Thương mại điện tử là gì? Khái niệm về thương mại điện tử
Thương mại điện tử, hiểu theo nghĩa thông thường nhất là giao dịch thương mại thông qua môi trường điện tử. Xét về mặt kỹ thuật đó là nhờ thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là mạng Internet, sự ra đời của các sản phẩm kỹ thuật số cầm tay hay các thiết bị di động. Xét về mặt phát triển kinh tế thì công nghệ thông tin vừa là sản phẩm, vừa là công cụ tất yếu cho sự phát triển kinh tế thế giới trong quá trình toàn cầu hóa dần hướng tới một nền kinh tế tri thức trong đó thông tin là yếu tố chủ đạo.
Lịch sử ra đời và phát triển thương mại điện tử gắn liền tới tiến bộ của công nghệ thúc đẩy thế giới theo xu thế toàn cầu hóa. Công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là sự phát triển mạnh của công nghệ lưu trữ dành cho máy tính cá nhân đã tạo ra cơ sở hạ tầng là mạng máy tính toàn cầu cho phép kết nối Internet liên tục dẫn đến sự thu hẹp không gian và thời gian cho các hoạt động giao dịch thương mại, kinh tế. Người làm thương mại cần các giao dịch thỏa thuận giữa người mua và người bán đã nhanh chóng áp dụng công nghệ này tạo ra những giao dịch nhanh chóng, thuận tiện, không bị giới hạn bởi thời gian, khoảng cách địa lý, địa điểm giao dịch. Do đó, công nghệ thông tin mà nền tảng là Internet đã đem lại nhiều yếu tố thuận lợi để thay đổi phương thức giao dịch cũ tạo ra một chương mới trong lịch sử thương mại, đó là một thành quả công nghệ sẽ được ứng dụng rộng rãi trong tương lai của ngành thương mại điện tử.
Hiện nay, ngoài Inetrnet, các phương thức truyền dẫn khác cũng là môi trường cho sự phát triển của thương mại điện tử. Ví dụ: Truyền hình cáp trả tiền, truyền hình kỹ thuật số mặt đất, công nghệ viễn thông 3G… Thương mại điện tử ra đời đã và đang tiếp tục phát triển và hoàn thiện các dịch vụ của mình trên Internet theo các mục đích kinh doanh khác nhau: trò chuyện trực tuyến, video trực tuyến, mở gian hàng ảo trưng bày sản phẩm, trao đổi đàm phán qua thư điện tử, ký hợp đồng mua bán có sử dụng chữ ký điện tử, thanh toán trực tuyến quốc tế các dịch vụ sau bán hàng. Thương mại điện tử cũng góp phần thúc đẩy số người sử dụng Internet tạo ra một môi trường mới cho thương mại, điều đó phát sinh nhu cầu thực tế về việc nghiên cứu thói quen tiêu dùng theo nhóm người, độ tuổi, nghiên cứu thị trường trên mạng…Internet ra đời cho khả năng kết nối rộng rãi, với chi phí thấp hơn nhiều so với các mạng chuyên dụng trước kia tạo ra những thuật ngữ và khái niệm khác nhau để mô tả phương thức mua bán qua mạng. Buôn bán qua phương tiện điện tử, buôn bán trong không gian điều khiển học, thương mại không cần giấy, thương mại điện tử, kinh doanh điện tử. Mỗi thuật ngữ đều phản ảnh một khía cạnh của một phương thức kinh doanh thương mại mới trên cơ sở là nền tảng kỹ thuật công nghệ thông tin. Khái niệm thương mại điện tử là khái niệm được nhiều người sử dụng nhất, nhiều những thuật ngữ khá cũng được sử dụng phản ảnh các khía cạnh của khái niệm thương mại điện tử. Đó là các giao dịch B2B chỉ các giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, B2C chỉ giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, G2C chỉ giao dịch giữa các cơ quan chính phủ với người tiêu dùng. Bán lẻ điện tử là một khái niệm trong thương mại điện tử chỉ doanh nghiệp áp dụng hình thức bán trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm qua mạng đến người có nhu cầu và giao hàng hóa cụ thể tận tay người tiêu dùng.
