Thực hiện triệt để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nhằm quản lý nợ xấu

Hoạt động kinh doanh

Thực hiện triệt để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nhằm quản lý nợ xấu

Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam góp phần Thực hiện triệt để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nhằm quản lý nợ xấu

Với một nền kinh tế nhỏ như Việt Nam, số lượng ngân hàng đang hoạt động hiện nay được xem là quá nhiều. Số liệu từ NHNN cho thấy, tính đến 2011, Việt Nam có 5 NHTM NN hoặc phần lớn sở hữu là nhà nước; 1 ngân hàng chính sách xã hội; 1 ngân hàng phát triển; 37 NHTM cổ phần; 48 chi nhánh ngân hàng nước ngoài (NHNNg); 5 ngân hàng liên doanh; 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 48 văn phòng đại diện NHNNg; 18 công ty tài chính và 12 công ty cho thuê tài chính. Trong đó, số lượng các ngân hàng quy mô nhỏ tăng nhanh đã dẫn đến sự yếu kém của hệ thống ngành ngân hàng.

Hoạt động ngân hàng tự nó đã chứa đựng rất nhiều rủi ro và khi những rủi ro đó tích tụ, trở nên quá lớn do tác động của các yếu tố bên ngoài như bất ổn kinh tế vĩ mô, khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản lao dốc hay do các yếu tố bên trong như quản trị rủi ro bất cập, quy trình tín dụng không hoàn chỉnh, đầu tư mạo hiểm, trình độ năng lực và đạo đức của đội ngũ không đáp ứng yêu cầu… thì ngân hàng sẽ không thể tránh khỏi đổ vỡ nếu không được cơ cấu lại.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Phát triển công nghệ ngân hàng nhằm quản lý nợ xấu[/message]

Cho đến nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đối mặt với những rủi ro ngày một gia tăng, nổi bật là:

– Rủi ro tín dụng: Để đáp ứng nhu cầu rất lớn về đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khi nguồn vốn lại dựa chủ yếu vào hệ thống ngân hàng nên tổng tín dụng cho nền kinh tế đã tăng rất nhanh, thậm chí đã có hiện tượng “tín dụng nóng” khi tốc độ tăng tổng tín dụng hằng năm thường xuyên trên dưới 30%, thậm chí có năm lên tới trên 50% như năm 2007. Khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, khi người vay nợ gặp khó khăn thì RRTD sẽ gia tăng, nhất là khi ngân hàng quá dễ dãi trong việc cấp tín dụng cho vay và không thực hiện trích lập DPRR tín dụng đầy đủ. Hơn nữa, do sự hấp dẫn của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán trong thời gian vừa qua, nhiều NHTM đã tập trung quá nhiều vốn cho những thị trường đầy rủi ro này, góp phần không nhỏ vào thổi phồng “bong bóng” bất động sản (BðS) và chứng khoán. Khi thị trường BðS và chứng khoán đảo chiều đi xuống thì rủi ro tín dụng sẽ tăng cao. Mặt khác, do một số NHTM mới thành lập nên mặc dù quy mô vốn không lớn song vẫn cần tăng nhanh quy mô tín dụng để quy mô tài sản có phù hợp với quy mô vốn, đồng thời đáp ứng yêu cầu lợi nhuận của cổ đông cũng như thỏa mãn tham vọng nhanh chóng vươn lên bằng các NHTM có quy mô lớn hơn. Trong điều kiện đó, một số NHTM đã bất chấp các quy tắc về an toàn vốn, về quản trị rủi ro để đạt tốc độ tăng tín dụng tới hàng chục phần trăm mỗi năm, kể cả tín dụng cho những lĩnh vực rủi ro cao. Khi NHNN quyết định thắt chặt tín dụng cho BðS, chứng khoán và tiêu dùng xuống mức 22% tổng tín dụng vào giữa năm 2011 và mức 16% vào cuối năm 2011 thì RRTD của những NHTM này tăng vọt. Bên cạnh đó, chính vì sự dễ dãi của một số NHTM trong cấp tín dụng nên rủi ro đạo đức do sử dụng vốn sai mục đích cũng tăng cao. Hậu quả là tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng mạnh.

