 2010).

Kết quả của các nghiên cứu đề cập ở trên là mang tính hỗn hợp. Cụ thể, một vài nghiên cứu tìm thấy mối tương quan dương giữa hai biến (Waddock và Graves, 1997; Orlitzky và cộng sự, 2003), nhưng một số nghiên cứu lại không tìm thấy mối quan hệ nào giữa hai biến (Mc Williams và Siegel, 2000; Elijido- Ten, 2007), nhưng cũng có những nghiên cứu tìm thấy mối tương quan âm giữa hai biến (Jones và cộng sự, 2007; Crisostomo và cộng sự, 2011).

Tóm lại, từ các kết quả khác nhau của các nghiên cứu trên và để hiểu rõ hơn bản chất mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính, nghiên cứu này sẽ xem xét mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính theo những nội dung sau:

1. Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính ở các nước phát triển

Các nghiên cứu sử dụng bộ chỉ số đo lường trách nhiệm xã hội đã được phát triển: Cochran và Wood (1984) sử dụng thước đo CSR từ mô hình Moskiwitz (1972). Waddock và Graves (1997), McWilliams và Siegel (2000), Bird và cộng sự (2007), Scholtens (2008), Peters và Mullen (2009), Nelling và Webb (2009), Lee và Park (2009); Kang và cộng sự (2010); Jo và Hajoto (2011), Ghelli (2013), Lee và cộng sự (2013) sử dụng CSR từ KLD. Preston và O’Bannon (1997) sử dụng CSR từ tạp chí Fortune, trong khi Griffin và Mahon (1997) sử dụng 4 thước đo cho CSR gồm KLD, chỉ số danh tiếng Fortune, dữ liệu TRI và hoạt động từ thiện của doanh nghiệp còn Tsoutsoura (2004) sử dụng 2 thước đo cho trách nhiệm xã hội gồm KLD và chỉ số xã hội Domini 400.

Khi xem xét đước đo hiệu quả tài chính của các nghiên cứu này: Waddock và Graves (1997), Preston và O’Bannon (1997), Griffin và Mahon (1997), McWilliams và Siegel (2000), Tsoutsoura (2004), Peters và Mullen (2009), Lee và Park (2009) sử dụng thước đo dựa vào kế toán (ROA, ROE, ROS, ROI); Scholtens (2008) sử dụng thước đo dựa trên thị trường (rủi ro, lợi nhuận cổ phiếu); Cochran và Wood (1984), Bird và cộng sự (2007), Nelling và Webb (2009), Kang và cộng sự (2010), Ghelli (2013), Lee và cộng sự (2013) sử dụng cả hai thước đo hiệu quả tài chính dựa vào kế toán và thị trường (ROA, ROE, ROS, TBQ, lợi nhuân cổ phiếu, phần trăm chênh lệch so với giá trị thị trường); ngoại trừ Jo và Hajoto (2011) điều tra mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và quản trị công ty. Xét về mẫu nghiên cứu: Waddock và Graves (1997) đã kiểm tra mô hình của họ khi sử dụng 500 công ty, Preston và O’Bannon (1997) điều tra 67 công ty từ những ngành công nghiệp khác nhau, Griffin và Mahon (1997) tập trung vào một ngành công nghiệp duy nhất (ngành công nghiệp hóa chất), McWilliams và  Siegel (2000) điều tra  524 công ty Mỹ, Tsoutsoura (2004) điều tra các công ty niêm yết Mỹ từ S&P 500, Scholtens (2008) điều tra 289 công ty Mỹ, Bird và cộng sự (2007) điều tra các công ty trên S&P 500, Lee và Park (2009) điều tra 85 công ty lấy từ S&P 500 và Russell 1000, Peters và Mullen (2009) điều tra 81 công ty Mỹ lấy từ chỉ số Fortune 500, Nelling và Webb (2009) điều tra hơn 600 công ty Mỹ, Kang và cộng sự (2010) xem xét các công ty niêm yết trên S&P500 và Russell 3000, Jo và Hajoto (2011) mẫu gồm 12,527 công ty/năm, Ghelli (2013) điều tra 322 công ty lấy từ Fortune 500, Lee và cộng sự (2013) kiểm tra các công ty được lấy từ S&P 500 hoặc the Russell 3000.

Như vậy, kết quả từ các nghiên cứu thực nghiệm trên cho thấy mối tương quan dương giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính đối với những công ty được niêm yết trên chỉ số KLD và Fortune. Riêng, kết quả từ nghiên cứu của McWilliams và Siegel (2000), Nelling và Webb (2009), Kang và cộng sự (2010) cho thấy kết quả hỗn hợp về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính.

Bên cạnh các nghiên cứu sử dụng bộ chỉ số đo lường trách nhiệm xã hội đã được phát triển (KLD, Domini 400, TRI, Fortune…), có nhiều nghiên cứu khác sử dụng các thước đo CSR khác nhau để kiểm tra mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính. Kết quả từ các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng các thước đo CSR khác nhau cho thấy các kết quả khác nhau về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính:

(i) tìm thấy mối tương quan dương giữa hai biến: Richardson và Welker (2001) điều tra các công ty Canada, hiệu quả tài chính (chi phí vốn chủ sở hữu); Orlitzky và cộng sự (2003) phân tích tổng hợp của 52 nghiên cứu, hiệu quả tài chính (ROA, ROE); Moneva và Rivera-Lirio (2007) điều tra báo cáo thường niên và báo cáo bền vững của 52 công ty niêm yết Tây Ban Nha; Moneva và Ortas (2008) điều tra 142 công ty Châu Âu, dữ liệu trách nhiệm xã hội lấy từ nhóm SIRI, hiệu quả tài chính (lợi nhuận cổ phiếu – SR); Mahoney và cộng sự (2008) mẫu gồm 44 công ty chỉnh sửa số liệu thu nhập (restating firms) và 44 công ty không chỉnh sửa số liệu thu nhập (non-restating firms) và được tổng hợp từ GAO-03-395R; Bnouni (2011) dữ liệu trách nhiệm xã hội được thu thập qua bảng câu hỏi, mẫu gồm 8 công ty Pháp có quy mô nhỏ và vừa, hiệu quả tài chính (lợi nhuận/doanh thu cổ phần).

(ii) tìm thấy mối tương quan âm giữa hai biến: Reverte (2012) điều tra các công ty niêm yết Tây Ban Nha, dữ liệu trách nhiệm xã hội được lấy từ OCSR, hiệu quả tài chính (chi phí vốn).

(iii) không tìm thấy mối quan hệ nào giữa hai biến: Murray và cộng sự (2006) thực hiện phân tích hồi quy của 100 công ty niêm yết lớn nhất ở Mỹ từ Time 1000, hiệu quả tài chính (lợi nhuận cổ phiếu – SR); Fiori và cộng sự (2007) điều tra 25 công ty niêm yết ở Ý, hiệu quả tài chính (giá cổ phiếu – SP); Strouhal và cộng sự  (2015), xác định mối quan hệ giữa hiệu quả tài chính và trách nhiệm xã hội ở hai nước trong khu vực CEE – Séc và Estonia, hiệu quả tài chính (ROA, MVA).

(iv) tìm thấy kết quả hỗn hợp giữa hai biến: Lyon (2007) kiểm tra 125 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán New Zealand, trách nhiệm xã hội được tập hợp từ báo cáo thường niên thông qua phân tích nội dung, hiệu quả tài chính (ROA, ROE); Shreck (2011) điều tra 69 công ty, dữ liệu trách nhiệm xã hội lấy từ Oekom, hiệu quả tài chính (ROE, TBQ); Robert và cộng sự (2016) kiểm tra 10 công ty tthuộc nhóm chỉ số CROBEX10® trên thị trường chứng khoán Zagreb ở Croatia, trách nhiệm xã hội được tập hợp từ báo cáo thường niên thông qua phân tích nội dung, hiệu quả tài chính (ROA, ROE).

