Xây dựng hệ thống thanh tra giám sát các ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế quản lý nợ xấu

Tình hình nghiên cứu dịch vụ thanh toán thẻ

Xây dựng hệ thống thanh tra giám sát các ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm quản lý nợ xấu

Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam góp phần xây dựng hệ thống thanh tra giám sát các ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm quản lý nợ xấu

Theo hiệp ước Basel, NHTW đóng vai trò là cơ quan giám sát ngân hàng và giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định cho hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng, bao gồm cả mạng lưới ngân hàng trong nước, các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài cũng như ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Vì vậy, NHNN được quyền chủ động rất lớn, bao gồm chủ động trong việc đưa ra quy định chi tiết cho toàn hệ thống, cấp phép hoặc ngừng cấp phép cho mỗi ngân hàng, đồng thời có quyền ra phán quyết tối cao đối với TCTD khi phát hiện những sai phạm so với nội dung cấp phép. Để đảm nhiệm được trách nhiệm nặng nề này, trong thời gian tới cần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra kiểm soát và giám sát ngân hàng của NHNN Việt Nam. Cụ thể như sau:

Thứ nhất: Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra NHNN theo ngành dọc từ trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN. Hiện nay, việc thành lập cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng đã được xây dựng trên cơ sở sáp nhập 4 bộ phận là vụ các ngân hàng, vụ các TCTD hợp tác, thanh tra ngân hàng và trung tâm phòng chống rửa tiền. Đồng thời, quy tắc giám sát của bộ máy thanh tra cần dựa trên cơ sở ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả họat động ngân hàng của ủy ban Basel đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra.

Thứ hai: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tham gia các hiệp ước, thoả thuận quốc tế về giám sát ngân hàng và an toàn hệ thống tài chính. Tăng cường trao đổi thông tin với các cơ quan giám sát ngân hàng nước ngoài.

Thứ ba: Phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát đủ về số lượng và có trình độ nghiệp vụ cao, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, được trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật, quản lý và các công cụ thực thi nhiệm vụ;

Thứ tư: Xây dựng và triển khai khuôn khổ quy trình và phương pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở tổng hợp và rủi ro. Xây dựng hệ thống giám sát rủi ro trong hoạt động ngân hàng, nhằm tăng khả năng cảnh báo sớm đối với các TCTD có vấn đề và các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động ngân hàng. Hiện nay, các thanh tra viên có thể sử dụng báo cáo theo tiêu chuẩn giám sát của Mỹ : CAMELS để tiến hành xếp hạng cho từng ngân hàng dựa trên sự đánh giá của 6 cấu phần: C – Mức đảm bảo vốn, A- Chất lượng tài sản có, M – Khả năng quản lý, E – Thu nhập, L – Mức độ thanh khoản, S – Độ nhạy cảm rủi ro. Hoặc có thể sử dụng báo cáo theo tiêu chuẩn giám sát của Nhật Bản: FIRST bao gồm 10 yếu tố: Quản lý kinh doanh – Tuân thủ pháp luật – Quản lý bảo vệ khách hàng – Quản lý rủi ro toàn diện – Quản lý vốn – Quản lý RRTD – Quản lý tài sản – Quản lý rủi ro thị trường – Quản lý rủi ro thanh khoản – Quản lý rủi ro hoạt động.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện giám sát ngân hàng theo phương pháp giám sát CAMELS hiện nay của NHNN được đánh giá là phù hợp với mức độ phát triển của các hoạt động ngân hàng và hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn này. Phương pháp giám sát CAMELS là phương pháp giám sát có sự đổi mới và phát triển cao hơn so với phương pháp giám sát tuân thủ mà NHNN Việt Nam đã thực hiện. Nhưng bên cạnh đó, phương pháp này vẫn đảm bảo tính kế thừa từ những nội dung giám sát, tổ chức giám sát và thói quen giám sát của NHNN Việt Nam. Do vậy, với số lượng ngân hàng hiện tại thì phương pháp giám sát CAMELS cũng không tạo ra sức ép công việc quá lớn đối với các cán bộ thanh tra giám sát nếu so với việc thực hiện phương pháp giám sát dựa trên rủi ro.
Thứ năm: Thiết lập hệ thống các quy định, quy trình và sổ tay hướng dẫn trên cơ sở rủi ro, đồng thời tiến hành đánh giá tổng quan công tác thanh tra, giám sát của ngân hàng theo 25 nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel.

Theo sự đánh giá Ernst & Young thì hoạt động giám sát của NHNN Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 6 trong tổng số 25 nguyên tắc giám sát của Basel. Các nguyên tắc giám sát mà NHNN Việt Nam đã đáp ứng là những nguyên tắc liên quan đến hoạt động giám sát đối với việc chuyển đổi quyền sở hữu của NHTM (nguyên tắc 4), các cuộc sáp nhập lớn của các NHTM (nguyên tắc 5), tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn tối thiểu (nguyên tắc 6), giới hạn tín dụng đối với khách hàng lớn (nguyên tắc 10), rủi ro thanh khoản (nguyên tắc 14) và kiểm toán, kiểm soát nội bộ của NHTM (nguyên tắc 17).

