Mục tiêu của tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp

Mục đích và đối tượng của báo cáo tài chính

Mục tiêu của tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp

Xuất phát từ khái niệm nêu trên có thể đưa ra các mục tiêu của hoạt động tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp đó là:

– Tái cấu trúc nhằm tạo ra một cơ cấu sở hữu vốn trong doanh nghiệp một cách đa dạng, khai thác được thế mạnh và tiềm năng của các chủ sở hữu vốn, phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp.

– Tái cấu trúc nhằm thiết lập một cơ cấu nguồn vốn mục tiêu cho doanh nghiệp theo hướng khai thác được lợi thế từ việc sử dụng đòn bẩy tài chính, đồng thời kiểm soát được mức độ rủi ro. Nói cách khác là tạo ra cơ cấu nguồn vốn dẫn đến tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, đồng thời tối thiểu hóa rủi ro, phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu tài chính có thể được thực hiện như một phương tiện loại bỏ “tạp chất” khỏi các hoạt động của công ty. Ví dụ, khi tái cấu trúc doanh nghiệp có thể thấy rằng hai phòng ban của công ty thực hiện các chức năng liên quan và trong một số trường hợp có sự chồng chéo. Thay vì tiếp tục sử dụng các nguồn lực tài chính để hỗ trợ hoạt động của cả hai phòng ban, công ty sẽ kết hợp hai phòng đó lại thành một. Điều này giúp giảm chi phí mà không làm suy yếu khả năng của công ty và vẫn đạt được cùng một kết quả thực hiện công việc. Một số trường hợp điển hình dẫn đến nhu cầu tái cấu trúc tài chính có thể thấy như sau:

– Tái cấu trúc tài chính để duy trì hoạt động của doanh nghiệp

Trong một số trường hợp, cơ cấu lại tài chính là một chiến lược cần thiết để duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Điều này đặc biệt đúng khi doanh số kinh doanh suy giảm và công ty không còn tạo ra lợi nhuận kỳ vọng và doanh nghiệp cần thực hiện tái cấu trúc tài chính để thay đổi tình trạng này.

–  Tái cấu trúc tài chính để cắt giảm chi phí và tăng lợi nhuận:

Tái cấu trúc tài chính có thể bao gồm việc phân tích, đánh giá các chi phí liên quan đến từng hoạt động của doanh nghiệp và tìm cách cắt giảm chi phí và tăng lợi nhuận ròng. Việc tái cơ cấu cũng có thể bao gồm đóng cửa các chi nhánh hoạt động không hiệu quả hoặc các cơ sở sản xuất các sản phẩm đã lỗi thời.

[message type=”e.g. information, success, attention, warning”]Xem thêm: Khái niệm tái cấu trúc tài chính[/message]

–  Tái cấu trúc tài chính để vượt qua khó khăn

Tái cấu trúc tài chính cũng có thể cần thiết cho những trường hợp doanh nghiệp giảm doanh số bán hàng do sự khó khăn của nền kinh tế. Trong trường hợp này tái cấu trúc tài chính là biện pháp giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động để vượt qua thời điểm khó khăn.

– Tái cấu trúc tài chính để đáp ứng phù hợp với các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp:

Ở bất kỳ doanh nghiệp nào, sự ổn định và lành mạnh về tài chính luôn giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định và tăng trưởng hoạt động SXKD. Việc tái cấu trúc tài chính đảm bảo cho các doanh nghiệp thích nghi được với nhu cầu phát triển mới trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đầy biến động.

Cấu trúc tài chính tối ưu luôn là cái đích mà các doanh nghiệp hướng tới để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp và kiểm soát được rủi ro.

Mục tiêu của tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?