– Rủi ro thanh khoản: Do một số NHTM có tốc độ tăng dư nợ tín dụng quá cao trong khi quy mô vốn còn hạn chế nên tính thanh khoản của những NHTM này xuống thấp, thậm chí có những thời điểm mất tính thanh khoản. Hậu quả là để đảm bảo tính thanh khoản, trong năm 2011, một số NHTM đã phải chấp nhận lãi suất trên thị trường liên ngân hàng lên tới 20-30%/năm, thậm chí trên 40%/năm bất chấp lãi suất tái chiết khấu do NHNN công bố chỉ là 13%/năm. Có những giai đoạn NHNN đã phải bơm ròng đến hàng chục nghìn tỷ VND trên thị trường mở và thị trường liên ngân hàng để bảo đảm thanh khoản cho toàn hệ thống. Rủi ro thanh khoản còn đi đôi với rủi ro kỳ hạn khi tuyệt đại đa số vốn huy động có kỳ hạn ngắn, thậm chí rất ngắn, song các NHTM lại cấp tín dụng ở tất cả các kỳ hạn với một tỷ lệ không nhỏ dành cho vay trung và dài hạn.

– Rủi ro lãi suất và tỷ giá hối đoái: Những bất ổn kinh tế vĩ mô, đặc biệt là lạm phát cao và những chính sách thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát đã đặt hệ thống NHTM trước những rủi ro rất lớn về lãi suất. Những biến động lớn, đột ngột về lãi suất, cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay cùng với những biện pháp điều hành lãi suất còn mang nặng tính hành chính đã khiến cho các NHTM thường xuyên trong trạng thái đối phó, khi thì chạy đua tăng lãi suất huy động, khi lại giữ lãi suất cho vay ở mức rất cao để phòng ngừa biến động lãi suất, hiện tượng “vượt trần, phá rào, hai lãi suất” diễn ra
tương đối phổ biến làm giảm hiệu lực của các chính sách tiền tệ, đồng thời làm suy giảm đạo đức kinh doanh của không ít cán bộ quản lý cũng như cán bộ tác nghiệp trong hệ thống ngân hàng… do đó hoạt động của không ít NHTM rất bấp bênh, chênh vênh giữa trạng thái lãi – lỗ, kỷ luật kinh doanh không được tuân thủ triệt để, tạo ra những kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng. Bên cạnh đó, do tình trạng đô-la hóa chậm được khắc phục với tổng tiền gửi ngoại tệ vẫn chiếm trên 20% tổng tiền gửi, thậm chí còn phát sinh thêm tình trạng vàng hóa với cả trăm tấn vàng được các NHTM huy động song không được sử dụng có hiệu quả nên các NHTM Việt Nam còn phải đương đầu với rủi ro tỷ giá hối đoái và cả rủi ro giá vàng. Chỉ trong 10 tháng đầu năm 2011, tỷ giá hối đoái VND/USD đã tăng trên 10%, trong khi do chênh lệch lãi suất giữa cho vay VND và USD tới trên 10%/năm nên tín dụng ngoại tệ đã tăng rất nhanh trong thời gian qua. Cũng trong thời gian đó, giá vàng cũng đã tăng tới 25%, có thời điểm lên tới hơn 49 triệu VND/lượng. Những biến động đó đã tác động rất mạnh tới mức độ an toàn của cả tài sản Có và tài sản Nợ của các NHTM.

Tóm lại, cần thiết phải tái cơ cấu hệ thống ngân hàng để khắc phục những yếu kém tồn tại trong hệ thống, nhằm lành mạnh hóa, đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn. Muốn vậy, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng phải được đặt trong một chương trình tổng thể với những nguyên tắc nhất quán, có những hình thức, lộ trình cơ cấu một cách cụ thể, khả thi, đồng thời gắn bó chặt chẽ với chương trình cơ cấu lại nền kinh tế, đặc biệt là cơ cấu lại các doanh nghiệp và cơ cấu lại đầu tư.

Vào đầu tháng 3/2012, thủ tướng đã ký quyết định 254 phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015. Trọng tâm của đề án là các giải pháp tập trung xử lý các TCTD yếu kém, trên cơ sở phân nhóm đã và đang được NHNN thực hiện.

Trước hết, cần phải bảo đảm khả năng chi trả của các TCTD yếu kém qua việc tập trung hỗ trợ thanh khoản; trong đó NHNN sẽ tái cấp vốn trên cơ sở các hồ sơ tín dụng có chất lượng tốt với mức tối đa tương đương với mức vốn điều lệ của tổ chức đó. Các TCTD yếu kém sẽ phải chịu sự giám sát đặc biệt một cách chặt chẽ, toàn diện của NHNN về quản trị, điều hành, tài chính và hoạt động. NHTM NN và NHTM CP lành mạnh sẽ mua lại các tài sản và khoản nợ có chất lượng tốt của TCTD thiếu thanh khoản để thanh toán các nghĩa vụ nợ đến hạn.