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về “thương mại điện tử” nhưng tựu trung lại có hai quan điểm lớn trên thế giới.
[message type=”e.g. information, success, attention, warning”]Xem thêm: Khái niệm thương mại điện tử[/message]Thương mại điện tử theo nghĩa rộng được định nghĩa trong Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL): “Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt, đường bộ”. Như vậy, có thể thấy rằng phạm vi của thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa, dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của thương mại điện tử.
Ủy ban Châu Âu đưa ra định nghĩa về Thương mại điện tử như sau: “Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh. Thương mại điện tử gồm nhiều hành vi trong đó hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng”. Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ; các hoạt động như chăm sóc sức khỏe, giáo dục và các hoạt động mới như siêu thị ảo. Tóm lại, theo nghĩa rộng thì thương mại điện tử có thể được hiểu là các giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử; chuyển tiền điện tử và các hoạt động gửi rút tiền bằng thẻ tín dụng.
Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp bao gồm các hoạt động thương mại được thực hiện thông qua mạng Internet. Các tổ chức như: Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế đưa ra các khái niệm về thương mại điện tử theo hướng này. Thương mại điện tử được nói đến ở đây là hình thức mua bán hàng hóa được bày tại các trang Web trên Internet với phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng. Có thể nói rằng Thương mại điện tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người.
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới: “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm được giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet”.
Khái niệm về Thương mại điện tử do Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế của Liên Hợp quốc đưa ra là: “Thương mại điện tử được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet”.
Theo các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu được rằng theo nghĩa hẹp Thương mại điện tử chỉ bao gồm những hoạt động thương mại được thực hiện thông qua mạng Internet. Qua nghiên cứu các khái niệm về thương mại điện tử như trên, hiểu theo nghĩa rộng thì hoạt động thương mại được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin liên lạc đã tồn tại hàng chục, thậm chí hàng trăm năm nay như: điện thoại, fax, telex…Theo nghĩa hẹp thì thương mại điện tử chỉ mới tồn tại được khoảng thời gian chưa lâu nhưng nhờ tiến bộ công nghệ đã đạt được những kết quả rất đáng quan tâm. Trên thực tế, chính các hoạt động thương mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ “Thương mại điện tử”. Ngoài ra, từ các giác độ khác nhau, người ta có những khái niệm khác nhau về thương mại điện tử.
Từ góc độ viễn thông: “Là sự cung cấp thông tin sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hay thanh toán các sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa thông qua mạng máy tính hay các phương tiện điện tử khác”.
Từ góc độ quản trị kinh doanh: “Là sự ứng dụng công nghệ hướng tới việc tự động hóa trong những giao dịch thương mại và quản lý”.
Từ góc độ dịch vụ: “Là một công cụ mà qua đó có thể gửi đơn hàng của các hãng, của khách hàng để giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, giảm thời gian vận chuyển hàng hóa, dịch vụ tới tay người tiêu dùng”.
Từ viễn cảnh trực tuyến: “Thương mại điện tử là khả năng mua bán trao đổi các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trên Internet”.
Trong thương mại điện tử, khái niệm thương mại được mở rộng hơn khái niệm thương mại truyền thống. Phạm vi của thương mại điện tử rất rộng. Nó phản ảnh xu thế phát triển của nền kinh tế số hóa trong đó mọi hình thái hoạt động kinh tế đang có xu hướng được hội tụ trên mạng máy tính. Tuy nhiên, khái niệm thương mại điện tử được nghiên cứu trong luận án chỉ hạn chế vào nội dung mua bán hàng hóa trực tuyến và dịch vụ qua mạng.
Thương mại điện tử là gì? Khái niệm về thương mại điện tử
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Các loại hình giao dịch trong thương mại điện tử - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Vai trò của các chủ thể tham gia thương mại điện tử - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Thách thức của thương mại điện tử - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Ảnh hưởng của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Khuôn khổ pháp lý cho thương mại điện tử - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Thương mại điện tử là gì? Khái niệm về TMĐT - Luận Văn A-Z