Bên cạnh đó, NHNN Việt Nam đang có những xúc tiến nhằm đạt được yêu cầu của 13 nguyên tắc nữa. Trong số đó có 10 nguyên tắc là những nguyên tắc liên quan đến việc xây dựng hệ thống giám sát dựa trên rủi ro của NHTW. Theo dự kiến, từ nay đến 2015, NHNN Việt Nam sẽ tiến hành các bước nhằm triển khai thực hiện hoạt động giám sát dựa trên rủi ro liên quan đến:

– Quy trình quản trị rủi ro tín dụng (nguyên tắc 7)

– Rủi ro tín dụng (nguyên tắc 8)

– Các tài sản vấn đề, dự trữ, dự phòng (nguyên tắc 9)

– Rủi ro chuyển đổi và rủi ro chính trị (nguyên tắc 12)

– Rủi ro thị trường (nguyên tắc 13)

– Rủi ro hoạt động (nguyên tắc 15)

– Rủi ro lãi suất (nguyên tắc 16)

– Thực hiện yêu cầu và kết luận thanh tra giám sát (nguyên tắc 23)

– Giám sát tổng thể (nguyên tắc 24)

– Phối hợp giám sát trong và ngoài nước (nguyên tắc 25)

Bên cạnh các nội dung giám sát dựa trên rủi ro, NHNN Việt Nam cũng cần đặt mục tiêu xây dựng phương pháp và kỹ thuật giám sát theo những thông lệ quốc tế do Basel đưa ra (nguyên tắc 19 và 20). Một nguyên tắc cuối cùng mà NHNN Việt Nam cũng cần tiến hành đó là nguyên tắc liên quan đến hoạt động chống rửa tiền thông qua các dịch vụ tài chính ngân hàng, nội dung này có thể coi như nguy cơ rủi ro đối với các dịch vụ tài chính của NHTM (nguyên tắc 18). Tuy nhiên, vấn đề này đòi hỏi sự tham gia phối hợp của các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý và các NHTM, cũng như sự thống nhất trong triển khai thực hiện.

Cuối cùng là 6 nguyên tắc giám sát của Basel mà NHNN Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa đáp ứng được, và cần tiếp tục được làm rõ trong hoạt động giám sát. Đầu tiên là nguyên tắc liên quan đến thông tin báo cáo giám sát (nguyên tắc 21). Điều này có thể phải phụ thuộc vào kết quả của dự án xây dựng hệ thống thông tin quản lý tài chính đang được tiến hành. 5 nguyên tắc tiếp theo dường như là khó đạt được đối với NHNN Việt Nam hiện tại bởi vì nó đòi hỏi:

– NHNN Việt Nam phải có thêm quyền lực trong việc cổ phần hóa các NHTM NN và trong hoạt động cấp hoặc rút giấy phép hoạt động của các TCTD (nguyên tắc 1, 2, 3)

– Cần có một cơ quan giám sát tập trung ở cấp trung ương với quyền điều hành và xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành (nguyên tắc 11)

– Dự thảo hoặc chỉnh sửa luật liên quan đến các vấn đề công bố thông tin, bảo mật thông tin và thống nhất chế độ kế toán (nguyên tắc 22)

Nhìn chung, nhiều cơ quan quản lý và giám sát ngân hàng ở các nước đang phát triển đã thực hiện chuẩn mực vốn của Hiệp ước Basel I và sẵn sàng triển khai hoàn toàn Basel II trước năm 2010. Trong khi đó, hiện nay ở Việt Nam mới thực hiện theo Basel I về RRTD và tính đến hết năm 2010 mới thực hiện được một phần các nguyên tắc giám sát của Basle II. Như vậy, NHNN Việt Nam cần gấp rút nhanh chóng hoàn thiện các điều kiện cần thiết để áp dụng đầy đủ các nguyên tắc về giám sát hoạt động ngân hàng theo khuyến nghị của Basel II.

Nhằm đáp ứng được những chuẩn mực khắt khe liên quan đến quy trình quản trị rủi ro theo Hiệp ước Basel như đã luận bàn ở trên, cần phải có sự giám sát phối hợp, chặt chẽ giữa chính phủ, NHNN Việt Nam, bộ tài chính, tổ chức bảo hiểm tiền gửi và ủy ban chứng khoán nhà nước. Điều này được thực hiện thông qua việc xây dựng cơ chế giám sát phối hợp cũng như cơ chế trao đổi thông tin liên tục. Bởi vì theo kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển, đối với những hồ sơ về rủi ro cộng với cấu trúc tổ chức phức tạp của các tổ chức tài chính, một cơ chế giám sát phối hợp từ nhiều đơn vị luôn hiệu quả hơn là sự giám sát rải rác và đơn lẻ. Đồng thời, cơ chế này cũng hỗ trợ việc gắn kết trong hoạt động của các tổ chức tài chính nói chung và các NHTM nói riêng. Khi có được sự phối hợp đồng bộ, thông tin được tiếp cận nhanh hơn và những rủi ro có thể xảy ra cũng dễ dàng được nhận biết. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý, hỗ trợ kịp thời, tránh để dẫn đến những cuộc khủng hoảng quy mô lớn xuất phát từ hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, chính sách phối hợp này cũng giúp các NHTM giảm thiểu thời gian xử lý rủi ro.

Xây dựng hệ thống thanh tra giám sát các ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế quản lý nợ xấu

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?