Với những trường hợp cần thiết, NHNN sẽ đặt vào diện kiểm soát đặc biệt. Đáng chú ý là việc chia cổ tức, lợi nhuận của tổ chức đó cũng sẽ bị hạn chế, kể cả việc chuyển nhượng cổ phần, vốn góp và tài sản. Cùng với đó là giảm dư nợ tín dụng và hạn chế mở rộng quy mô hoạt động; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành…

Sau khi áp dụng các biện pháp đảm bảo khả năng chi trả, TCTD yếu kém được sáp nhập, hợp nhất, mua lại trên cơ sở tự nguyện. Nếu không thực hiện một cách tự nguyện, NHNN sẽ áp dụng các biện pháp sáp nhập, hợp nhất, mua lại trên cơ sở bắt buộc. NHNN sẽ trực tiếp mua lại vốn điều lệ hoặc cổ phần của TCTD yếu kém để chấn chỉnh, củng cố, lành mạnh hóa một bước, sau đó sáp nhập, hợp nhất với TCTD khác hoặc bán lại cho các nhà đầu tư có điều kiện. Chính phủ cũng yêu cầu xây dựng văn bản pháp lý quy định cụ thể việc NHNN tham gia mua lại cổ phần, vốn góp phục vụ cho hướng xử lý này.

Bên cạnh đó cần nhấn mạnh việc xem xét, cho phép TCTD nước ngoài mua lại, sáp nhập TCTD yếu kém của Việt Nam và tiến tới tăng giới hạn sở hữu cổ phần của TCTD nước ngoài tại các NHTM CP yếu kém được cơ cấu lại.

Trong những năm qua, nhiều nhà đầu tư nước ngoài có ý định đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng Việt Nam đều bị giới hạn về tỷ lệ sở hữu cổ phần dành cho nước ngoài (tối đa 30% vốn điều lệ). Và một cổ đông chiến lược nước ngoài cũng chỉ được nắm không quá 20% cổ phần của một ngân hàng trong nước. Việc tăng giới hạn sẽ là một nút mở cho các TCTD nước ngoài bởi, thay vì thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài, các ngân hàng nước ngoài có thể chọn chiến lược đầu tư vào các ngân hàng nhỏ. Với kinh nghiệm quản trị, công nghệ tiên tiến và hỗ trợ vốn từ tập đoàn mẹ, cộng với mạng lưới có sẵn của các ngân hàng trong nước, các TCTD nước ngoài hoàn toàn có thể xoay chuyển tình thế để biến các ngân hàng này thành các ngân hàng hoạt động hiệu quả.

Điều mà các nhà đầu tư quan tâm nhất hiện nay là liệu họ có được nắm giữ tỷ lệ sở hữu cổ phần ở mức mà qua đó, có thể nắm được quyền điều hành các tổ chức này hay không. Bởi một khi nắm được quyền điều hành, ngân hàng nước ngoài mới có thể cải tổ được ngân hàng đó. Bởi vậy, NHNN cần nhanh chóng thay thế Nghị định 69/2007/Nð-CP quy định về tổ chức nước ngoài góp vốn, mua cổ phần. Nghị định này khi ban hành sẽ tạo khuôn khổ hành lang pháp lý rõ ràng cho nhà đầu tư, tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn vào các TCTD ở Việt Nam.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy không dễ dàng gì để kêu gọi được nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các ngân hàng yếu. Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn thiếu sự tin tưởng đối với các NHTM Việt Nam vì lẽ, một trong các vấn đề lớn nhất hiện nay của các ngân hàng yếu chính là nợ xấu. Khi mua phải các ngân hàng mà cách hoạt động kinh doanh và hệ thống quản lý… không phù hợp với ngân hàng mẹ, ảnh hưởng đến uy tín ngân hàng mẹ thì sẽ không dễ để tái cấu trúc. Bởi vậy việc đầu tiên cần làm là phải tăng cường tính minh bạch tài chính của các ngân hàng để các TCTD nước ngoài
có thể hiểu rõ tình hình sức khỏe của từng ngân hàng và cảm thấy an tâm hơn khi đầu tư.

Thực hiện triệt để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nhằm quản lý nợ xấu

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?