Thách thức của thương mại điện tử

thương mại điện tử

Thách thức của thương mại điện tử

Do sự phổ cập tạo nên tốc độ toàn cầu hóa nhanh chóng, việc áp dụng thương mại điện tử không còn là điều tùy chọn mà là lựa chọn duy nhất lien quan tới sự phát triển của nhiều doanh nghiệp.

Thách thức lớn nhất mang yếu tố quyết định tới sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam là việc Chính phủ ứng dụng thương mại điện tử như thế nào dưới các quy định về luật pháp do chính mình đặt ra, ngoài một số các rào cản tạo nên những thách thức đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Những thách thức ngoài chính sách, pháp luật còn là độ tin cậy của hệ thống bao gồm nhà cung cấp ứng dụng, cung cấp đường truyền, khả năng chất lượng của thiết bị đầu cuối… điều này là nhân tố quan trọng trong vấn đề cảm nhận độ an toàn hay mức độ rủi ro mà xã hội chấp nhận được.

Thứ hai là các vấn đề liên quan tới nhân lực và trình độ nhân lực,  các nhà quản lý lập trình hệ thống để đưa ra những sản phẩm thương mại dễ sử dụng, tương tác tố, an toàn và phòng ngừa rủi ro tới mức thấp nhất. Vấn đề nhân sự còn thể hiện ở việc xã hội hóa đào tạo và tự đào tạo trong môi trường công nghệ nói riêng, điều này sẽ được đề cập rõ hơn trong phần thực trạng và giải pháp.

Thứ ba là, về văn hóa đôi khi xã hội thiếu sự tin tưởng vào một vấn đề khi chưa có kiểm chứng thực tế thói quen tiêu dùng, sự e ngại trong tiếp cận công nghệ mới, sự lo lắng rủi ro và khả năng kiểm soát rủi ro khiến một bộ phận trong xã hội còn dè dặt trong sử dụng thương mại điện tử. Điều này được củng cố và chứng thực bởi các gian lận thương mại qua môi trường điện tử ngày càng tăng về số lượng cũng như giá trị. Đây là vấn đề nhạy cảm cần có khung pháp lý và chế tài răn đe đủ mạnh để tạo sự tin tưởng của xã hội trong vấn đề  thương mại điện tử.

Thứ tư là, chúng ta còn gặp nhiều vướng mắc bởi các rào cản thương mại quốc tế, các rào cản về thuế quan trong thương mại truyền thống, nhưng trong thương mại điện tử có thực tế là một số trang web không chấp nhận các truy cập có xuất xứ từ Việt Nam do lo ngại tính thanh khoản hay lừa đảo. Tất nhiên, mấu chốt của vấn đề là việc xây dựng mối quan hệ giữa bên cung cấp hàng hóa và bên tiêu thụ hàng hóa, trong thương mại điện tử, mối quan hệ này thường diễn ra trên trang Web của doanh nghiệp với những nội dung và có thể tìm kiếm một cách thuận tiện. Nội dung trang Web của daonh nghiệp luôn phải được cập nhật, chăm sóc và có nhiều bài viết mang tính chuyên nghiệp nhằm thu hút độc giả để tự quảng bá hình ảnh người thăm quan Web. Điều này ngoài một số doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực tài chính, văn phòng luật, báo chí… thì đa phần doanh nghiệp vừa và nhỏ không chú trọng, chưa quan tâm tới nội dung, hình thức, cập nhật và đặc biệt chưa có nhân viên chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Điều đó khiến cho một bộ phận lớn khách hàng tiềm năng tìm kiếm thị trường từ các tổ chức, cá nhân khác.

Thách thức cho sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nơi mà ở đó sử dụng tới 60-70% lực lượng lao động của xã hội. Chính các doanh nghiệp thuộc nhóm này có khả năng thay đổi công nghệ mới nhanh hơn các công ty lớn, tính linh động cao nên cạnh tranh tốt và có nhu cầu phát triển để tồn tại. Đầu những năm 2000, các chuyên gia hay đề cập tới những điểm hạn chế của thương mại điện tử gồm vấn đề an ninh, mức độ rủi ro, trình độ khai thác, mô hình kinh doanh, rào cản văn hóa, sự hạn hẹp về đối tượng, gian lận thương mại…nhưng quan trọng nhất vẫn là chính sách chưa đồng bộ, chưa có được những chuẩn mực quốc tế.

Tuy nhiên, ngày nay các chuyên gia nhận diện nhu cầu phát triển thương mại điện tử dưới những thách thức khác. Trước hết là năng lực tiếp cận của mỗi doanh nghiệp, thứ hai là vai trò tiên phong của chính phủ trong việc ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực công, cuối cùng là kỹ năng xây dựng chiến lược phát triển thương mại điện tử hợp lý cho mỗi doanh nghiệp dựa trên những điểm đặc thù.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Thương mại điện tử là gì? Khái niệm về thương mại điện tử[/message]

Cả ba thách thức này phải được giải quyết thì mới đạt được kết quả tốt nhất. Không phải tất cả các doanh nghiệp hay ngành kinh tế có cùng năng lực tiếp nhận thương mại điện tử giống nhau vào cùng thời điểm và với cùng phương cách như nhau.

Thực tế cho thấy rằng các ngành có mối quan hệ mật thiết với thông tin và công nghệ thông tin có điều kiện triển khai thương mại điện tử dễ dàng hơn. Đó là các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, giáo dục, tư vấn và nhất là dịch vụ công từ hành chính đến thuế vụ, từ đấu thầu đến mua sắm công. Trong lĩnh vực sản xuất, các nhà máy công nghiệp nặng và các nhà sản xuất hàng hóa dễ vỡ hay dễ thay đổi giá lại tập trung thương mại điện tử vào dây chuyền tiếp liệu và hệ thống phân phối, song song với việc sẵn sàng điều chỉnh chất lượng và kiểu dáng đáp ứng nhu cầu cạnh tranh.

Nền tảng của môi trường kinh doanh là tập quán văn hóa, thói quen thương mại và hệ thống pháp luật nhà nước. Hiện nay, Chính Phủ nhận thấy rằng phát huy thương mại điện tử là nhu cầu của mỗi quốc gia nhằm góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế bền vững và sự ổn định của thị trường chống lại các biến động giá đột ngột do thiếu thông tin hoặc bị đầu cơ. Thách thức hiện tại là chính phủ có điều chỉnh hệ thống luật kịp thời để đáp ứng yêu cầu môi trường kinh doanh của xã hội cũng như các dịch vụ mà Chính phủ cung cấp qua phát triển chính phủ điện tử.

Sự thách thức này căn bản dựa trên ba luận điểm: Chính Phủ là người mua sắm lớn nhất, là nhà cung cấp dịch vụ nhiều nhất và là người có quyền thay đổi các luật lệ thương mại. Trong thập kỷ trước các chính phủ Romania, Philippines, Chile, Nga… đã đi đầu trong vai trò ứng dụng thương mại điện tử. Một số Chính Phủ khác tập trung vào cải cách hành chính để thực hiện chính phủ điện tử song song với việc thúc đẩy thương mại điện tử . Thành công nhất trong các nước lân cận Việt Nam là Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore. Ở đó mọi việc mua sắm công và các dịch vụ công đều được thực hiện trực tuyến. Chữ ký số không chỉ được khuyến khích mà còn là quy định trong mọi giao dịch nhà nước.

Thách thức của thương mại điện tử

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?