Như vậy, những nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính mô tả ở trên đều được thực hiện ở các nước phát triển (Mỹ, Anh, Canada, Úc và New Zealand). Trong khi các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính ngoài các nước phát triển thì ít. Đối với trách nhiệm xã hội, hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính ở các nước phát triển đã sử dụng chỉ số KLD để đo lường trách nhiệm xã hội (Tsoutsoura, 2004; Scholten, 2008; Nelling và Webb, 2009; Peter và Mullen, 2009; Jo và Harjoto, 2011; Ghelli, 2013).

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp[/message]

Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác sử dụng các chỉ số trách nhiệm xã hội khác (ngoài chỉ số KLD) chẳng hạn như chỉ số trách nhiệm xã hội của Vigeo (Van de Velde và cộng sự, 2005), chỉ số GRI (Jones và cộng sự, 2007), DJSI (Byus và cộng sự, 2010), chỉ số xã hội Domini  400  (Mc  William và  Siegel,  2000),  và  dữ  liệu  nghiên  cứu  của  Oekom (Schreck, 2011). Đối với hiệu quả tài chính, các chỉ sổ được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính gồm: thước đo dựa vào kế toán (ROA, ROI, ROE, ROS, EPS, tỷ số P/E, NPM) và các chỉ số dựa trên thị trường (TBQ, giá cổ phiếu, lợi nhuận cổ phiếu, MVA). Về phương pháp, các nghiên cứu thực nghiệm đã sử dụng nhiều mô hình kinh tế lượng khác nhau để kiểm tra mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính gồm: hồi  quy  tuyến  tính  “ordinary  least  squares  –  OLS”,  quan  hệ  nhân  quả  Ranger (Scholten, 2008; Nelling và Webb, 2009; Schreck, 2011), mô hình dữ liệu bảng (Mc William và Siegel, 2000; Nelling và Webb, 2009), phương pháp bình phương tối thiểu từng phần “partial least squares – PLS” (Moneva và Ortas, 2008), mô hình “ Two- Stage Least Squares – 2SLS” để thực hiện phân tích thống kê (Al-Tuwaijri và cộng sự, 2004; Garcia-Castro và cộng sự, 2010; Jo và Harjoto, 2011).

Đối với các biến kiểm soát trong mô hình hồi quy, phần lớn các nghiên cứu đều sử dụng các đặc điểm công ty (quy mô, đòn bẩy, loại ngành công nghiệp, tuổi của công ty, mức độ R&D và quản trị doanh nghiệp) như là các biến kiểm soát khi kiểm tra mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính. Từ các lập luận trên cho thấy, nguyên nhân dẫn đến kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính được thực hiện ở các quốc gia phát triển là hỗn hợp do các nghiên cứu thực nghiệm này sử dụng phương pháp khác nhau, các biến đại diện cho trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính cũng khác nhau.

2. Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính ở các nước đang phát triển

Các nghiên cứu thực nghiệm tìm thấy mối tương quan dương giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính: Hossain và cộng sự (2006) khảo sát 107 công ty phi tài chính ở Bangladesh, chỉ số trách nhiệm xã hội gồm 60 khía cạnh, lợi nhuận ròng biên (NPM) là biến đại diện cho hiệu quả tài chính; Choi và cộng sự (2010) dữ liệu trách nhiệm xã hội được lấy từ KEJI, hiệu quả tài chính (ROA, ROE và TBQ); Kwanbo (2011) điều tra 231 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Nigeria, trách nhiệm xã hội được tập hợp từ báo cáo thường niên thông qua phân tích nội dung, hiệu quả tài chính (EPS); Chang (2010); Oeyono và cộng sự (2011) mẫu gồm 50 công ty hàng đầu ở Indonesia, trách nhiệm xã hội theo hướng dẫn của GRI 2007, hiệu quả tài chính (EPS, EBITDA); Saleh và cộng sự (2011); Tilakasiri (2012) điều tra 50 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Columbo ở Sri Lanka, trách nhiệm xã hội được đo bằng phương pháp Delphi, hiệu quả tài chính (ROA, ROE); Tyagi (2012) điều tra 215 công ty Ấn độ (S&P ESG 500), trách nhiệm xã hội được thu thập thông qua bảng câu hỏi, hiệu quả tài chính (ROA, ROE, lợi nhuận/vốn sử dụng); Li và cộng sự (2013) mẫu nghiên cứu gồm 1,574 công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, trách nhiệm xã hội được tập hợp từ “The Blue book of CSR reporting”, hiệu quả tài chính (ROA); Waworuntu và cộng sự (2014) xem xét các công ty niêm yết hàng đầu trong khu vực ASEAN; Sarah và cộng sự (2015), thực hiện một nghiên cứu định tính về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính trong bối cảnh ở Pakistan; Wan và cộng sự (2016) mẫu gồm các công ty niêm yết ở Malaysia, trách nhiệm xã hội được tập hợp từ báo cáo thường niên thông qua phân tích nội dung, hiệu quả tài chính (ROA, ROE, TBQ).

