Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Tác động của cấu trúc vốn đến kết quả kinh doanh, khả năng sinh lời của doanh nghiệp có thể được tìm hiểu qua tác động của cấu trúc vốn đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE).
Trong thực tế, hầu hết các doanh nghiệp sẽ phải sử dụng vốn vay vì hiếm có doanh nghiệp nào có tiềm lực tài chính đủ mạnh để tài trợ hoạt động kinh doanh hoàn toàn bằng vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp sử dụng vốn vay một mặt để bù đắp thiếu hụt vốn, mặt khác nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay, doanh nghiệp phải trả lãi tiền vay, đây là khoản chi phí tài chính cố định, nếu doanh nghiệp tạo ra được khoản lợi nhuận trước lãi vay và thuế từ vốn vay lớn thì sau khi trả lãi tiền vay và nộp thuế thu nhập, phần lợi nhuận còn lại dôi ra là thuộc chủ sở hữu doanh nghiệp. Cứ mỗi một đồng vốn vay, chủ sở hữu lại được hưởng một phần chênh lệch tương ứng. Trong trường hợp thuận lợi này, càng sử dụng nhiều nợ thì chủ sở hữu càng được hưởng nhiều lợi ích từ việc đi vay. Vì vậy cấu trúc vốn góp phần gia tăng ROE cho chủ sở hữu. Tuy nhiên việc sử dụng nợ không phải lúc nào cũng đưa lại kết quả tích cực cho chủ sở hữu. Trong trường hợp ngược lại, lợi nhuận do một đồng vốn tạo ra nhỏ hơn tiền lãi phải trả cho một đồng vốn vay thì doanh nghiệp sẽ phải lấy một phần lợi nhuận của vốn chủ sở hữu tạo ra để trả lãi vay. Trong trường hợp này, doanh nghiệp càng vay nhiều thì càng làm giảm lợi nhuận vốn chủ sở hữu, theo đó thì ROE cũng giảm.
Có thể nhận thấy những điều trên qua công thức sau:
ROE=NI/E
ROE=((EBIT-I)×(1-t))/E
ROE=([BEP(D+E)-D×i]×(1-t))/E
ROE = [BEP +D/E(BEP-I)]x(1-t)
Với:
NI: Lợi nhuận sau thuế
E: Vốn chủ sở hữu
BEP: Tỷ suất sinh lời của tài sản hay tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh
D: Vốn vay
i: Lãi suất vay vốn
I: Tiền lãi vay phải trả
t: Thuế suất thuế TNDN
Trong công thức trên, (1-t) là một hằng số, do đó tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP), lãi suất vay vốn và mức độ hệ số nợ trên VCSH. Tác động của nợ vay lên ROE thể hiện qua việc so sánh giữa BEP và i.
Có 3 trường hợp xảy ra:
– Trường hợp 1: Nếu BEP > i thì doanh nghiệp càng sử dụng nhiều vốn vay càng gia tăng nhanh được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Trong trường hợp này đòn bẩy tài chính khuyếch đại tăng tỷ suất lợi nhuận VCSH. Tuy nhiên cũng ẩn chứa rủi ro tài chính lớn đối với doanh nghiệp.
– Trường hợp 2: BEP = i thì tỷ suất lợi nhuận VCSH trong tất cả trường hợp không sử dụng vốn vay, sử dụng nhiều vốn vay hoặc ít vốn vay thì ROE luôn độc lập với cấu trúc vốn, chỉ có sự khác nhau về mức độ rủi ro.
– Trường hợp 3: BEP< i: Doanh nghiệp càng sử dụng nhiều vốn vay thì tỷ suất lợi nhuận VCSH càng bị giảm sút nhanh so với không sử dụng vốn vay. Trong trường hợp này, đòn bẩy tài chính khuyếch đại giảm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu và rủi ro tài chính càng lớn.
Như vậy, cấu trúc vốn có thể gây tác động đến ROE theo những chiều hướng khác nhau phụ thuộc vào mối quan hệ giữa BEP và i. Các nhà quản trị doanh nghiệp có thể sử dụng nợ để gia tăng ROE cho doanh nghiệp, chỉ cần một mức thay đổi nhẹ của EBIT có thể dẫn đến sự thay đổi lớn của ROE, vì vậy nợ đóng vai trò như một đòn bẩy để gia tăng ROE. Trong tài chính, người ta gọi đó là đòn bẩy tài chính.
Đòn bẩy tài chính là thể hiện việc sử dụng vốn vay trong nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận cốn chủ sở hữu hay thu nhập trên một cổ phần của công ty. Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính doanh nghiệp được thể hiện ở hệ số nợ, doanh nghiệp có hệ số nợ cao thể hiện doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính ở mức độ cao và ngược lại [11].
Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL) được tính bằng công thức sau :
DEL=EBIT/(EBIT-I)
Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính phản ánh khi lợi nhuận trước lãi vay và thuế tăng lệ hay giảm đi 1% thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu sẽ tăng lên hay giảm đi bao nhiêu phần trăm.
Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Tác động của cấu trúc vốn đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Tác động của cấu trúc vốn đến chi phí sử dụng vốn - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Quản lý hiệu quả vốn tại các Doanh nghiệp nhà nước – từ thực tiễn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của Thành phố Hồ Chí Minh - Download Luận Văn