Vai trò của các chủ thể tham gia thương mại điện tử

thương mại điện tử

Mục lục

Vai trò của các chủ thể tham gia thương mại điện tử

1. Vai trò của các doanh nghiệp

Doanh nghiệp đóng một vai trò chủ động, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển. Với đặc tính năng động, luôn tìm cách giảm thiểu chi phí, tối ưu hóa phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả, tạo lợi thế cạnh tranh nên doanh nghiệp luôn phải tìm tòi đổi mới các phương thức kinh doanh. Với điều kiện cơ sở hạ tầng thông tin phát triển, kèm theo an ninh, an toàn, hạ tầng các doanh nghiệp sẽ nhận thức tốt hơn về lợi ích của thương mại điện tử và từ đó nhanh chóng tìm hiểu nắm bắt công nghệ tạo xu hướng tích cực đầu tư triển khai thương mại điện tử theo cách của mình. Thương mại điện tử sẽ cung cấp cho doanh nghiệp thông tin phong phú về các nhà sản xuất kinh doanh, thị trường đầu vào, đầu ra tiếp cận nhanh với các phản hồi của khách hàng từ đó giúp cho doanh nghiệp xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh thích hợp với nhu cầu thị trường, thậm chí sản xuất theo đơn hàng nhằm giảm thiểu chi phí tồn kho, đây là xu thế phát triển của ngành hàng trong khu vực và thế giới. Thông qua thương mại điện tử, doanh nghiệp tìm kiếm nắm bắt được công nghệ sản xuất mới, nhanh, tìm đối tác, nắm chắc thông tin thị trường từ đó tác động lại quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động với mức chi phí phù hợp.

Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp điều hành sản xuất, loại bỏ nhiều khâu trung gian, tiết kiệm chi phí đi lại, thông tin liên lạc. Nó mở ra cho doanh nghiệp một kênh bán hàng mới, quy mô toàn cầu bằng cách thiết lập trang web trên mạng, giới thiệu hàng hóa và dịch vụ của mình 24/24 để khách hàng vào thăm trang web và có được thông tin cần thiết, đầy đủ.

Thương mại điện tử tạo ra sự thay đổi trong mối quan hệ với khách hàng, đó là mối quan hệ trực tuyến, đến từng khách hàng cá nhân, từng đối tác doanh nghiệp với các đặc điểm khác nhau. Doanh nghiệp biết được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng với các sản phẩm để từ đó có những cải tiến cần thiết để nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Khi nhận thức được những lợi ích to lớn của thương mại điện tử, các doanh nghiệp sẽ là người đi tiên phong trong một môi trường mở, năng động, hiệu quả của thương mại điện tử.

2. Vai trò của nhà nước trong phát triển thương mại điện tử

Nhà nước trong vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, nên là một yếu tố quan trọng quyết định đối với việc phát triển thương mại điện tử. Bằng các công cụ quản lý, Nhà nước xây dựng hành lang pháp lý cho giao dịch thương mại điện tử. Tại các nước phát triển, khi cơ sở hạ tầng của thương mại điện tử phát triển, các nhà lập pháp quan tâm tới việc tạo dựng các hành lang pháp lý điều chỉnh các quan hệ giao dịch trên mạng, tạo ra môi trường an toàn, công bằng, hạn chế các rủi ro hay tranh chấp thương mại. Bằng cách đó khuyến khích các doanh nghiệp chủ động tham gia thương mại điện tử, tìm kiếm kênh bán hàng mới.

Thương mại điện tử là việc thực hiện các giao dịch mua bán, thanh toàn qua mạng nên đặt ra nhiều vấn đề pháp lý mà Nhà nước phải là người đứng ra giải quyết. Tính pháp lý của chứng từ điện tử, hợp đồng điện tử, chữ ký điện tử, thanh toán điện tử phải được thực nhận thông qua các dự luật liên quan, gọi chung là đạo luật thương mại điện tử. Ngoài ra, một số khía cạnh pháp lý mà Nhà nước cần điều chỉnh đó là Luật sở hữu trí tuệ, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ sự riêng tư, chống gian lận mua bán, chống tin tặc và những vấn đề khác có thể xảy ra trong giao dịch thương mại là những vấn đề được nhà nước xem xét xây dựng thành bộ  luật để điều chỉnh các quan hệ giao dịch thương mại và người sử dụng dịch vụ. Thương mại điện tử đòi hỏi một cơ sở hạ tầng pháp lý nhằm điều chỉnh các giao dịch trong và ngoài nước.

[message type=”e.g. information, success, attention, warning”]Xem thêm: Thương mại điện tử là gì? Khái niệm về thương mại điện tử[/message]

Việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô của nhà nước còn thể hiện trong việc xây dựng các dự án cụ thể để phát huy sức mạnh thúc đẩy phát triển thương mại công nghệ cao. Đó là các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển hạ tầng bằng các công cụ về thuế, ưu đãi dự án của nhà nước trong từng thời kỳ để phát triển thương mại điện tử. Thông qua các chính sách đó, nhà nước tạo ra những đòn bẩy tăng hiệu quả cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp và khiến người tiêu dùng tham gia tích cực hơn vào môi trường thương mại điện tử.