Các nghiên cứu thực nghiệm không tìm thấy mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính: Aras và cộng sự (2010) kiểm tra 40 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Istanbul (ISE), trách nhiệm xã hội được tập hợp từ báo cáo thường niên thông qua phân tích nội dung, hiệu quả tài chính (ROA, ROE, ROS);

Khemir và Baccouche (2010) phân tích 23 công ty niêm yết ở Tuy Ni Di, trách nhiệm xã hội được tập hợp từ báo cao thường niên thông qua phân tích nội dung, hiệu quả tài chính (ROA, ROE); Luethge và Helen (2012) kiểm tra 62 công ty Trung Quốc niêm yết trên thị trường chứng khoán Hong Kong, trách nhiệm xã hội được tập hợp từ báo cáo thường niên thông qua phân tích nội dung bằng phương pháp đếm chữ, hiệu quả tài chính (ROA, ROE).

Các nghiên cứu thực nghiệm tìm thấy mối quan hệ hỗn hợp giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính: Mitta và cộng sự (2008) kiểm tra 50 công ty Ấn độ, trách nhiệm xã hội được tập hợp từ báo cáo thường niên thông qua phân tích nội dung, giá trị kinh tế tăng thêm (EVA) là biến đại diện cho hiệu quả tài chính; Bayoud và cộng sự (2012) điều tra 40 công ty ở Libi, phân tích nội dung và bảng câu hỏi được sử dụng để thu thập dữ liệu trách nhiệm xã hội từ báo cáo thường niên, hiệu quả tài chính (ROA, ROE, ROS);

Dkhili và Ansi (2012) điều tra 30 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Tuynidi, trách nhiệm xã hội được thu thập thông qua bảng câu hỏi, hiệu quả tài chính (ROA, ROE); Amran (2015) điều tra các công ty Nigeria, trách nhiệm xã hội được tập hợp từ báo cáo thường niên thông qua phân tích nội dung, hiệu quả tài chính (ROA, giá cổ phiếu); Nidal và Nidal (2015), khảo sát 26 công ty Jordan, trách nhiệm xã hội được thu thập từ báo cáo thường niên, hiệu quả tài chính (TBQ).

Như vậy, từ các nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính ở các nước đang phát triển cho thấy có một số kỹ thuật đã được sử dụng để đo lường trách nhiệm xã hội và cho ra nhiều kết quả khác nhau (dương, âm hoặc không có mối quan hệ với hiệu quả tài chính). Những nghiên cứu thực nghiệm này chỉ ra rằng phương pháp và quy mô mẫu là những nhân tố chính liên quan đến sự khác nhau về kết quả. Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính thì khá đa dạng bởi vì còn có những khía cạnh khác nhau ảnh hưởng lên kết quả nghiên cứu.  Những  ảnh  hưởng  đó  là  quy  mô  (Rashid  và  Lodh,  2008),  nước  xuất  xứ (Michelon, 2011), loại ngành, tuổi của công ty, trạng thái niêm yết (listing status), thành phần hội đồng quản trị, mức độ R&D (McWilliam và Siegel, 2000), cấu trúc vốn,  mức độ  phát  triển (Ribeiro và  Aibar-Guzman, 2010)  và  mức độ  nợ.

