Tác động của cấu trúc vốn đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp

nợ nước ngoài

Tác động của cấu trúc vốn đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp

Rủi ro tài chính là sự dao động hay tính khả biến tăng thêm của tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hoặc thu nhập trên một cổ phần và làm tăng thêm xác suất mất khả năng thanh toán khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay và các nguồn tài trợ khác có chi phí cố định tài chính.

Việc sử dụng vốn vay tạo ra khả năng cho doanh nghiệp tăng được tỷ suất lợi nhuận VCSH nhưng cũng làm cho tỷ suất lợi nhuận VCSH có thể có mức dao động lớn hơn, có thể làm giảm sút nhanh hơn tỷ suất lợi nhuận VCSH.

Mặt khác, doanh nghiệp sử dụng vốn vay làm nảy sinh nghĩa vụ tài chính phải thanh toán lãi vay cho các chủ nợ bất kể doanh nghiệp đạt được mức độ lợi nhuận trước lãi vay và thuế là bao nhiêu, đồng thời doanh nghiệp phải có nghĩa vụ hoàn trả vốn gốc cho các chủ nợ đúng hạn. Như vậy, việc sử dụng vốn vay đã tiềm ẩn những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình kinh doanh, hay có thể nói rằng cấu trúc vốn có ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp [11].

[message type=success]Xem thêm: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp[/message]

Rủi ro tài chính của doanh nghiệp khi sử dụng nợ vay được xem xét trên hai khía cạnh:

– Nợ vay làm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) của doanh nghiệp dao động lớn hơn

Như đã phân tích ở trên, khi BEP nhỏ hơn chi phí vay vốn thì sẽ làm tăng ROE cho chủ sở hữu nhưng nếu BEP lớn hơn chi phí vay vốn thì sẽ làm ROE giảm sút nhanh hơn.

Do đó, việc sử dụng đòn bẩy tài chính khiến ROE dao động rất lớn, nếu lợi thì lợi rất nhiều nhưng nếu hại thì cũng rất hại. Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính là một trong các thước đo đánh giá mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính càng lớn thì rủi ro tài chính càng cao và ngược lại.

– Nợ vay làm tăng thêm xác suất mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Khả năng thanh toán là khả năng doanh nghiệp có thể trả được các khoản nợ khi đến hạn. Nó là khả năng chuyển đổi các tài sản thành tiền, khả năng tạo tiền từ các hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản nợ đến hạn. Khả năng thanh toán có mối quan hệ chặt chẽ với mô hình tài trợ mà doanh nghiệp sử dụng.

Doanh nghiệp có thể sử dụng 1 trong 3 mô hình tài trợ:

Mô hình thứ nhất là toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Mô hình này đảm bảo nguyên tắc cân bằng về tài chính cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ an toàn cao hơn.

Mô hình thứ hai là toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một phần TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, một phần TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Sử dụng mô hình này thì khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao nhưng doanh nghiệp phải sử dụng nhiều khoản vay trung và dài hạn nên doanh nghiệp phải trả chi phí nhiều hơn, làm ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận VCSH, lại làm rủi ro tài chính của doanh nghiệp tăng.

Mô hình tài trợ thứ ba: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, một phần TSLĐ thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Mô hình này có chi phí sử dụng vốn được giảm bớt, tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro về thanh toán cao hơn hẳn so với hai mô hình trên, vì TSCĐ chưa khấu hao hết hoặc các khoản đầu tư dài hạn chưa kịp tạo ra lợi nhuận mà đã đến hạn trả nợ thì doanh nghiệp buộc phải hoãn trả nợ hoặc vay nợ mới để trả nợ cũ, doanh nghiệp dễ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản. Điều này đặc biệt đúng với các doanh nghiệp sản xuất có tốc độ luân chuyển vốn chậm, như ngành xây dựng.

Có thể thông qua việc xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC) để đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp.

NWC = Tổng nguồn vốn thường xuyên của DN Tài sản dài hạn

(Trong đó, Tổng nguồn vốn thường xuyên của DN = Nợ dài hạn + VCSH)

Hoặc NWC = TS ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

Có các trường hợp sau:

– NWC <0: Mô hình này có chi phí sử dụng vốn thấp nhưng rủi ro trong thanh khoản cao vì doanh nghiệp dùng 1 phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn.

– NWC = 0: Áp dụng mô hình này giúp hạn chế rủi ro trong thanh toán nhưng tính linh hoạt trong tổ chức sử dụng vốn lại kém.

– NWC >0: Mô hình này làm tăng chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp nhưng lại làm tăng khả năng thanh toán, rủi ro tài chính thấp. Nhưng trong trường hợp NWC >0 và tăng liên tục do thanh lý, nhượng bán TSCĐ làm giảm qui mô TSCĐ thì chưa thể kết luận về tính an toàn và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Tác động của cấu trúc vốn đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?