3. Vai trò của người tiêu dùng trong phát triển thương mại điện tử

Người tiêu dùng trong thương mại điện tử là người trực tiếp sử dụng mạng Internet để tìm kiếm mua hàng hóa. Số lượng cá nhân tham gia thương mại điện tử luôn phụ thuộc vào số người sử dụng Internet. Lượng cá nhân tham gia thương mại điện tử càng lớn thì mức độ xã hội hóa càng cao. Điều này tạo ra một thị trường rộng lớn hơn cho các doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp thấy cần thiết khi lựa chọn thương mại điện tử để thực hiện phân phối sản phẩm của mình. Chính vì thế, phát triển số người tiêu dùng trong thương mại điện tử thực chất phụ thuộc vào sự phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại và khả năng phủ rộng của mạng Internet.

Thương mại điện tử cho phép người tiêu dùng mua sắm mọi nơi, mọi lúc trên khắp thế giới, không có giới hạn về không gian và thời gian. Người dùng được tiếp cận nhiều lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ, giá cả ở khắp mọi nơi trên thế giới với chi phí thấp nhất. Thương mại điện tử cho phép các cá nhân tham gia có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nguồn cung cấp. Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên đa phần người tiêu dùng chỉ cần một cú nhấp chuột là có thể so sánh giá cả giữa các nguồn hàng và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất. Đối với các sản phẩm số hóa được như phim, nhạc, sách điện tử, phần mềm,v.v… việc giao hàng và thanh toán được thực hiện một cách dễ dàng thông qua mạng Internet.

Thông tin trên Internet phong phú, thuận tiện, được cập nhật thường xuyên, chất lượng cao do vậy người sử dụng có thể dễ dàng tìm được vấn đề quan tâm thông qua các công cụ tìm kiếm. Thương mại điện tử giúp cho các cá nhân dễ dàng tham gia mô hình đấu giá trực tuyến, mua và bán trên các sàn đấu giá cũng như tìm kiếm, sưu tầm những món hàng quan tâm tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

4. Vai trò của xã hội

Mặc dù lúc đầu chỉ là một hiện tượng kinh tế, thương mại điện tử  nay đã trở thành bộ phận của cả quá trình cải biến xã hội rộng lớn trên nền tảng xu thế toàn cầu hoá, của quá trình dịch chuyển nền kinh tế theo xu hướng cơ sở tri thức và thông tin, công nghệ phát triển nhanh chóng, thời gian từ nghiên cứu đến ứng dụng ngày càng rút ngắn. Có ít nhất hai yếu tố xã hội dùng để xem xét trình độ phát triển và hiệu quả của thương mại điện tử: một là, khả năng liên kết bởi thương mại điện tử; hai là, niềm tin về thương mại điện tử.

Các điều kiện để sử dụng Internet và máy tính ảnh hưởng tới mức độ chấp nhận của xã hội và của nền kinh tế, đặc biệt là các điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển. Do đó nhà nước cũng cần có những chính sách phù hợp hơn nhằm nâng cao số lượng người có đủ khả năng truy cập, điều này sẽ được trình bày rõ hơn trong phần kiến nghị và giải pháp. Thương mại điện tử giúp giảm thời gian giao dịch, dẫn tới nhiều thay đổi quan trọng và thời gian trong hoạt động kinh tế và xã hội. Đối với xã hội, các hoạt động trực tuyến tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao dịch,v.v… từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn. Mức sống được nâng cao do việc tiếp cận một cách đa dạng nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp, điều này gây nên áp lực giảm giá cạnh tranh, do đó khả năng và nhu cầu mua sắm của khách hàng cao hơn. Thương mại điện tử nếu làm tăng thêm lòng tin của người dân thì sẽ tạo điều kiện cho các dịch vụ khác phát triển.

Dịch vụ trong thương mại điện tử đem lại lợi ích cho các nước nghèo thông qua việc tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn qua Internet. Việc học tập kinh nghiệm, kỹ năng,v.v… thông qua việc đào tạo qua mạng cũng trở nên dễ dàng hơn. Thương mại điện tử cũng làm cho dịch vụ công được cung cấp một cách thuận tiện. Các dịch vụ như y tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ,v.v… được thực hiện qua mạng với chi phí thấp, thuận tiện. Việc tương tác để cấp và được cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế,v.v… là các ví dụ thành công điển hình về lợi ích đối với xã hội của thương mại điện tử. Tuy nhiên, mặt trái của nó là một xã hội với những người dân ít vận động, một số giới trẻ ham mê các trò chơi trực tuyến, đôi khi việc truyền bá những tư tưởng, kiến thức không lành mạnh cũng là một yếu tố khiến nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam buộc phải dùng một số biện pháp cứng rắn hơn trong việc ngăn chặn nguy cơ. Điều này sẽ được phân tích sâu hơn trong phần kiến nghị và giải pháp.

Vai trò của các chủ thể tham gia thương mại điện tử

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?