Thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối là thị trường quốc tế trong đó đồng tiền quốc gia này có thể đổi lấy đồng tiền của quốc gia khác. Tỷ giá hối đoái được xác định dựa vào cung – cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.

Thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối (Forex, FX, hoặc thị trường tiền tệ) là một thị trường phi tập trung toàn cầu cho việc trao đổi các loại tiền tệ. Những người tham gia chính trong thị trường này là các ngân hàng quốc tế lớn. Các trung tâm tài chính khắp thế giới giữ chức năng như các neo của trao đổi giữa một loạt các loại người mua và người bán khác nhau suốt ngày đêm, ngoại trừ những ngày cuối tuần. EBS và Reuters’ dealing 3000 là hai nền tảng trao đổi FX liên ngân hàng chính. Thị trường ngoại hối xác định giá trị tương đối của các tiền tệ khác nhau.

Thị trường ngoại hối hỗ trợ thương mại và đầu tư quốc tế bằng cách cho phép chuyển đổi tiền tệ. Ví dụ, nó cho phép một doanh nghiệp tại Hoa Kỳ nhập khẩu hàng hóa từ các nước thành viên Liên minh châu Âu, đặc biệt là các thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu, và trả bằng đồng Euro, mặc dù thu nhập của doanh nghiệp đó là bằng đôla Mỹ. Nó cũng hỗ trợ đầu cơ trực tiếp trong giá trị của các tiền tệ, và carry trade, một dạng đầu cơ dựa trên sự chênh lệch lãi suất giữa hai loại tiền tệ.[2]

Trong một nghiệp vụ ngoại hối thông thường, một bên mua một lượng của một loại tiền tệ này bằng cách trả một lượng của một loại tiền tệ khác. Thị trường ngoại hối hiện đại bắt đầu hình thành trong thập niên 1970 sau ba thập kỷ của những hạn chế chính phủ đối với các nghiệp vụ ngoại hối (hệ thống quản lý tiền tệ Bretton Woods đã thiết lập các quy tắc cho quan hệ thương mại và tài chính giữa các quốc gia công nghiệp lớn trên thế giới sau chiến tranh thế giới II), khi các quốc gia dần dần chuyển sang chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi từ chế độ tỷ giá hối đoái trước đó, được cố định theo hệ thống Bretton Woods.

Thị trường ngoại hối là độc đáo vì những đặc điểm sau:

+ Khối lượng giao dịch khổng lồ của nó đại diện cho các lớp tài sản lớn nhất thế giới dẫn đến tính thanh khoản cao;

+ Phân tán địa lý của nó;

+ Hoạt động liên tục

+ Sự đa dạng của các yếu tố có ảnh hưởng đến các tỷ giá hối đoái;

+ Các biên của lợi nhuận tương đối là thấp so với các thị trường thu nhập cố định khác;

+ Sử dụng đòn bẩy để tăng các biên lợi nhuận và tổn thất và đối với quy mô tài khoản.

  • Cầu về tiền trên thị trường ngoại hối

Có cầu về tiền của nước A trên thị trường ngoại hối khi dân cư từ các nước khác mua các sảnh phẩm được sản xuất ra tại nước A. Một nước xuất khẩu càng nhiều thì cầu đối với đồng tiền nước đó càng lớn trên thị trường ngoại hối.

Đường cầu về một loại tiền là hàm của tỷ giá hối đoái của nó dốc xuống phía bên phải, điều này cho thấy nếu tỷ giá hối đoái càng cao thì hàng hoá của nước ấy càng trở lên đắt hơn đối với những người nước ngoài và ít hàng hoá xuất khẩu hơn.

  • Cung về tiền trên thị trường ngoại hối

Để nhân dân nước A mua được các sản phẩm sản xuất ra ở nước B họ phải mua một lượng tiền đủ lớn của nước B, bằng việc dùng tiền nước A để trả. Lượng tiền này của nước A khi ấy bước vào thị trường quốc tế.

Đường cung về tiền là một hàm của tỷ giá hối đoái của nó, dốc lên trên về phía phải. Tỷ giá hối đoái càng cao thì hàng hoá nước ngoài càng rẻ và hàng hoá ngoại được nhập khẩu ngày càng nhiều.

Thị trường ngoại hối

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?