Theo Ullmann (1985) lý do của sự thiếu nhất quán trong các kết quả này có thể là các nhà nghiên cứu đã sử dụng những kỹ thuật lấy mẫu không đạt yêu cầu (Choi và cộng sự, 2010), sử dụng những chỉ số trách nhiệm xã hội không đáng tin cậy và chỉ số hiệu quả tài chính kém. Do đó, để khắc phục những lý do trên nghiên cứu này sẽ sưu tập mẫu gồm tất cả các công ty niêm yết đại chúng trên thị trường chứng khoán Việt Nam (2012 – 2016) để bao gồm tất cả quy mô công ty và lĩnh vực hoạt động, phát triển chỉ số trách nhiệm xã hội từ các nghiên cứu trước và sử dụng cả hai thước đo dựa vào kế toán và thị trường để kiểm tra mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính ở Việt Nam.

3. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính ở Việt Nam

Gần đây nhất, nghiên cứu Trang và Yekini (2014), điều tra mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính của 20 công ty lớn nhất niêm yết trên cả hai sàn chứng khoán Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (2010 – 2012). Kết quả cho thấy có mối quan hệ yếu giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính của 20 công ty niêm yết Việt Nam. Hoàng cửu Long (2015), xem xét mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và xu hướng thị trường (market orientation – MO) với hiệu quả công ty. Kết quả cho thấy cả hai hoạt động trách nhiệm xã hội và MO đều có tác động tích cực đến hiệu quả công ty. Nghiên cứu cũng cho thấy các nhà quản lý cấp cao, các CEO, cũng như chủ sở hữu công ty của các công ty Việt Nam nên nâng cấp nhận thức của họ về tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội, để họ có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của họ trong nền kinh tế định hướng thị trường.

Trang và cộng sự (2016), điều tra ảnh hưởng của sự đa dạng trong hội đồng quản trị đối với việc công bố xã hội của các công ty niêm yết Việt Nam (2008 – 2010). Trong đó chỉ số trách nhiệm xã hội được thu thập từ báo cáo thường niên và được đo lường dựa vào hướng dẫn GRI 3.1. Biến đa dạng hội đồng quản trị được đo lường thông quả bốn bảng câu hỏi cho bốn bên lên quan khác nhau (người lao động, sản phẩm, cộng đồng địa phương và công bằng xã hội). Kết quả cho thấy có những ảnh hưởng tích cực đáng kể của đa dạng trong hội đồng quản trị (sự khác biệt giữa các giám đốc trong một hội đồng, ví dụ như các thuộc tính nhân khẩu học của các thành viên trong hội đồng quản trị) lên trách nhiệm xã hội trong khi đa dạng của hội đồng quản trị (sự khác biệt giữa các hội đồng, ví dụ như cấu trúc hội đồng quản trị) không có ảnh hưởng lên trách nhiệm xã hội.

Các kết quả đóng góp bằng cách cho thấy rằng một cách tiếp cận lý thuyết duy nhất có thể cung cấp một lời giải thích đầy đủ cho sự đa dạng của hội đồng quản trị.

Nghiên cứu đóng góp phương pháp luận bằng cách chứng minh thiết kế và đo lường các chỉ số đa dạng của bảng và chỉ số trách nhiệm xã hội có ba bên liên quan. Những phát hiện mang lại lợi ích cho các nhà quản lý và giám đốc điều hành doanh nghiệp tốt hơn trong các hoạt động của trách nhiệm xã hội và các bên liên quan.

Tuy nhiên, một vài nghiên cứu thực nghiệm trên đây vẫn chưa đầy đủ và làm rõ được những ảnh hưởng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội lên hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết Việt Nam. Nói khác đi, các nghiên cứu tổng thể về mối quan hệ giữa các khía cạnh trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính ở Việt Nam là khá khiêm tốn so với các nước đang phát triển và các nước khác trong khu vực. Chính điều này đã cho tác giả thấy được khoảng trống trong nghiên cứu và sự cần thiết mở rộng các nghiên cứu trước đây về trách nhiệm xã hội, về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính đối với các công ty niêm yết trên thị trường vốn Việt Nam.

Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?