Sự cần thiết tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp
Tái cấu trúc tài chính là một yêu cầu cần thiết nhằm tạo sự thay đổi căn bản về cấu trúc tài chính trong quá trình hoạt động của một doanh nghiệp. Việc tái cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp thường xuất phát từ các lý do sau:
– Thứ nhất: Tái cấu trúc tài chính để cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận và tăng mức sinh lời cho chủ sở hữu. Tái cấu trúc tài chính có thể bao gồm việc phân tích, đánh giá các chi phí liên quan đến từng hoạt động của doanh nghiệp và tìm cách cắt giảm chi phí và tăng lợi nhuận.
Việc tái cấu trúc tài chính sẽ làm cho cơ cấu vốn trở lên phù hợp, khái thác có hiệu quả vốn đầu tư, hạn chế vốn nhàn rỗi, khai thác được lợi thế của đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính trong quá trình hoạt động.
– Thứ hai: Tái cấu trúc tài chính để giảm thiểu rủi ro tài chính, rủi ro kinh doanh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường, khi hoạt động doanh nghiệp sẽ đối mặt với những nguy cơ rủi ro kinh doanh được tạo ra từ chính sách đầu tư và cơ cấu tài sản đầu tư, đồng thời đối mặt với nguy cơ rủi ro tài chính được tao ra bởi chính sách huy động vốn và cơ cấu nguồn vốn.
Chính vì vậy, nếu nhận thấy mức độ rủi ro quá cao sẽ khiến cho doanh nghiệp phải quyết định thực hiện tái cấu trúc để giảm bớt mức độ rủi ro cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
[message type=”e.g. information, success, attention, warning”]Xem thêm: Khái niệm tái cấu trúc tài chính[/message]– Thứ ba: Tái cấu trúc tài chính nhằm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể trong mối quan hệ với doanh nghiệp, đồng thời hài hòa lợi ích trước mắt cũng như lâu dài. Thông thường, việc phân phối lợi nhuận không hợp lý sẽ gây xung đột lợi ích giữa các chủ thể như xung đột giữa cổ đông và chủ nợ, giữa cổ đông và người lao động, giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ…
Khi đó, hoạt động tái cấu trúc sẽ điều chỉnh mối quan hệ lợi ích giữa các bên nhằm hài hòa lợi ích, giảm thiểu những xung đột ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.
– Thứ tư: Tái cấu trúc tài chính để duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Trong một số trường hợp, cơ cấu lại tài chính là một chiến lược cần thiết để duy trì hoạt động của doanh nghiệp.
Điều này đặc biệt đúng khi doanh số kinh doanh suy giảm và công ty không còn tạo ra lợi nhuận kỳ vọng và doanh nghiệp cần thực hiện tái cấu trúc tài chính để thay đổi tình trạng này.
– Thứ năm: Tái cấu trúc để vượt qua khó khăn trong kinh doanh. Tái cấu trúc tài chính cũng có thể cần thiết cho những trường hợp doanh nghiệp giảm doanh số bán hàng do sự khó khăn của nền kinh tế. Trong trường hợp này tái cấu trúc tài chính là biện pháp giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động qua thời điểm khó khăn.
Việc cắt giảm chi phí có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức như gộp nhóm các phòng ban lại, cắt giảm nhân sự, rút gọn quy mô sản xuất… Với hình thức tái cấu trúc tài chính này doanh nghiệp tập trung vào sự tồn tại trong một thị trường khó khăn hơn là mở rộng công ty để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Tất cả các doanh nghiệp phải chú ý đến vấn đề tài chính để duy trì hoạt động và hy vọng phát triển theo thời gian. Từ quan điểm này, tái cấu trúc tài chính có thể được xem như là một công cụ giúp cho các công ty sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực tài chính sẵn có và do đó tạo ra giá trị doanh nghiệp cao nhất có thể trong môi trường kinh doanh hiện đại và hội nhập.
Sự cần thiết tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT